Bộ Chính trị ra Nghị quyết về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Bộ Chính trị ra Nghị quyết về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Công nghiệp sinh học từng bước được hình thành; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất, thương mại hoá sản phẩm công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực với quy mô lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu về công nghệ sinh học tăng cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ. Một số lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học lạc hậu so với khu vực và thế giới.

Công nghiệp sinh học chưa trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của không ít cấp uỷ, chính quyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học chưa đầy đủ. Cơ chế, chính sách chưa phù hợp, thiếu hấp dẫn để thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mối liên kết giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa hiệu quả, còn lỏng lẻo.

Cần thiết phát triển công nghệ sinh học để phục vụ phát triển đất nước

Bộ chính trị cho rằng, phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới, là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế,

Cần tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trọng điểm, cơ bản, nhất là tận dụng ưu thế về đa dạng sinh học để phát huy tốt nhất tiềm năng của Việt Nam.

Cần ưu tiên phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng. Lấy doanh nghiệp là chủ thể và có cơ chế, chính sách vượt trội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp sinh học.

Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu đến năm 2030, phát triển nền công nghệ sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 15% vào GDP.

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghệ sinh học trong tình hình mới

Để thực hiện được mục tiêu trên, Bộ Chính trị đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trước tiên là các cấp cần thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới.

Cần xác định phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một nội dung, nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nhằm thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học. Bảo đảm an toàn sinh học.

Cần có chính sách vượt trội, phù hợp để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y dược, quốc phòng, an ninh.

Khuyến khích đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đối với vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo. Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghệ sinh học. Đào tạo, phát hiện, sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học.

Xây dựng cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học. Xây dựng, triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm công nghệ sinh học.

Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống như trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp chế biến chế tạo, bảo vệ môi trường...

Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sớm quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học, khai thác tối đa lợi thế vùng nhằm sản xuất các sản phẩm chủ lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Liên kết các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học. Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ sinh học nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới, sở hữu trí tuệ. Khai thác, sử dụng hiệu quả các phát minh, sáng chế công nghệ sinh học có giá trị cao của thế giới, ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp sinh học.

Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Cần nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo nhân lực công nghệ sinh học từ giáo dục phổ thông đến đại học và trên đại học. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp công nghệ sinh học, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nhân lực, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn.

Chú trọng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu có uy tín đạt trình độ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi, phát triển sản phẩm công nghệ sinh học mà Việt Nam có lợi thế.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện, sớm đưa các trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ở ba miền Bắc, Trung, Nam vào hoạt động. Hiện đại hoá hệ thống phòng thí nghiệm, các trung tâm đánh giá, kiểm định, trung tâm kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hỗ trợ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học - công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học. Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học, tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan đến công nghệ sinh học mà Việt Nam tham gia.Có chính sách mua, chuyển giao, trao đổi công nghệ sinh học, trong đó quan tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ có giá trị cao của thế giới vào Việt Nam.

Hợp tác nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế sinh học, quản lý tài nguyên, quản lý kinh tế, xã hội bền vững với các quốc gia có trình độ công nghệ sinh học phát triển.

Cải cách tiền lương, phúc lợi cho cán bộ xã, tỉnh trước áp lực công việc lớn hơn

Cải cách tiền lương, phúc lợi cho cán bộ xã, tỉnh trước áp lực công việc lớn hơn

Đại biểu Quốc hội trăn trở khi quy mô cấp tỉnh, xã lớn hơn nhiều, áp lực công việc của cán bộ công chức cũng sẽ tăng lên, cần quyết liệt cải cách chính sách tiền lương nhằm giữ chân người tài.
Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Từ 1/7, nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn có thể vay đến 70% giá trị dự án mà không cần tài sản bảo đảm.
Chốt giảm 2% thuế VAT cho loạt dịch vụ, trừ chứng khoán, bất động sản

Chốt giảm 2% thuế VAT cho loạt dịch vụ, trừ chứng khoán, bất động sản

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% tiếp tục được giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, trừ nhóm viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Chiều 16/6, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 của Pháp lệnh Dân số.
Tách riêng chính sách an ninh và an toàn hàng không trong Luật mới

Tách riêng chính sách an ninh và an toàn hàng không trong Luật mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng tình với đề xuất tách riêng chính sách an ninh và an toàn hàng không trong Luật mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Phải tích hợp hệ thống tiếp nhận văn bản pháp luật trước 20/6

Phải tích hợp hệ thống tiếp nhận văn bản pháp luật trước 20/6

Ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 89/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) bổ sung thêm các cơ chế, chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá để phát triển đường sắt.
Hải Dương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước mục tiêu đề ra

Hải Dương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước mục tiêu đề ra

Tính đến ngày 15/6, tỉnh Hải Dương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình thuộc diện chính sách, trước 5 ngày so với mục tiêu đề ra, sớm hơn 2,5 tháng so với mục tiêu của Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Báo chí đưa Quốc hội đến gần với cử tri

Chủ tịch Quốc hội: Báo chí đưa Quốc hội đến gần với cử tri

Sáng 15/6, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc Tọa đàm, gặp mặt các cơ quan báo chí Việt Nam với chủ đề “Thể chế, chính sách cho phát triển báo chí Cách mạng Việt Nam”.
Từ 1/7, người dân có thể làm thủ tục hành chính ở bất cứ đâu trong tỉnh, thành

Từ 1/7, người dân có thể làm thủ tục hành chính ở bất cứ đâu trong tỉnh, thành

Người dân và doanh nghiệp sẽ không cần quan tâm nơi cư trú, đóng trụ sở, có thể nộp, nhận kết quả mọi thủ tục hành chính ngay tại bất kỳ trung tâm phục vụ hành chính công xã nào trong phạm vi tỉnh, thành.
Bộ Quốc phòng công bố khu vực cấm, hạn chế bay flycam trên cả nước

Bộ Quốc phòng công bố khu vực cấm, hạn chế bay flycam trên cả nước

Từ 15/6/2025, Bộ Quốc phòng áp dụng khu vực cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay khác trong vùng trời Việt Nam.
Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua sáng nay 14/6 đã bỏ quy định hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản.
Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 12/6 yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Ban hành danh mục 11 nhóm công nghệ chiến lược của Việt Nam

Ban hành danh mục 11 nhóm công nghệ chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6 ban hành danh mục nhóm công nghệ và sản phẩm công nghệ chiến lược của quốc gia.
Đến năm 2030, toàn bộ khu vực công dùng dịch vụ điện toán đám mây

Đến năm 2030, toàn bộ khu vực công dùng dịch vụ điện toán đám mây

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 11/6 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây giai đoạn 2025 - 2030.
Hải Dương quan tâm các hộ gia đình yếu thế bằng những việc làm thiết thực

Hải Dương quan tâm các hộ gia đình yếu thế bằng những việc làm thiết thực

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đến thăm, động viên, tặng quà một số gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo và người có công được thụ hưởng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Hải Dương, huyện Nam Sách và thành phố Chí Linh.
Sẽ cấp miễn phí bản đồ hành chính trực tuyến 34 tỉnh, thành phố mới

Sẽ cấp miễn phí bản đồ hành chính trực tuyến 34 tỉnh, thành phố mới

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa xây dựng bản đồ hành chính trực tuyến theo phương án sắp xếp mới.
Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần tính toán kỹ địa điểm xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, thay vì đặt cả hai nơi TP HCM và Đà Nẵng như dự kiến.
Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Giải pháp kiểm soát rủi ro là xây dựng khung pháp lý đồng bộ, thiết chế giám sát chặt chẽ, minh bạch, có hệ thống theo chuẩn mực quốc tế, theo Bộ trưởng Tài chính.
Đến năm 2060, TP HCM sẽ có trình độ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới

Đến năm 2060, TP HCM sẽ có trình độ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
AI sẽ đóng góp đến 130 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2040

AI sẽ đóng góp đến 130 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2040

Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) công bố báo cáo “Nền kinh tế AI Việt Nam 2025”.
Đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cần có lộ trình, bước đi phù hợp để đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Phải có ràng buộc khi miễn thuế đất nông nghiệp, tránh 'ôm đất chờ thời'

Phải có ràng buộc khi miễn thuế đất nông nghiệp, tránh 'ôm đất chờ thời'

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc miễn thuế đất nông nghiệp cần đi kèm các ràng buộc như không bỏ hoang đất quá 12 tháng, sử dụng đúng mục đích, có hợp đồng rõ ràng nếu cho thuê lại...
Quy định mới về quản lý thuế với hộ, cá nhân kinh doanh online

Quy định mới về quản lý thuế với hộ, cá nhân kinh doanh online

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2025/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử và nền tảng số của hộ, cá nhân.
Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Mục đích xây dựng Trung tâm tài chính để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, kết nối với kinh tế thế giới và thị trường tài chính toàn cầu.
Hải Dương hỗ trợ dạy thêm ôn thi hơn 25,2 tỷ đồng

Hải Dương hỗ trợ dạy thêm ôn thi hơn 25,2 tỷ đồng

HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII ngày 10/6 vừa ban hành Nghị quyết hỗ trợ kinh phí dạy thêm ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 và ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 11 nghị quyết tại kỳ họp thứ 31

HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 11 nghị quyết tại kỳ họp thứ 31

Chiều 10/6, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII tổ chức kỳ họp thứ 31 (kỳ họp chuyên đề). Sau nửa ngày làm việc, kỳ họp đã hoàn thành các nội dung đề ra.
Quy định mới về tổ chức bộ phận một cửa tại cấp bộ, tỉnh và xã

Quy định mới về tổ chức bộ phận một cửa tại cấp bộ, tỉnh và xã

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 118/2025/NĐ-CP ngày 9/6 về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Rà soát tổng thể công tác trưng bày, bảo quản bảo vật quốc gia

Rà soát tổng thể công tác trưng bày, bảo quản bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, đánh giá tổng thể công tác trưng bày, bảo quản các bảo vật quốc gia trên toàn quốc.
'Phân cấp cho tỉnh nhưng phải giám sát,  tránh việc tỉnh làm gì Trung ương không biết'

'Phân cấp cho tỉnh nhưng phải giám sát, tránh việc tỉnh làm gì Trung ương không biết'

Nhấn mạnh việc phân cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch phải rõ, Chủ tịch Quốc hội thống nhất phân cấp thẩm quyền này cho cấp tỉnh, nhưng phải giám sát, kiểm tra.
Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động từ tháng 8/2025

Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động từ tháng 8/2025

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 292 ngày 9/6 kết luận phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Hà Nội không thay đổi lộ trình hạn chế xe máy tại các quận nội đô

Hà Nội không thay đổi lộ trình hạn chế xe máy tại các quận nội đô

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện là xu hướng tất yếu, không thể trì hoãn.
Đề xuất tăng lương giáo viên gấp 2-3 lần

Đề xuất tăng lương giáo viên gấp 2-3 lần

Theo Chủ nhiệm UBKTTC của Quốc hội Phan Văn Mãi, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ cao gấp 2-3 lần để tuyển chọn được những người ưu tú nhất.
Từ hôm nay, Hà Nội nhận 100% hồ sơ cấp phép xây dựng trực tuyến

Từ hôm nay, Hà Nội nhận 100% hồ sơ cấp phép xây dựng trực tuyến

Từ ngày 9/6, Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng theo hình thức trực tuyến, bao gồm cả trực tuyến toàn trình.
Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện dự thảo nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025 để thúc đẩy mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Từ 20/7, áp dụng quy định mới về đổi số thuê bao viễn thông

Từ 20/7, áp dụng quy định mới về đổi số thuê bao viễn thông

Theo quy định mới, doanh nghiệp viễn thông khi thực hiện việc đổi số phải có trách nhiệm xây dựng, triển khai kế hoạch phù hợp với quy hoạch kho số viễn thông hoặc kế hoạch đổi số do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Xem thêm