Xây dựng Hòa Bình tham gia xây dựng 5 dự án tại Mỹ

Hòa Bình Group Xây dựng
20:57 - 09/02/2023
Ông Lê Viết Hải và đại điện Keystone ký kết hợp tác. Ảnh: Hoà Bình Group
Ông Lê Viết Hải và đại điện Keystone ký kết hợp tác. Ảnh: Hoà Bình Group
0:00 / 0:00
0:00
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) vừa ký kết hợp tác với công ty Keystone về việc cùng nhau xây dựng và phát triển dự án tại thị trường Mỹ.

Theo thỏa thuận hợp tác, liên danh Hòa Bình - Keystone sẽ cùng xây dựng 5 dự án mà Keystone đầu tư phát triển tại hai bang California và Oregon trong thời gian tới. Đồng thời, hai bên sẽ cùng hợp tác và phát triển tiếp những dự án xây dựng tại Mỹ, không chỉ ở lĩnh vực nhà ở mà còn đẩy mạnh cả mảng thương mại, công nghiệp.

Việc hợp tác cũng đặt ra mục tiêu dài hạn đưa liên doanh Hòa Bình – Keystone có một lộ trình phát triển, đưa ra các giải pháp mở rộng quy mô xây dựng dự án toàn cầu.

Theo giới thiệu, Keystone có trụ sở tại Califonia với hơn 20 năm kinh nghiệm, cung cấp 4 sản phẩm, dịch vụ cốt lõi gồm: Phát triển bất động sản, xây dựng khu dân cư, thương mại, đầu tư tài chính và quản lý tài sản.

Mục tiêu doanh thu 13 tỷ USD tại thị trường nước ngoài

Tiến ra nước ngoài là khát vọng của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HBC từ lâu. Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Mekong ASEAN, ông Hải nêu quan điểm, Việt Nam phải mở một con đường thênh thang, rộng mở hơn cho ngành xây dựng, phải đưa nguồn lực dư thừa hiện nay ra nước ngoài.

Theo nghiên cứu riêng của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình thì ở các nước phát triển, giá thành xây dựng đang gấp 3 đến 8 lần so với Việt Nam. Một m2 xây dựng thông thường ở nước ta dưới 500 USD trong khi các nước là từ 1.500 USD đến 4.000 USD/m2.

Ở các nước phát triển, giới trẻ hầu hết không thích làm việc trong ngành xây dựng và bình quân thế giới chỉ có 3.000 kỹ sư xây dựng trên một triệu dân trong khi đó Việt Nam có đến 9.000 kỹ sư xây dựng/1 triệu dân. Như vậy có thể thấy, Việt Nam có lượng nhân lực chính yếu trong ngành xây dựng lên đến gấp 3 lần mức trung bình của thế giới. Đây là một lợi thế rất quan trọng nhưng nếu không biết khai thác thì lại là gánh nặng khi nhu cầu xây dựng mới đạt mức bão hoà.

Bên cạnh đó, về vật liệu xây dựng, giá trị xuất khẩu xi măng và clinker Việt Nam đã đứng đầu thế giới từ năm 2017. Nhiều loại vật liệu xây dựng của Việt Nam sản xuất được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ từ năm 2019 của Việt Nam đứng đầu trên thế giới. Đây là cơ sở hết sức quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh có tính chiến lược trên thị trường xây dựng thế giới.

“Nhiều tập đoàn xây dựng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong thời gian sau Covid đã phải mời Hòa Bình tham gia thi công xây dựng các dự án của họ ở nước ngoài. Điều đó cho thấy rõ hơn nhu cầu của thị trường nước ngoài và và cơ hội Việt Nam thay thế nhiều nước khác trong việc xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp (dịch vụ tổng thầu) là rất thuận lợi”, ông Hải cho biết.

Ông Hải chia sẻ thêm, Tập đoàn Hoà Bình đã chuẩn bị cho chiến lược “xuất khẩu xây dựng” từ cách đây 12 năm. Do những biến động không thuận lợi những năm qua nên kế hoạch còn gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên công ty vẫn sẽ kiên định với mục tiêu này.

Nằm trong kế hoạch chiến lược 10 năm 2022 – 2032, mục tiêu doanh thu đối với thị trường quốc tế đến năm 2032 của Hoà Bình là 13 tỷ USD. Năm 2022, công ty đã thành lập Tiểu ban thị trường nước ngoài để đẩy nhanh tiến độ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.