"Chính phủ bỏ tiền của, công sức đàm phán FTA nhưng doanh nghiệp FDI hưởng lợi lớn nhất"

"Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng là do sự đóng góp chủ yếu của doanh nghiệp FDI, xuất siêu cũng là do doanh nghiệp FDI quyết định”, TS.Lê Quốc Phương nhận định.

"Chính phủ bỏ tiền của, công sức đàm phán FTA nhưng doanh nghiệp FDI hưởng lợi lớn nhất"

Trong khu vực châu Á, tính đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).

Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU được ký vào ngày 27/06/2012 tại Brussel. Vào năm 2018, hiệp định này được tách ra thành hai hiệp định con là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA). Cả hai được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/02/2020 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 08/06/2020.

Ngày 30/03/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua hiệp định EVFTA. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Đối với EVIPA, về phía EU, hiệp định này sẽ còn phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực.

Đến năm 2035, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU dự kiến tăng 18%

Những năm gần đây, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 của EU. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trong 2 thập kỷ qua, thương mại Việt Nam - EU đã tăng trưởng rất nhanh chóng.

Cụ thể, giai đoạn 2000-2020, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU đã tăng hơn 13,7 lần, từ mức 4,1 tỷ USD lên xấp xỉ 50 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,8 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 35,13 tỷ USD), nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 11,4 lần (1,3 tỷ USD lên 14,64 tỷ USD).

Ảnh: Bộ Công Thương
Ảnh: Bộ Công Thương

Ảnh: Bộ Công Thương
Ảnh: Bộ Công Thương

Tính riêng năm 2020, theo số liệu phân tích từ Eurostat, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của một số nước EU như sau: Đức (2%), Hà Lan (2,2%), Pháp (2,1%), Italia (1,9%)... đặc biệt một số quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu hàng từ Việt Nam đạt mức khá cao như Áo (8%), Slovakia (7,4%). Điều này cho thấy hàng hóa Việt Nam ngày càng có chỗ đứng và thương hiệu tại thị trường EU, nhất là sau khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.

Ảnh: Bộ Công Thương
Ảnh: Bộ Công Thương

Theo dự báo, từ thời điểm chính thức thực thi EVFTA đến năm 2035, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU có thể tăng khoảng 18%, tương đương 8 tỷ Euro khi giá trị xuất khẩu các mặt hàng như nông thủy sản, rau quả nhiệt đới, cũng như các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ tăng lên.

Trong dài hạn, hiệp định EVFTA được mong đợi sẽ thúc đẩy các cơ hội thương mại và đầu tư giữa hai bên. Thông qua quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Việt Nam kỳ vọng sẽ có những cải thiện về năng lực công nghệ, năng lực quản trị, từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiệp định EVFTA: nhiều cơ hội nhưng không phải “cây đũa thần”

Thực tế, sau hơn 1 năm EVFTA chính thức có hiệu lực, báo cáo do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad - Adenauer - Stiftung (KAS) tại Việt Nam đã chỉ ra rằng EVFTA có tác động đáng kể đến kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - EU cũng như chính sách, thể chế tại Việt Nam. Cụ thể, trong năm đầu tiên EVFTA có hiệu lực (từ 01/08/2020 đến 31/07/2021), kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 39,8 tỷ USD, tăng 6,2% còn kim ngạch nhập khẩu đạt 16,51 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2020.

"Chính phủ bỏ tiền của, công sức đàm phán FTA nhưng doanh nghiệp FDI hưởng lợi lớn nhất"

Tuy nhiên, các ý kiến cho rằng vẫn còn nhiều thách thức và dư địa lớn với Việt Nam trong việc tận dụng và khai thác tiềm năng khổng lồ từ EVFTA.

TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương nhận định: “Việt Nam hiện có thể tạm coi là cường quốc xuất khẩu, nhưng là cường quốc về số lượng chứ không phải chất lượng. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 282,6 tỷ USD, đứng thứ 31 trong tổng số khoảng 240 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dự kiến hơn 300 tỷ USD bất chấp đại dịch. Tuy nhiên, xét về giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu, ta chỉ nhỉnh hơn một số quốc gia đi sau ở ASEAN và hoàn toàn kém hơn các nước như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan…”.

Theo ông Lê Quốc Phương, điều cốt lõi trong việc tận dụng, khai thác EVFTA là thúc đẩy chất lượng và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu chứ không phải kim ngạch xuất khẩu. Để làm được điều này, cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong nước. Chỉ khi đó, Việt Nam mới thực sự được hưởng lợi lớn từ EVFTA nói riêng và các hiệp định thương mại tự do nói chung.

Ảnh tác giả

“Mục tiêu lớn nhất trong tận dụng EVFTA không phải chỉ là đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu mà là thúc đẩy giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, hàm lượng nội địa trong sản phẩm xuất khẩu”.

TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương

Thực tế, TS. Phương chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh qua các năm nhưng tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp trong nước vào kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Nếu như năm 2000, tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp FDI vào tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia chỉ chiếm chưa đầy 50% thì con số này trong 9 tháng đầu năm 2021 đã lên tới 74%, tức doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp khoảng 26% vào kim ngạch xuất khẩu. Điều này đồng nghĩa dù FTA thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng thì doanh nghiệp FDI mới là bên được hưởng lợi phần lớn chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam bỏ bao nhiêu tiền của, công sức, nỗ lực đàm phán rất nhiều FTA để mở rộng xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp Việt Nam không phải bên hưởng lợi lớn nhất, đó là một thực tế đáng suy ngẫm”, TS. Lê Quốc Phương.

“Ngay cả vấn đề cán cân thương mại, xuất siêu của Việt Nam đạt được trong thời gian qua là do doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn, chứ thực tế doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng là do sự đóng góp chủ yếu của doanh nghiệp FDI, xuất siêu cũng là do doanh nghiệp FDI quyết định”, ông Lê Quốc Phương cho hay.

Không thể phủ nhận dòng vốn FDI vào nền kinh tế mở ra nhiều tiềm lực mới từ thúc đẩy xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho đến tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng cho đến nay, nhiều ý kiến chỉ ra doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng được nhiều ưu thế do FDI mang lại, đặc biệt là trong vấn đề chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cạnh tranh và trình độ sản xuất còn hạn chế, công nghệ chưa phát triển.

TS.Lê Quốc Phương lấy ví dụ: nhiều doanh nghiệp trong nước hướng tới nhập khẩu dây chuyền sản xuất cho nhanh chóng, đơn giản chứ không phải nhập khẩu công nghệ, do nhập khẩu công nghệ đòi hỏi rất cao về trình độ công nghệ và nguồn nhân lực - những yếu tố không thể xây dựng trong một sớm một chiều.

Đồng tình với TS. Lê Quốc Phương, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Viện trưởng Viện VEPR cũng khẳng định ưu tiên trọng tâm là nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước để tận dụng lợi thế từ dòng vốn FDI cũng như các hiệp định thương mại tiềm năng như EVFTA.

Ảnh tác giả

“Phải phát huy nội lực thì đất nước mới phát triển được. Hiệp định thương mại tự do dù là thế hệ cũ hay thế hệ mới, bản thân nó cũng không phải cây đũa thần để dựa vào nó mà phát triển. Hiệp định chỉ là công cụ để doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội phát triển mà thôi”

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Viện trưởng Viện VEPR
Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản đồng loạt ghi nhận tăng tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, nổi bật là cà phê khi tăng tới 56%.
Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Ngày 3/10, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Quý 3/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 13%, lên mức 2,76 tỷ USD.
Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong tổng 259 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngành thép chiếm khoảng hơn 30% với 79 vụ.
Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Chiếm 23% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, CTCP Nam Việt (Navico) trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam sang Colombia.
Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Theo Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), 8 tháng đầu năm 2024, Campuchia chi 18,9 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới.
Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng.... là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 29/9, Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc đã được khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, trong khi Nam Việt lại quay đầu giảm.
Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, thương mại nông sản của Việt Nam và thế giới đạt 1,48 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Nhóm 5 thị trường nước ngoài cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024 lần lượt là Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Tháng 8/2024, cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Israel, Nga ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch với mức tăng tới 3 con số.
Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Campuchia với các thành viên Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 22,92 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 62% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Ngày 25/9, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu 1,85 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 851 triệu USD, giảm 6,4% về lượng nhưng lại tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sự kiện dự kiến diễn ra từ 26/11 – 1/12/2024 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Philippines đạt 5,7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,41 tỷ USD hàng hóa sang thị trường này.
Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 404 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 9/2024 (1/9 – 15/9), thương mại Việt Nam – thế giới đạt 28,5 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY), Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD.
Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

8 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau (DCM) đã xuất khẩu hơn 200.000 tấn ure, tương ứng hoàn thành 93% kế hoạch cho cả năm 2024.
Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang 2024 và Hội chợ xuất khẩu Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam (Zhejiang Expo 2024) sẽ khai mạc vào ngày 26/9 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế & Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xem thêm