qc-phu-my

Xây dựng vùng nuôi an toàn để xuất khẩu thủy sản đạt 7,8 tỷ USD năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ vào năm 2025, tự chủ nguồn nguyên liệu trong nước, xây dựng vùng nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.

Xây dựng vùng nuôi an toàn để xuất khẩu thủy sản đạt 7,8 tỷ USD năm 2025

Mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7 triệu tấn vào năm 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 985/QĐ-TTg ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030. Với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản; đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phấn đấu đến năm 2030 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7 triệu tấn/năm, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2025, chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4,0%/năm.

Đặt mục tiêu chủ động sản xuất, cung ứng được trên 50% nhu cầu tôm sú bố mẹ và trên 25% nhu cầu tôm thẻ chân trắng bố mẹ, trên 70% nhu cầu cá tra bố mẹ chọn giống; chủ động sản xuất, cung ứng đủ con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 30 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 30% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

Xây dựng, phát triển các vùng nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm

Về phát triển nuôi trồng thủy sản, đối với tôm nước lợ, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất để tiết kiệm nước, nhiên liệu, thân thiện môi trường, hướng tới không sử dụng kháng sinh trong sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Đồng thời, nuôi có chứng nhận, nuôi theo hướng giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm sử dụng vật liệu nhựa gây tác hại đến môi trường sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường.

Đa dạng hóa các phương thức nuôi theo điều kiện từng vùng và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển nuôi tôm ở các vùng đất bị nhiễm mặn, vùng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Ưu tiên phát triển các hình thức nuôi có kiểm soát nhiệt độ trong mùa đông đối với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế; ưu tiên phát triển các hình thức nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn, nuôi hữu cơ, nuôi tôm – lúa. Tiếp tục phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch của địa phương đối với các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ.

Đối với cá tra, tiếp tục phát triển nuôi cá tra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Thực hiện kiểm soát chặt chẽ điều kiện cơ sở nuôi theo các quy định hiện hành, khuyến khích mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn để tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu thị trường tiêu thụ; khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi mới, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và công nghệ xử lý nước thải, bùn thải để bảo vệ môi trường.

Đối với cá nước lạnh, tiếp tục mở rộng quy mô nuôi cá nước lạnh tại các vùng có tiềm năng, phù hợp ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số địa phương khác có nguồn nước phù hợp.

Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường, tạo ra sản lượng lớn, chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm từ cá nước lạnh (trứng cá muối, cá xông khói…) để nâng cao giá trị sản phẩm...

Về kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng, phát triển các vùng nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện giám sát dư lượng hóa chất, thuốc, kháng sinh; xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật và yêu cầu thị trường.

Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.

Tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm

Nội dung khác của Chương trình là phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản.

Cần phát triển sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp với từng đối tượng nuôi, hình thức, điều kiện nuôi theo hướng giảm phụ thuộc vào bột cá; tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và bảo vệ môi trường.

Phát triển sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, phù hợp với mỗi hình thức, đối tượng nuôi. Cùng với đó, phát triển sản xuất sản phẩm thuốc thú y thủy sản thân thiện với môi trường, từng bước thay thế thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu mới, máy móc thiết bị theo hướng an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản; xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn, phương pháp thử để kiểm soát, đánh giá, giám định, kiểm định chất lượng vật tư thủy sản.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở sản xuất vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ trong nước để chủ động sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản.

Theo Tổng Cục Thống kê, nuôi trồng thủy sản đang tăng trưởng tích cực do nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi tăng.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng thủy sản thu hoạch đạt 5.003,1 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 3.612 nghìn tấn, tăng 1,6%; tôm đạt 650 nghìn tấn, tăng 9%; thủy sản khác đạt 741 nghìn tấn, tăng gần 1%.

Hoạt động chế biến và xuất khẩu cá tra có nhiều điều kiện thuận lợi và tiếp tục đạt kết quả khả quan. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt 6,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021.

Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2022, tôm, cá tra và cá ngừ là 3 mặt hàng xuất khẩu đạt tỷ trọng lớn nhất, lần lượt đạt 2,3 tỷ USD; 1,4 tỷ USD và 553 triệu USD.

Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Bên cạnh những lợi thế về thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đối mặt với những khó khăn nhất định tại thị trường Malaysia, bao gồm vấn đề về chứng chỉ Halal, về văn hóa tiêu dùng và áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác...
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, đứng sau là Mỹ, Hà Lan, Iraq...
Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa đưa ra hai kịch bản giá cà phê trong bối cảnh dự kiến La Nina có thể thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam.
Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Tổng thương mại hàng hóa của Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,7%, lên mức 1,158 nghìn tỷ RM (tương đương khoảng 250 tỷ USD).
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm trong quý 3

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm trong quý 3

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến 15/6/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 295 triệu USD, tăng 19% YoY.
Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Theo VASEP, năm 2024 ngành tôm của Việt Nam khó đạt được mục tiêu 4 tỷ USD khi trong nửa đầu năm mới chỉ mang về khoảng 1,6 tỷ USD kim ngạch.
Bộ Công Thương kỳ vọng thương mại Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6%

Bộ Công Thương kỳ vọng thương mại Việt Nam năm 2024 có thể tăng 6%

Sáng 2/7, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Đây là thông tin được ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 2/7 tại Hàn Quốc.
Hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu được nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

Hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu được nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 4,4 tỷ USD để nhập khẩu 5,54 triệu tấn xăng dầu.
Xuất khẩu nông sản đạt gần 13 tỷ USD trong nửa đầu 2024

Xuất khẩu nông sản đạt gần 13 tỷ USD trong nửa đầu 2024

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 12,9 tỷ USD, trong đó có 4 mặt hàng mang về kim ngạch tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt gần 10 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt gần 10 tỷ USD năm 2024

Theo VASEP, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt gần 10 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu 3,8 tỷ USD trong quý 2/2024

Việt Nam xuất siêu 3,8 tỷ USD trong quý 2/2024

Quý 2/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 190 tỷ USD, cán cân thương mại trong quý này nghiêng về phía xuất siêu với 3,8 tỷ USD.
GDP quý 2/2024 tăng 6,93%, tình hình doanh nghiệp ngày càng khởi sắc

GDP quý 2/2024 tăng 6,93%, tình hình doanh nghiệp ngày càng khởi sắc

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Con số này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý 2/2022 trong giai đoạn 2020-2024.
Chứng chỉ Halal - giấy thông hành đặc biệt cho doanh nghiệp xuất khẩu

Chứng chỉ Halal - giấy thông hành đặc biệt cho doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh các thị trường trọng điểm của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, khu vực tiêu thụ thực phẩm Halal đang nổi lên là một thị trường có tiềm năng mở ra không gian tăng trưởng mới cho kim ngạch xuất khẩu.
Đa dạng hóa để doanh nghiệp Việt 'lấn sâu' vào ASEAN

Đa dạng hóa để doanh nghiệp Việt 'lấn sâu' vào ASEAN

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra thế giới đạt 354 tỷ USD, tuy nhiên thị trường ASEAN lại chỉ chiếm 9,2% tỷ trọng. Nếu so với tiềm năng thị trường, con số này chưa thực sự tương xứng.
5 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

5 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

5 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc & Hong Kong, Thái Lan, EU là các thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam.
Cà Mau: Từ con tôm đến ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Từ con tôm đến ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau – vùng đất cực Nam Tổ quốc nổi tiếng với sản phẩm tôm và cũng đóng vai trò chủ lực trong ngành này của Việt Nam. Cùng nỗ lực chung, tỉnh không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vị thế con tôm Cà Mau trên trường quốc tế.
Độc đáo ngành kinh tế sen tại Đồng Tháp

Độc đáo ngành kinh tế sen tại Đồng Tháp

Để phát huy giá trị kinh tế sen, Đồng Tháp đang xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể và dài hơi hơn cho cây sen, từ đó phát huy tối đa giá trị cây sen trên lĩnh vực văn hóa lẫn kinh tế và hòa nhập với xu hướng phát triển chung của sen quốc tế.
Quảng bá hàng hóa Việt tại Aeon Nhật Bản 2024

Quảng bá hàng hóa Việt tại Aeon Nhật Bản 2024

Từ ngày 20 – 23/6, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bản và Tập đoàn Aeon tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Aeon Nhật Bản năm 2024 với chủ đề “Ẩm thực đường phố Việt Nam tại Aeon”.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 5 tháng

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất trong 5 tháng

Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn, Vạn Đức Tiền Giang, Nam Việt, Thủy sản Biển Đông, IDI là những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất.
Xuất khẩu tôm có thể tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu tôm có thể tiếp đà tăng trưởng

Theo VASEP, tính đến hết quý 2/2024, giá trị xuất khẩu tôm có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tồn kho giảm bớt, giá xuất khẩu khả quan, nhu cầu tích cực hơn từ các thị trường chính.
Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế với Vương quốc Anh

Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế với Vương quốc Anh

Việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực này; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Vương quốc Anh.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng gấp 1,5 lần trong hai năm

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng gấp 1,5 lần trong hai năm

Cá ngừ đóng hộp đang cho thấy sự phát triển vượt bậc trong bức tranh xuất khẩu cá ngừ, ghi nhận tăng tới 51% về kim ngạch trong giai đoạn năm 2021-2023.
Liên kết để tạo đột phá kinh tế cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Liên kết để tạo đột phá kinh tế cho vùng Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng hiện là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với nhiều tiềm năng cùng thách thức đan xen. Do đó, để kinh tế vùng tạo sự đột phá cần nhiều hơn tính liên kết, từ các vùng đến chuỗi sản xuất.
Triển lãm quốc tế ngành nhựa và cao su thu hút hơn 200 đơn vị tham gia

Triển lãm quốc tế ngành nhựa và cao su thu hút hơn 200 đơn vị tham gia

Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành nhựa và cao su (HanoiPlas 2024) khai mạc sáng 5/6 tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 200 nhà triển lãm đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ.
72% lượng gạo nhập khẩu của Philippines đến từ Việt Nam

72% lượng gạo nhập khẩu của Philippines đến từ Việt Nam

Tính đến ngày 23/5, Philippines nhập khẩu 1,44 triệu tấn gạo từ Philippines, tương ứng chiếm 72,9% tổng lượng nhập gạo của quốc gia này.
Cải thiện logistics để mở rộng thị trường cho rau quả Việt Nam

Cải thiện logistics để mở rộng thị trường cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu ngành rau quả Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng cũng đang đối diện vô vàn khó khăn, trong đó, sự ổn định về chất lượng, sản lượng và chi phí logistics cao đang cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vào thị trường nước ngoài.
Việt Nam – Lào đẩy mạnh hợp tác giám sát thị trường

Việt Nam – Lào đẩy mạnh hợp tác giám sát thị trường

Theo Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam – Lào trong lĩnh vực quản lý thị trường là nền tảng để cơ quan chức năng hai nước phối hợp trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong kinh doanh, thương mại.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng

Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá hình ảnh sản phẩm địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu của vùng sẽ diễn ra vào ngày 31/5.
Cơ hội tham gia ngành điện tử tiêu dùng bằng nhà máy tiêu chuẩn xanh

Cơ hội tham gia ngành điện tử tiêu dùng bằng nhà máy tiêu chuẩn xanh

Ngành điện tử luôn đóng vai trò quan trọng trong bức tranh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và đã mở ra cơ hội lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào giá trị chuỗi giá trị toàn cầu.
Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD nửa đầu tháng 5

Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD nửa đầu tháng 5

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5/2024 (1/5 – 15/5) tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất của Việt Nam đạt 17,2 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tăng trở lại sau 2 tháng sụt giảm liên tiếp

Xuất khẩu cá tra tăng trở lại sau 2 tháng sụt giảm liên tiếp

Theo VASEP, với mức tăng 14% trong tháng 4/2024, xuất khẩu cá tra đã tăng trở lại sau hai tháng liên tiếp sụt giảm.
Hàng không và du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Kazakhstan

Hàng không và du lịch là điểm sáng trong hợp tác Việt Nam - Kazakhstan

Theo Phó Chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thanh Hùng, hàng không và du lịch có thể nói là điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại, du lịch giữa Việt Nam - Kazakhstan.
Dệt may TCM hoàn thành 1/2 mục tiêu lợi nhuận sau 4 tháng

Dệt may TCM hoàn thành 1/2 mục tiêu lợi nhuận sau 4 tháng

Khác với tình hình khó khăn của năm ngoái, dệt may TCM đã có nhiều khởi sắc trở lại khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng tích cực.
Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2023 với nhiều nét nổi bật

Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2023 với nhiều nét nổi bật

Sáng 16/5, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023”.
Sắp công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023”

Sắp công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023”

Lễ công bố “Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023” sẽ diễn ra vào sáng 16/5 trong khuôn khổ Hội thảo ‘Ứng dụng công nghệ để phát triển thương mại điện tử và logistics hiện đại, bền vững’ do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức.
Xem thêm