Bảo mật thông tin cá nhân trên các cổng dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế

Theo khảo sát, có 59/63 cổng thông tin điện tử và 60/63 cổng dịch vụ công trực tuyến trên cả nước chưa công bố chính sách về quyền riêng tư - một dạng thỏa thuận điện tử thiết lập trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước chủ thể dữ liệu là người dân.

'Lỗ hổng' bảo mật thông tin cá nhân trên các cổng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: UNDP Việt Nam.
'Lỗ hổng' bảo mật thông tin cá nhân trên các cổng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: UNDP Việt Nam.

Đây là thông tin được chia sẻ tại tọa đàm chuyên đề “Đánh giá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác với người dân của chính quyền địa phương” do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp với tổ chức ngày 28/6.

Công tác bảo mật dữ liệu cá nhân ở dịch vụ công địa phương còn hạn chế

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã làm được một khối lượng công việc khổng lồ khi xây dựng được cơ sở dữ liệu định danh cá nhân của toàn bộ người dân Việt Nam.

Đây chính là nền tảng để các dịch vụ công được thực hiện trực tuyến và mọi người dân được hưởng lợi khi không phải đi lại trực tiếp tại các cơ sở chính quyền, giảm chi phí, thời gian, chính quyền minh bạch hơn.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: UNDP Việt Nam.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: UNDP Việt Nam.

“Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, chính quyền phải thu thập rất nhiều dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người dân. Làm thế nào nhận diện được rủi ro? Giảm thiểu được rủi ro nếu lỡ xảy ra? Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số nói chung và trong các nền tảng tương tác giữa chính quyền với người dân nói riêng sẽ giúp củng cố niềm tin của người dân và thúc đẩy họ tham gia quá trình chuyển đổi số”, ông Thanh nêu ý kiến.

Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam hoan nghênh Chính phủ và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến. “Dịch Covid-19 khiến người dân tương tác trên môi trường số nhiều hơn, tuy vậy, kết quả khảo sát hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam (PAPI) trong hai năm 2020 và 2021 cho thấy mới chỉ có 3,5% số người được hỏi cho biết họ đã sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia,” ông Haverman cho biết.

Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: UNDP Việt Nam.
Ông Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: UNDP Việt Nam.

Cùng quan điểm với ông Thanh, ông Haverman nhấn mạnh thực hành tốt về bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân trong khu vực công là một trong những yếu tố then chốt để tạo dựng niềm tin của người dân về dịch vụ công trực tuyến.

“Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy, để chuyển đổi số thành công, phải bảo đảm các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc, bao gồm: Công bằng và hợp pháp trong xử lý dữ liệu cá nhân; Làm rõ mục đích thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân; Tương xứng và cần thiết; Lưu trữ dữ liệu cá nhân; Minh bạch; Trách nhiệm giải trình,” ông Haverman nói.

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, có tới 59/63 cổng thông tin điện tử và 60/63 cổng dịch vụ công trực tuyến chưa công bố chính sách về quyền riêng tư - một dạng thỏa thuận điện tử thiết lập trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trước chủ thể dữ liệu là người dân, là căn cứ để người dân bảo vệ các quyền đối với dữ liệu của họ khi có sự cố hay tranh chấp xảy ra.

Nhóm nghiên cứu cũng cũng chỉ ra rằng, phần lớn các địa phương chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Không có địa phương nào thực hiện tốt việc bảo vệ dữ liệu cá nhân nói chung trên các nền tảng khác nhau, mà chỉ có một số cách làm tốt ở một số khía cạnh cụ thể.

Chỉ có 4/63 cổng thông tin điện tử và 3/63 cổng dịch vụ công trực tuyến có đăng tải văn bản đề cập chính sách bảo vệ quyền riêng tư của mình (thường được gọi là Quy chế). Trong số 50 tỉnh, thành phố có vận hành ứng dụng thông minh để tương tác với công dân, 32 địa phương có đăng tải chính sách bảo vệ quyền riêng tư do yêu cầu của Google Play và Apple Store phải làm như vậy đối với ứng dụng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các chính sách, công cụ liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân trên cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng thông minh của các tỉnh, thành phố còn mang tính tự phát, mà chưa xuất phát từ nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư của công dân. Các địa phương chú ý nhiều đến các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật của dữ liệu; phòng chống các mối nguy cơ, rủi ro đối với an ninh mạng hơn là tính riêng tư của dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người sử dụng ba nền tảng tương tác nêu trên.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, có thể dễ dàng tiếp cận trực tuyến các văn bản của chính quyền địa phương về an toàn thông tin, tuy nhiên 59 cổng thông tin điện tử và 60 cổng dịch vụ công trực tuyến không thể tìm thấy văn bản nào về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Không chỉ thế, hầu như các nền tảng hiện thời chỉ yêu cầu người dùng khẳng định thông tin họ cung cấp là chính xác, nhưng lại không có công cụ để người dùng lựa chọn để bảo vệ quyền riêng tư.

Hơn thế nữa, không một chính sách, nền tảng nào nói trên đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật liên quan đến quyền riêng tư trên môi trường số theo 17 chỉ tiêu nhỏ mà báo cáo này đánh giá, cũng như theo 6 nguyên tắc của LHQ về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư như đã đề cập ở trên.

Đặc biệt, trừ một trường hợp của ứng dụng thông minh tỉnh Hậu Giang, hầu hết các văn bản về chính sách quyền riêng tư trên các Cổng và ứng dụng thông minh đều không xác định rõ mối quan hệ pháp lý giữa cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính với người sử dụng các ứng dụng và các Cổng.

Do không xác định rõ chủ thể quản lý dữ liệu, trách nhiệm pháp lý đối với dữ liệu cá nhân bị lẫn lộn giữa “cơ quan chủ quản” (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố), “cơ quan/đơn vị vận hành” (Sở Thông tin – Truyền thông) và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng nền tảng. Chỉ có 1 trong số 39 chính sách về quyền riêng tư được rà soát nêu rõ UBND tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm đối với việc thu thập, lưu trữ dữ liệu cá nhân qua các cổng dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng thông minh; còn Sở TTTT là cơ quan thay mặt UBND vận hành, xử lý dữ liệu trên các nền tảng này.

Thực trạng này đáng lưu ý ở chỗ, nó không chỉ tạo ra khoảng trống về trách nhiệm đối với thông tin cá nhân thu thập qua các nền tảng nói trên, mà còn không rõ căn cứ để xác định chủ thể chịu trách nhiệm và xem xét trách nhiệm lưu trữ, quản lý, sử dụng, chia sẻ khối dữ liệu khổng lồ sau khi đã được thu thập từ người dùng qua các nền tảng tương tác của chính quyền địa phương.

Ở mức độ tổng quan, nếu đặt việc bảo vệ quyền riêng tư trong toàn bộ quá trình tương tác của chính quyền địa phương với công dân trên môi trường số, có thể nói, các yếu tố đầu vào như cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng nói riêng, và quyền riêng tư của người dân nói chung cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Đặc biệt, kết quả đầu ra gồm mức độ bảo vệ dữ liệu cá nhân và đáp ứng quyền riêng tư của người dân còn chưa được như mục tiêu mong muốn đã đề ra trong Hiến pháp năm 2013, Luật số 86/2015/QH13 về an toàn thông tin mạng, Luật số 67/2006/QH11 về công nghệ thông tin, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó còn có Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, và Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ thông tin cá nhân và các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Yếu tố quan trọng tạo dựng niềm tin của người dân vào chính phủ số

Từ các kết quả nêu trên, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị phù hợp về mặt chính sách, pháp luật và thực thi pháp luật đối với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương nhằm cải thiện việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng tương tác giữa chính quyền và người dân.

Do vậy, trong ngắn hạn, cần thường xuyên đánh giá việc thực thi các quyền đối với dữ liệu cá nhân của người dân trên các nền tảng tương tác giữa chính quyền địa phương với người dân. Đồng thời, cần bổ sung các tiêu chí đánh giá bảo vệ dữ liệu cá nhân vào Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia (DTI). Bên cạnh đó, Bộ Thông tin - Truyền thông cần xây dựng hướng dẫn quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong khu vực công và ban hành quy chế mẫu về chính sách quyền riêng tư cho các nền tảng trực tuyến.

Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương, ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng bảo vệ dữ liệu cá nhân là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của người dân vào chính quyền điện tử.

Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại tọa đàm. Nguồn: UNDP Việt Nam.
Ông Nguyễn Dương Anh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại tọa đàm. Nguồn: UNDP Việt Nam.

“Ví dụ, ứng dụng phản ánh hiện trường - một thành phần của ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh (Hue-S) - đã tiếp nhận hơn 50.000 phản ánh của người dân từ năm 2021 đến nay. Kết quả này là nhờ chúng tôi bảo mật tuyệt đối thông tin về người phản ánh theo quy chế vận hành, khai thác dữ liệu cá nhân tỉnh đã ban hành”, ông Nguyễn Dương Anh nói.

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Ngày 15/10, Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử do Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc tế, Hà Nội.
Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả.
Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Chiến lược hạ tầng số vừa được phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu trung bình mỗi người dân có một định danh số, mỗi người dân có một kết nối Internet Vạn vật (IoT)...
Bộ Công an nói về đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu

Bộ Công an nói về đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu

Bộ Công an đang xây dựng dự án Luật Dữ liệu với quy định đáng chú ý là đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu. Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/10, báo chí đã đặt câu hỏi với đại diện Bộ Công an về vấn đề này.
Vì sao có tình trạng nhiều việc nhỏ vẫn cần phải trình lên tận cấp Trung ương?

Vì sao có tình trạng nhiều việc nhỏ vẫn cần phải trình lên tận cấp Trung ương?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, thực tế một số luật chuyên ngành đang đưa thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ vào một số vấn đề cụ thể nên dẫn đến tình trạng có việc nhỏ vẫn đưa lên cấp cao để thông qua. Vấn đề này đang được Bộ Nội vụ nghiên cứu để làm rõ.
Mở rộng thí điệm tích hợp sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp trên VNeID

Mở rộng thí điệm tích hợp sổ sức khỏe điện tử, lý lịch tư pháp trên VNeID

Việc triển khai sổ sức khỏe điện tử và phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, xã hội, giúp tiết kiệm hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: NIC là đối tác tin cậy của Google, Meta, Nvidia...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: NIC là đối tác tin cậy của Google, Meta, Nvidia...

Sáng 1/10 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC).
Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM

Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP HCM là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đây cũng là trung tâm C4IR thứ 2 tại Đông Nam Á (sau Malaysia) và thứ 19 trên thế giới trong mạng lưới của WEF.
Việt Nam vươn lên nhóm nước có chỉ số chính phủ điện tử ở mức rất cao

Việt Nam vươn lên nhóm nước có chỉ số chính phủ điện tử ở mức rất cao

Ở lần đánh giá năm nay của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tăng 15 bậc về chỉ số chính phủ điện tử (EGDI).
Đổi mới sáng tạo quyết định sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo quyết định sự thịnh vượng của doanh nghiệp

Sáng 9/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư họp báo công bố chương trình lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.
Thủ tướng: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia

Thủ tướng: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia

Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của Đà Nẵng đạt cao nhất cả nước

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của Đà Nẵng đạt cao nhất cả nước

Đây là thông tin được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết tại Hội nghị chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tổ chức sáng 31/8 tại Đà Nẵng.
FPT khởi công trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Quy Nhơn

FPT khởi công trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Quy Nhơn

Ngày 18/8 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, dự án trung tâm trí tuệ nhân tạo và đô thị phụ trợ có quy mô 93,24 ha với tổng vốn đầu tư 4.362 tỷ đồng được động thổ khởi công.
Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 805/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Gần 14 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Gần 14 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp thứ 5 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, diễn ra ngày 31/7.
Nửa năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 2 triệu tỷ đồng

Nửa năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 2 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được nêu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, diễn ra ngày 29/7.
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Ngày 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Đề xuất thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia

Đề xuất thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia

Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập Quỹ Đầu tư, hỗ trợ đổi mới sáng tạo quốc gia.
Hàn Quốc thành lập liên minh sản xuất tự động sử dụng AI

Hàn Quốc thành lập liên minh sản xuất tự động sử dụng AI

Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố thành lập liên minh sản xuất tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tờ Business Korea đưa tin ngày 23/7.
Hải Dương: Huyện Thanh Hà tập huấn kiến thức chuyển đổi số

Hải Dương: Huyện Thanh Hà tập huấn kiến thức chuyển đổi số

Nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng cấp huyện, xã, thị trấn và thôn, chiều 17/7, UBND huyện Thanh Hà phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số năm 2024.
Công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên toàn quốc

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố 103 nền tảng số do các bộ, ngành triển khai trên quy mô toàn quốc để địa phương khai thác, tránh trùng lặp.
Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin cán mốc gần 2 triệu tỷ đồng

Doanh thu lĩnh vực công nghệ thông tin cán mốc gần 2 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp lần thứ 9 trực tuyến với 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06, diễn ra chiều 10/7.
Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Tính đến chiều ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch từ căn cước công dân được 19 triệu tài khoản.
Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Chuyển đổi số là công cụ quan trọng hỗ trợ thực thi công lý

Thủ tướng yêu cầu ngành tư pháp cần tích cực chuyển đổi số, xác định xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

TAND tiết kiệm 100 tỷ đồng nhờ xét xử trực tuyến

Từ đầu năm 2022 đến nay, TAND các cấp phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án, tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.
Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Cải cách hành chính tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ Đề án 06

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, việc triển khai sổ hộ khẩu điện tử thay thế sổ hộ khẩu giấy đạt 150.000 lượt sử dụng hàng ngày, giúp tiết kiệm khoảng 450 tỷ đồng mỗi tháng...
Bộ KH&ĐT: Các dự án đầu tư ngành bán dẫn được ưu đãi cao nhất

Bộ KH&ĐT: Các dự án đầu tư ngành bán dẫn được ưu đãi cao nhất

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng, Thủ tướng yêu cầu báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia, tuân thủ sự điều phối của cơ quan này.
Công bố danh mục sản phẩm phải chứng nhận, công bố hợp quy

Công bố danh mục sản phẩm phải chứng nhận, công bố hợp quy

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Thông tư số 2/2024/TT-BTTTT quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ điều tra dân số

Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ điều tra dân số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 221 ngày 3/4/2024 về việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở ngành và cấp huyện

Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở ngành và cấp huyện

​​Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương tiếp tục là đơn vị dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính với tổng số điểm 92,86 điểm/100 điểm. UBND huyện Nam Sách tiếp tục xếp thứ nhất cấp huyện với tổng số điểm 90,86 điểm.
'Triển khai chuyển đổi IPv6 là việc không thể chậm trễ'

'Triển khai chuyển đổi IPv6 là việc không thể chậm trễ'

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi sang địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 là xu thế chung của toàn cầu, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ mới, chất lượng cao như 5G, 6G, IoT, đô thị thông minh, điện toán đám mây...
Việt Nam có nhiều cơ hội trong ứng dụng AI, điện toán đám mây và thiết kế chip

Việt Nam có nhiều cơ hội trong ứng dụng AI, điện toán đám mây và thiết kế chip

Các chuyên gia Trường Đại học Harvard Kennedy cho rằng Việt Nam cần tận dụng các cơ hội từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, AI để phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như hiện nay.
Xem thêm