Biến chủng Omicron làm chao đảo thị trường toàn cầu

TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
18:23 - 27/11/2021
Biến chủng Omicron làm chao đảo thị trường toàn cầu
0:00 / 0:00
0:00
Biến chủng nCoV mới mang tên Omicron được phát hiện lần đầu tại Nam Phi có khả năng lây nhiễm cực mạnh, đang khiến các thị trường chứng khoán lớn trên toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng khi nhà đầu tư đồng loạt "tháo chạy".

Ngay sau khi biến chủng mới Omnicron (tên gọi của giới chuyên môn là B1.1.529) lan rộng tại Nam Phi, hàng loạt các quốc gia đã vội vã siết chặt biên giới và và cả di chuyển trong nước. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đột biến của biến chủng Omicron này là "rất đáng lo ngại" bởi nếu các virus có số đột biến cao bất thường, chúng sẽ dễ dàng lây lan hơn, thậm chí né tránh miễn dịch và vô hiệu hóa các loại vaccine.

Tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown của Mỹ cho biết, biết chủng Omicron "hành xử rất khác" và "có vẻ có khả năng lây lan còn cao hơn cả biến chủng Delta hiện nay". Tuy nhiên đến nay các nhà khoa học chưa có khẳng định chắc chắn nào về tính chất nguy hiểm của biến chủng mới này.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Omnicron và phản ứng đặc biệt cảnh giác của hàng loạt quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á đang làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng cuối năm. Đặc biệt là trong khi bóng ma của biến chủng Delta vẫn còn đang hoành hành nặng tại nhiều vùng trên thế giới.

Sắc đỏ phủ bóng các thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi biến chủng mới Omnicron lan rộng tại Nam Phi. Ảnh: iNews

Sắc đỏ phủ bóng các thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi biến chủng mới Omnicron lan rộng tại Nam Phi. Ảnh: iNews

Thị trường chao đảo vì Omicron

Thị trường chứng khoán trong thời gian qua dù hoạt động nhộn nhịp và có sự tăng trưởng phục hồi mạnh mẽ, nhưng vẫn chịu sự rung lắc mạnh trước các tác động từ dịch bệnh. Do đó, nỗi lo lắng về Omicron ngay lập tức khiến thị trường toàn cầu từ ngày 26/11 trở nên chao đảo dữ dội, sắc đỏ ghi nhận tràn ngập tại khắp các thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.

Nhà chiến lược Kiran Ganesh từ UBS Global Wealth Management nhận định: "Thị trường ghi nhận lượng bán tháo mạnh là hệ quả của tâm lý lo ngại với thông tin biến chủng mới, bên cạnh đó thị trường cũng đã tăng trưởng khá mạnh với biên độ dao động thấp trong thời gian gần đây. Tuy nhiên hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá biến thể mới sẽ tác động ra sao đốn với thị trường”.

Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 đã đóng cửa với mức giảm 2,3% sau phiên ngày 26/11, trong khi chỉ số Nasdaq cũng giảm 2,2% và các thị trường chứng khoán châu Âu giảm từ 3-5%.

Tại châu Á, thị trường Hong Kong và Nhật Bản dẫn đầu đà giảm của khu vực sau khi có thông tin biến chủng Omnicron đã được phát hiện tại Hong Kong. Trong đó Hang Seng Index chốt phiên mất 2,67%, còn Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 2,53%.

Tại Trung Quốc, Shanghai Composite đóng cửa giảm 0,56%. Shenzhen Composite mất 0,34%. Trong khi đó chỉ số Kospi (Hàn Quốc) đóng cửa thấp hơn 1,47% so với trước đó.

Cú giảm điểm ngày 26/11 tiếp tục kéo chỉ số S&P 500 xuống xa hơn mức cao kỷ lục đạt được vào tuần trước. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp nhiều gián đoạn và tình trạng thiếu hàng hóa, nhân công, các nhà đầu tư đã phản ứng sớm với viễn cảnh giá cả leo thang và lo ngại các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ ngừng kích thích nền kinh tế để kiềm chế lạm phát.

"Đại dịch và các biến chủng vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất với thị trường và có thể tiếp tục gây biến động trong năm tới", Keith Lerner – chiến lược gia thị trường tại Truist Advisory Services nhận định, "Ở thời điểm này, rất khó nói trước biến chủng mới sẽ tác động thế nào đến thị trường và trong bao lâu". Ông cũng không quên nhấn mạnh việc người tiêu dùng và các doanh nghiệp đã rất quen với việc đối mặt với việc siết chặt quy định liên quan tới Covid trong thời gian gần đây.

Các doanh nghiệp dễ tổn thương bởi các lệnh giới hạn di chuyển như nhà sản xuất máy bay Boeing đang chứng kiến cổ phiếu giảm giá mạnh trước sự xuất hiện của biến chủng Omnicron. Với việc một vài quốc gia bao gồm Anh và Pháp nhanh chóng đưa ra các biện pháp giới hạn di chuyển hàng không với Nam Phi và 7 nước châu Phi khác, giá cổ phiếu của các hãng hàng không cũng giảm mạnh. Công ty mẹ của British Airways ghi nhận cổ phiếu mất 15% giá trị trong phiên gần nhất, mức giảm mạnh nhất trong nhóm FTSE 100.

Dòng người tìm cách thoát khỏi Nam Phi bằng các chuyến bay cuối cùng được phép cất cánh hôm 26/11 tại sân bay Johannesburg. Ảnh: AP

Dòng người tìm cách thoát khỏi Nam Phi bằng các chuyến bay cuối cùng được phép cất cánh hôm 26/11 tại sân bay Johannesburg. Ảnh: AP

Nhà đầu tư chạy trốn dịch bệnh

Ngoài cổ phiếu, hàng loạt tài sản khác trên thế giới cũng lao đao. Giá trị hợp đồng tương lai dầu West Texas giao ngay, chỉ số dầu thô quan trọng của Mỹ, giảm hơn 13% xuống mức 68,04 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9.

Giá dầu đặc biệt nhạy cảm với các lệnh giới nghiêm buộc mọi người phải ở nhà, không thể di chuyển. Cú giảm này đến chỉ 3 ngày sau khi Mỹ và 5 quốc gia khác thông báo sẽ đưa ra những biện pháp phối hợp cần thiết để điều chỉnh kho dự trữ dầu nhằm kiểm soát giá dầu.

Với hợp đồng tương lai dầu Brent, chỉ số dầu thô của châu Âu, giá trị của hợp đồng đã giảm 11% xuống mức 73 USD/thùng. Tuy nhiên ông Ganesh từ UBS dự đoán giá dầu Brent sẽ lên mức 90 USD vào tháng 3/2022 do lo ngại dịch hiện tại chỉ là nhất thời.

Nhu cầu với những trái phiếu chính phủ tương đối an toàn đang tăng cao, đẩy giá của tài sản này lên cũng như hạ mức lãi suất trái phiếu. Lãi suất 10 năm của trái phiếu chính phủ Mỹ giảm 0,15 điểm phần trăm, xuống mức 1,48%/năm, cú giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020. Lãi suất trái phiếu chính phủ Đức cũng giảm 0,09 điểm phần trăm xuống mức âm 0,34%/năm.

Đọc tiếp