Chương trình phục hồi KT-XH: Chú trọng hỗ trợ dòng tiền cho DN, an sinh xã hội cho người dân

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, mục tiêu ưu tiên của Chương trình phục hồi KT-XH là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, hướng tới tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho người dân.

Chương trình phục hồi KT-XH: Chú trọng hỗ trợ dòng tiền cho DN, an sinh xã hội cho người dân

Sáng 6/12, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức phiên toàn thể của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm thực tế ảo về Công nghiệp 4.0.

Trong khuôn khổ phiên toàn thể, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Trần Quốc Phương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng, triển khai chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội với phạm vi, quy mô đủ lớn để nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại như trước khi có dịch.

Xây dựng, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để tránh "lỡ nhịp" xu hướng toàn cầu

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định về tầm nhìn và định hướng phát triển: đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng đặt mục tiêu tương tự, ngoài ra phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5 - 7%/năm, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5.000 USD/ người/ năm, đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD/ người/ năm.

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế xã hội cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn, thậm chí nguy cơ tác động đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, các kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm.

Trong bối cảnh đó, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, duy trì và ổn định đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, tính riêng năm 2021, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ước tính khoảng 138 nghìn tỷ đồng. Trong đó số tiền miễn giảm khoảng 23 nghìn tỷ đồng, gia hạn khoảng 115 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra là các hỗ trợ liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, bảo đảm vốn vay và thanh khoản cho nền kinh tế, cắt giảm lãi suất cho vay…

Ảnh tác giả

“Mặc dù chính sách hỗ trợ được đánh giá kịp thời, có nhiều ý nghĩa nhưng chưa đủ phạm vi, quy mô để nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại như trước khi có dịch. Nếu không sớm xây dựng và triển khai khung chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu”.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Nghị quyết 128/NQ-CP về quy định “thích ứng tạm thời, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã phát huy tác động tích cực đến nền kinh tế trên nhiều ngành, lĩnh vực. Dựa trên cơ sở đó, bám sát quan điểm của Đảng và Quốc hội và ý kiến thảo luận tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Bộ KH&ĐT hiện đang tham vấn xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với chiến lược phòng, chống dịch COVID-19.

Chính sách hỗ trợ phải hiệu quả, kịp thời, bảo đảm công khai, minh bạch

Trong khuôn khổ phiên cấp cao của Diễn đàn công nghệ 4.0 sáng 6/12, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đưa ra 5 nguyên tắc chính trong xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023.

Đầu tiên, chính sách hỗ trợ phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Đồng thời, bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu của các kế hoạch 5 năm và hàng năm.

Bên cạnh đó, chính sách phải có quy mô, nguồn lực đủ lớn, xác định đối tượng hỗ trợ, thời gian, lộ trình, thời hạn thực hiện phù hợp, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Quan trọng không kém, chính sách hỗ trợ phải khả thi, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, một số chính sách có tác động trong trung và dài hạn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, hỗ trợ cơ cấu lại nền kinh tế.

Cuối cùng, chính sách hỗ trợ phải bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, góp phần khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện.

5 nhóm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội

Dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu của các kế hoạch 5 năm và hàng năm, Bộ KH&ĐT đề ra 5 nhóm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm.

Nhóm giải pháp đầu tiên liên quan đến thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch.

Trong đó, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, tiết giảm chi phí.

Bộ KH&ĐT đề xuất thí điểm và thực hiện lộ trình mở cửa phù hợp đối với du lịch, vận tải hàng không, các dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật, gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Song song, hướng tới thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của lao động, về lưu thông hàng hóa, dịch vụ và bảo đảm sản xuất an toàn. Đồng thời, chú trọng thúc đẩy xã hội hóa, bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống dịch, ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, hiện đại hóa ngành y tế.

Nhóm giải pháp quan trọng tiếp theo liên quan đến an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm. Trong nhóm này, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh một số giải pháp khả thi cụ thể như hỗ trợ chi phí thuê nhà cho người lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, xem xét cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ học sinh, sinh viên, cho vay mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; các hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại người lao động... Ngoài ra, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, trên các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, lao động, người có công.

Nhóm giải pháp thứ ba cực kỳ quan trọng liên quan đến hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đáng chú ý, trong nhóm giải pháp này, Bộ KH&ĐT đề xuất tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng thương mại để có dư địa giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, các chính sách cơ cấu lại nợ, tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, tiếp tục cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ lãi suất cho vay hợp lý trong một số ngành, lĩnh vực.

Đề xuất này thống nhất với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua về việc tiếp tục đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, trong điều kiện cho phép tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất, theo khẳng định của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 hôm 5/12.

Nhóm giải pháp thứ tư do Bộ KH&ĐT đề xuất liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Trong đó nhấn mạnh việc tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có sức lan tỏa lớn, tác động nhanh đến phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa bàn động lực tăng trưởng; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm và tính đến khả năng hấp thụ vốn.

Nhóm giải pháp cuối cùng không kém phần quan trọng là hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nội dung trọng tâm trong nhóm giải pháp này là đề xuất liên quan đến tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong đầu tư công, quản lý tài sản nhà nước, song song điều chỉnh linh hoạt các công cụ chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và các cân đối về thương mại, đầu tư, ngân sách Nhà nước, kiểm soát bội chi, nợ công trong ngưỡng an toàn, có giải pháp xử lý nợ xấu phù hợp.

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đề xuất đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường xử lý trên nền tảng trực tuyến; phát triển bền vững các thị trường khoa học công nghệ, lao động, bất động sản; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về năng lượng, hạ tầng lưới điện truyền tải, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng...

Nhóm 5 giải pháp này kỳ vọng sẽ thúc đẩy tính hiệu quả của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, hướng tới 3 mục tiêu chính mà Bộ KH&ĐT đề ra.

Trong đó, mục tiêu ưu tiên là khôi phục nhanh các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5% - 7%/ năm, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, hướng tới phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, hướng tới tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho người dân trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Cuối cùng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Ngày 27/11, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo 318/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT tiếp tục hoàn thiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định cần có gói hỗ trợ quy mô đủ lớn, thời gian thực hiện phù hợp, hỗ trợ cho cả phía cung và cầu, phối hợp linh hoạt chính sách tiền tệ và tài khóa, phải tập trung vào các chính sách có hiệu quả nhanh chóng kịp thời nhưng đồng thời phải lường trước các tác động dài hạn, song song phải xây dựng cơ chế thực hiện khả thi, hiệu quả, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm và xem xét khả năng hấp thụ, vay trả của nền kinh tế. Dự tính thời gian thực hiện hỗ trợ trong 2 năm (2022 - 2023).

Chủ tịch May Việt Tiến: Thuế 46% sẽ làm ngành dệt may mất thị trường Mỹ

Chủ tịch May Việt Tiến: Thuế 46% sẽ làm ngành dệt may mất thị trường Mỹ

Chủ tịch HĐQT May Việt Tiến Vũ Đức Giang, cho biết mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng có thể khiến ngành dệt may mất hoàn toàn thị trường Mỹ.
ĐHĐCĐ LPBank: 7.500 tỷ đồng chia cổ tức, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22%

ĐHĐCĐ LPBank: 7.500 tỷ đồng chia cổ tức, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22%

Tại đại hội năm 2025, ban lãnh đạo LPBank sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 25%, cùng kế hoạch tăng trưởng mạnh.
'Bách Hóa Xanh không chỉ bán hàng, mà chọn người đồng hành'

'Bách Hóa Xanh không chỉ bán hàng, mà chọn người đồng hành'

Không cam kết tuyệt đối 100% nhưng Bách Hóa Xanh tự tin hệ thống kiểm soát chất lượng của mình chặt chẽ hơn nhiều so với chợ truyền thống.
Thế Giới Di Động: Khi thị trường khó, cơ hội càng lớn

Thế Giới Di Động: Khi thị trường khó, cơ hội càng lớn

Dù kinh tế còn nhiều biến động, MWG vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh nhờ nền tảng vững chắc và chiến lược thích ứng linh hoạt. Lãnh đạo công ty tin rằng trong khó khăn, cơ hội sẽ thuộc về những doanh nghiệp đủ bản lĩnh.
Lãnh đạo Hải Phát Invest cam kết xử lý dứt điểm nợ trái phiếu

Lãnh đạo Hải Phát Invest cam kết xử lý dứt điểm nợ trái phiếu

Trước những biến động của thị trường bất động sản, Chủ tịch Hải Phát cho biết tập đoàn đang có những bước đi chậm và chắc, tạo tiền đề cho giai đoạn phục hồi và tăng trưởng.
CEO Vietbank nói về mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 55%

CEO Vietbank nói về mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 55%

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, Vietbank vẫn đặt ra các mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng. CEO ngân hàng này nói, họ đã có sự chuẩn bị nội tại kỹ lưỡng.
Techcombank đặt mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa, chuẩn bị IPO TCBS cuối năm

Techcombank đặt mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa, chuẩn bị IPO TCBS cuối năm

"Mục tiêu 20 tỷ USD vốn hóa của Techcombank là hoàn toàn khả thi," Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh khẳng định sáng nay 26/4.
ĐHĐCĐ Hải Phát 2025: Không chia cổ tức, dồn lực tái cơ cấu và trả nợ trái phiếu

ĐHĐCĐ Hải Phát 2025: Không chia cổ tức, dồn lực tái cơ cấu và trả nợ trái phiếu

Bước sang năm 2025, CTCP Đầu tư Hải Phát đặt mục tiêu khởi công loạt dự án cao tầng, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và siết chặt quản trị tài chính để trở lại quỹ đạo tăng trưởng sau năm 2024 nhiều khó khăn.
Masan Consumer công bố loạt chiến lược tăng trưởng mới, hợp tác với Man City

Masan Consumer công bố loạt chiến lược tăng trưởng mới, hợp tác với Man City

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, Masan Consumer trình cổ đông chiến lược mới cho năm 2025 với 3 trụ cột tăng trưởng, nổi bật là hợp tác cùng CLB Manchester City để đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế.
Chủ tịch Masan: 'Chúng tôi không ngại thay đổi'

Chủ tịch Masan: 'Chúng tôi không ngại thay đổi'

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang khẳng định, chuyển đổi số là chìa khóa để tập đoàn tiến xa hơn, trở thành nền tảng tiêu dùng tích hợp hàng đầu như Amazon, Apple.
Đại diện Sabeco: 'Muốn giàu thì phải mở rộng và phát triển'

Đại diện Sabeco: 'Muốn giàu thì phải mở rộng và phát triển'

Dù đối mặt với áp lực từ chính sách thuế và những biến động khó lường của thị trường, Sabeco vẫn kiên định theo đuổi mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025.
Tổng Giám đốc PGBank: ‘Tự tin với mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng’

Tổng Giám đốc PGBank: ‘Tự tin với mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng’

Dù quý 1/2025 lãi chưa tới 100 tỷ đồng, Tổng Giám đốc PGBank Nguyễn Văn Hương vẫn khẳng định sự tự tin với kế hoạch lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng.
ĐHĐCĐ Vingroup 2025: Bổ sung 13 ngành nghề kinh doanh mới

ĐHĐCĐ Vingroup 2025: Bổ sung 13 ngành nghề kinh doanh mới

Bên cạnh kế hoạch doanh thu kỷ lục, Vingroup dự kiến mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực mới như dịch vụ hỗ trợ vận tải đường thủy, bốc xếp hàng hóa, truyền tải điện.
ĐHĐCĐ PGBank: Nâng kế hoạch lãi lên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

ĐHĐCĐ PGBank: Nâng kế hoạch lãi lên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

PGBank trình cổ đông mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch lãi 716 tỷ đồng được HĐQT PGB tạm giao vào ngày 24/3 gần 40%.
ĐHĐCĐ Viettel Post: Xây mạng lưới logistics kết nối ASEAN - Trung Quốc

ĐHĐCĐ Viettel Post: Xây mạng lưới logistics kết nối ASEAN - Trung Quốc

Trong năm 2025, Viettel Post sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Lào, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan đồng thời xây dựng mạng lưới logistics xuyên biên giới.
FPT tăng trưởng lợi nhuận 19% trong quý 1, nâng nợ vay vượt 19.000 tỷ đồng

FPT tăng trưởng lợi nhuận 19% trong quý 1, nâng nợ vay vượt 19.000 tỷ đồng

Mảng dịch vụ CNTT ở nước ngoài tăng trưởng tốt, góp phần đưa lợi nhuận trước thuế của FPT tăng 19,4% so với quý 1/2024 lên 3.025 tỷ đồng.
Siêu đô thị Cần Giờ là động lực doanh số cho Vinhomes trong 3 năm tới

Siêu đô thị Cần Giờ là động lực doanh số cho Vinhomes trong 3 năm tới

Bên cạnh dự án Đan Phượng, Hậu Nghĩa, dự án Cần Giờ mới khởi công được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn tới của Vinhomes.
Yeah1 'đặt cược' đường dài, đầu tư hai chương trình giải trí mới

Yeah1 'đặt cược' đường dài, đầu tư hai chương trình giải trí mới

Nhà sản xuất của 'Anh trai vượt ngàn chông gai' đang 'đặt cược' vào hai chương trình giải trí mới, với kỳ vọng tạo bứt phá doanh thu năm nay.
Vincom Retail muốn mở rộng quỹ đất, gia tăng quy mô tài sản

Vincom Retail muốn mở rộng quỹ đất, gia tăng quy mô tài sản

Năm 2025, ban lãnh đạo Vincom Retail (HoSE: VRE) khẳng định mục tiêu mở rộng mạnh mẽ quỹ đất, tạo động lực tăng trưởng dài hạn.
Kỳ vọng bán lẻ khởi sắc, Vincom Retail đặt mục tiêu lãi 4.700 tỷ đồng

Kỳ vọng bán lẻ khởi sắc, Vincom Retail đặt mục tiêu lãi 4.700 tỷ đồng

Năm 2025, Vincom Retail đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục 4.700 tỷ đồng và mở thêm 3 trung tâm thương mại, tiếp tục mở rộng hoạt động trong các đại đô thị Vinhomes.
Taseco Group sẽ hạ sở hữu tại Taseco Land xuống còn 51%

Taseco Group sẽ hạ sở hữu tại Taseco Land xuống còn 51%

Theo Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Thanh, Taseco Group sẽ hạ tỷ lệ sở hữu tại Taseco Land xuống còn 51% thông qua việc phát hành cho các cổ đông chiến lược.
Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Tôi đã mất dây thần kinh sợ’

Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Tôi đã mất dây thần kinh sợ’

Tại ĐHĐCĐ ngày 17/4 của Tập đoàn Hòa Phát, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đã dành hơn một giờ đồng hồ để trả lời cổ đông.
ĐHĐCĐ TN1: Mục tiêu tăng trưởng vừa phải, cắt giảm đầu tư dàn trải

ĐHĐCĐ TN1: Mục tiêu tăng trưởng vừa phải, cắt giảm đầu tư dàn trải

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, lãnh đạo TN1 cho biết chiến lược kinh doanh 2025 là tăng trưởng thận trọng, ưu tiên hiệu quả và cân đối dòng tiền.
Highlands Coffee và Simexco Đắk Lắk hợp lực phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt

Highlands Coffee và Simexco Đắk Lắk hợp lực phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt

Hai doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu cà phê robusta Việt Nam trên thị trường quốc tế.
'Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng doanh thu trong quý 1/2025'

'Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng doanh thu trong quý 1/2025'

Chủ tịch Hòa Phát đánh giá kế hoạch kinh doanh 2025 của HPG là rất tham vọng, công ty cũng đã ghi nhận những kết quả tích cực trong quý 1.
ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu doanh thu tỷ USD vào năm 2030

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu doanh thu tỷ USD vào năm 2030

Viettel Construction đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp tỷ USD (doanh thu 25.000-30.000 tỷ đồng), tăng 10-15%/năm và lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng 5-10%/năm.
Chủ tịch MBS: 'Chúng tôi hoàn toàn tự tin với đợt tăng vốn trong năm nay'

Chủ tịch MBS: 'Chúng tôi hoàn toàn tự tin với đợt tăng vốn trong năm nay'

Với sự đồng hành từ cổ đông chiến lược là Ngân hàng Quân đội (MB), Chủ tịch HĐQT MBS Lê Viết Hải khẳng định quá trình nâng vốn điều lệ lên gần 6.700 tỷ đồng trong năm nay sẽ diễn ra suôn sẻ.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số và tăng trưởng

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số và tăng trưởng

Sáng 15/4, tại trụ sở Chính phủ, diễn ra hội nghị Thủ tướng làm việc với các chủ tịch, tổng giám đốc một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
'Sếp ngoại' của Sunshine Homes: 'Đẩy mạnh bán hàng cho khách nước ngoài'

'Sếp ngoại' của Sunshine Homes: 'Đẩy mạnh bán hàng cho khách nước ngoài'

ĐHĐCĐ tổ chức ngày 12/4 của Sunshine Homes là đại hội đầu tiên của Tổng giám đốc Jun Sungbae, người vừa được bổ nhiệm vào giữa tháng 3/2025.
Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Lãnh đạo Vinatex: Khởi động '90 ngày thử lửa' của ngành dệt may Việt Nam

Theo Chủ tịch Vinatex, thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế quan mới là "90 ngày thử lửa" cho sức bền và tinh thần gắn kết của cả hệ thống trong tập đoàn.
SHS tâm sự sau nhịp sập thị trường: Bắt đáy VN30, không chạy theo 'zero fee'

SHS tâm sự sau nhịp sập thị trường: Bắt đáy VN30, không chạy theo 'zero fee'

Tại ĐHĐCĐ 2025 chiều 10/4, lãnh đạo SHS chia sẻ về chiến lược đầu tư dài hạn và tiết lộ đã 'bắt đáy' cổ phiếu FPT ở vùng giá sàn.
ĐHĐCĐ SHS: Dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu, vẫn chia cổ tức 20%

ĐHĐCĐ SHS: Dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu, vẫn chia cổ tức 20%

Trước sức nóng từ thị trường chứng khoán nhiều biến động, ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại SHS phải bố trí thêm chỗ ngồi do số lượng người tham dự vượt dự kiến.
EVNFinance chốt đổi tên, mục tiêu lãi kỷ lục 960 tỷ đồng

EVNFinance chốt đổi tên, mục tiêu lãi kỷ lục 960 tỷ đồng

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh nhiều tham vọng, ĐHĐCĐ năm 2025 của EVNFinance cũng đã thông qua việc thay đổi tên và địa điểm đặt trụ sở chính.
Mục tiêu trở thành ‘Bản Việt thu nhỏ’ của Chứng khoán DSC

Mục tiêu trở thành ‘Bản Việt thu nhỏ’ của Chứng khoán DSC

Theo ông Bạch Quốc Vinh, chiến lược của DSC những năm tới sẽ tương đồng với Chứng khoán Bản Việt, tập trung vào mảng ngân hàng đầu tư (IB).
ĐHĐCĐ DSC: Mục tiêu lãi kỷ lục, tăng vốn lên 2.800 tỷ đồng

ĐHĐCĐ DSC: Mục tiêu lãi kỷ lục, tăng vốn lên 2.800 tỷ đồng

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, DSC cũng trình cổ đông 3 phương án phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 2.800 tỷ đồng.
Taseco Land đặt mục tiêu doanh thu gấp 2,6 lần, quyết tâm niêm yết HOSE

Taseco Land đặt mục tiêu doanh thu gấp 2,6 lần, quyết tâm niêm yết HOSE

Năm 2025, cùng với việc khởi công hàng loạt dự án mới, Taseco Land lên kế hoạch doanh thu đạt 4.332 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ 2024.
Xem thêm