Chuyên gia: Điện gió ngoài khơi cần được ưu tiên phát triển như một ngành công nghiệp mới

Nhu cầu chuyển đổi năng lượng và công suất dự kiến ghi nhận trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển điện gió như một ngành công nghiệp mới, nhưng vẫn cần có quy hoạch phát triển dài hạn và cơ chế chính sách phù hợp.

TS. Dư Văn Toán, Viện nghiên cứu Biển và Hải đảoTổng cục Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
TS. Dư Văn Toán, Viện nghiên cứu Biển và Hải đảoTổng cục Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trữ lượng các nguồn tài nguyên hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt chỉ còn vài thập niên nữa sẽ cạn kiệt, loài người sẽ lâm vào nguy cơ khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã tận dụng và phát triển tài nguyên năng lượng gió – một nguồn tài nguyên vô tận và dồi dào.

Các dự án điện gió biển ngoài khơi đầu tiên được lắp đặt tại Đan Mạch vào năm 1991. Kể từ đó, quy mô thương mại các trang trại gió ngoài khơi đã được hoạt động trong vùng nước nông trên toàn thế giới, nhiều nhất là tại châu Âu. Với sự tiến bộ về công nghệ sản xuất turbin, những năm gần đây giá thành đầu tư đã giảm mạnh về khoảng 6-8 cent/kW, khiến thị trường điện gió biển toàn cầu phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay, giá điện khai thác từ năng lượng gió đã xấp xỉ với giá điện từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Năng lượng gió trên biển được chuyển đổi thành điện năng nhờ các turbin gió được chế tạo với công nghệ kỹ thuật hiện đại, giúp tuổi thọ cao hơn, phù hợp với điều kiện khắc nghiệt trên biển.

Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng từ tài nguyên gió rất lớn

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 về điện gió trên biển và ngoài khơi vừa diễn ra trong 2 ngày 7-8/7 vừa qua, tiến sĩ Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định: “Tài nguyên năng lượng gió là nguồn năng lượng mới và phát triển mạnh nhất trên thế giới trong thời đại ngày nay”.

Trong khi đó, Việt Nam có nguồn tài nguyên gió vô cùng dồi dào. Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360MW, so với các nước khác trên thế giới là trung bình nhưng là lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với tiềm năng đó sẽ cho công suất lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020.

Bản đồ Mật độ năng lượng gió W/m2/năm. Nguồn: Nhóm tác giả Đoàn Quang Văn, Đinh Văn Nguyên, Hiroyuki Kusaka, Công Thanh, Ansar Khan, Dư Văn Toán, Nguyễn Đình Đức
Bản đồ Mật độ năng lượng gió W/m2/năm. Nguồn: Nhóm tác giả Đoàn Quang Văn, Đinh Văn Nguyên, Hiroyuki Kusaka, Công Thanh, Ansar Khan, Dư Văn Toán, Nguyễn Đình Đức

TS. Dư Văn Toán cho biết, nghiên cứu của ông cùng các đồng nghiệp cho thấy, các vùng biển có tiềm năng năng lượng gió tốt nhất là từ Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và một phần vùng biển trung tâm vịnh Bắc Bộ.

Năng lượng gió khu vực biển Ninh Thuận, Bình Thuận tốt nhất Việt Nam. Ở tầng 100m, tốc độ gió là hơn 10m/s, mật độ năng lượng gió đạt 1.200-1.400W/m2.

Khánh Hòa (bao gồm quần đảo Trường Sa) là tỉnh có đường bờ biển dài nhất 370km, diện tích mặt biển lớn nhất lên tới 37.000km2 và có tài nguyên năng lượng gió cao nhất 259.000MW.

Tiếp theo là Cà Mau với 254km đường bờ biển, 25.400km2 diện tích mặt biển và tài nguyên năng lượng gió lý thuyết đạt 203.200MW.

Tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài 192km, diện tích mặt biển 19.200km2 và tài nguyên gió đạt 172.800MW…

Ngoài ra, tại các khu vực như đảo Phú Quý, Bạch Long Vĩ, Trường Sa cũng có tài nguyên năng lượng gió cao có thể thiết lập các dự án điện gió biển lớn.

Tài nguyên năng lượng gió tại 28 tỉnh ven biển. Nguồn: Nhóm tác giả Đoàn Quang Văn, Đinh Văn Nguyên, Hiroyuki Kusaka, Công Thanh, Ansar Khan, Dư Văn Toán, Nguyễn Đình Đức
Tài nguyên năng lượng gió tại 28 tỉnh ven biển. Nguồn: Nhóm tác giả Đoàn Quang Văn, Đinh Văn Nguyên, Hiroyuki Kusaka, Công Thanh, Ansar Khan, Dư Văn Toán, Nguyễn Đình Đức

Tiềm năng khu vực biển Việt Nam được đánh giá là có thể phát triển năng lượng gió biển tới hàng ngàn GW. Hiện nay, điện gió trên biển ở Việt Nam đang phát triển mạnh với số lượng dự án đã khai thác và có đăng ký đang ở mức khoảng 15GW, nhất là khi các dự án kịp vận hành thương mại áp dụng giá FIT được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua với giá 9,8 cent/kWh trong 20 năm.

Cụ thể, năm 2015 mới có dự án điện gió ven bờ Bạc Liêu công suất 99,6MW hoạt động. Năm 2017, có các dự án như điện gió Khai Long, ven biển các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tới năm 2019, dự án điện gió Kê Gà (Thanglong Wind) công suất 3,4GW, tổng vốn 12 tỷ USD đã được Chính phủ phê duyệt nghiên cứu khả thi.

Năm 2020, tổng công suất Nhóm “Lộ trình điện gió ngoài khơi đến năm 2050” của Ngân hàng thế giới đề xuất tổng 70GW cho 1 quốc gia thành công có giá điện gió biển sẽ đạt 5 cent/KWh. Nếu đạt được 70GW vào 2050 thì Việt Nam sẽ đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và đứng trước Hàn Quốc, Philippinne, Indonesia…

Tính đến 30/10/2021, đã có tổng cộng 84 dự án kịp vận hành thương mại toàn bộ hoặc một phần dự án với tổng công suất lắp đặt nguồn điện gió của toàn quốc là xấp xỉ 4GW. Từ đó đến nay, trong lúc chờ Bộ Công Thương ban hành cơ chế giá đấu thầu, các dự án điện gió đã đăng ký tiếp tục được hoàn thiện và các dự án mới cũng liên tục được đề xuất.

Dự thảo Quy hoạch Điện VIII phiên bản tháng 4/2022, Bộ Công Thương đưa ra công suất 16GW điện gió trên bờ và gần bờ, 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030; đến năm 2045 sẽ có 122GW tổng công suất điện gió. Trong đó, điện gió ngoài khơi là 66GW.

Theo các chuyên gia, đây là những mục tiêu khá thách thức và tham vọng, bởi để đạt được các mục tiêu đó, rất cần kịp thời có quy hoạch không gian biển và khung pháp lý về môi trường. Từ nay đến năm 2030 chỉ còn 7 năm. Trong khi đó, một dự án điện gió ngoài khơi cần 7-10 năm để hoàn thành các khâu khảo sát, đo gió, nghiên cứu địa chất, đánh giá khả thi, đánh giá tác động môi trường, thiết kế, sản xuất các cấu phần, xây dựng, lắp đặt...

Thực hiện công trình điện gió ngoài khơi rất phức tạp về kỹ thuật và đòi hỏi nguồn đầu tư tài chính rất lớn. Về mặt thời gian vẫn có thể khả thi nhưng cần bắt đầu ngay bây giờ, từ việc cấp phép khảo sát địa chất và sớm đưa ra cơ chế chính sách rõ ràng, dài hạn.

Theo ước tính của các chuyên gia, tới năm 2050 Việt Nam có thể sử dụng nguồn tài nguyên gió này để đáp ứng gần 30% nhu cầu điện, thậm chí có thể cao hơn tùy thị trường cũng như tiến bộ công nghệ.

Điện gió ngoài khơi cần có quy hoạch dài hạn và khung chính sách rõ ràng, ổn định

Theo tiến sĩ Dư Văn Toán, quy hoạch không gian biển, quy hoạch phát triển các vùng có tài nguyên gió lớn cần phải được phát triển đồng bộ cùng kinh tế biển bền vững, phù hợp với định hướng, chủ trương lớn trong phát triển ngành kinh tế biển (Năng lượng tái tạo và kinh tế biển mới), đã được quy định trong Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 55/NQ-TW năm 2020 về định hướng phát triển năng lượng và năng lượng tái tạo.

Trong báo cáo "Lộ trình điện gió ngoài khơi cho Việt Nam" ban hành tháng 6/2021 của Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra nhận định, điện gió ngoài khơi có tiềm năng cung cấp 12% điện năng của Việt Nam vào năm 2035. Việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than giúp giảm phát thải hơn 200 triệu tấn carbon và thêm ít nhất 50 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam bằng cách kích thích sự phát triển của chuỗi cung ứng địa phương, tạo ra hàng nghìn việc làm có tay nghề cao và xuất khẩu sang các thị trường điện gió ngoài khơi trên toàn cầu.

Về lâu dài, với chiến lược chuyển đổi năng lượng tái tạo và điện gió trở thành một trong những nguồn năng lượng chính, Việt Nam sẽ phải phát triển chuỗi cung ứng sản xuất turbin và các thiết bị, cấu kiện tại chỗ phục vụ ngành điện gió.

Phát triển chuỗi cung ứng địa phương sẽ làm tăng hàm lượng nội địa hóa trong các dự án, do đó giảm nhập khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, phát triển điện gió cần có cơ chế chính sách đặc thù về tài chính, khoa học công nghệ và thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành công nghiệp này.

Chuyên gia: Điện gió ngoài khơi cần được ưu tiên phát triển như một ngành công nghiệp mới

Các cơ quan quản lý biển và năng lượng cần quan tâm đến việc khảo sát khu vực biển và việc chỉ định giao độc quyền khảo sát một khu vực biển cụ thể cho doanh nghiệp sẽ tránh lãng phí nguồn lực.

Hiện chính sách giao vùng biển cho doanh nghiệp tiến hành khảo sát, đo gió mà chưa chốt phương án dẫn đến trường hợp nhiều doanh nghiệp cùng thực hiện khảo sát tại một khu vực biển, kéo theo đó là sự tốn kém về chi phí thực hiện.

Vì vậy, việc giao độc quyền khảo sát dự án cho doanh nghiệp trong điều kiện Nhà nước chưa đủ năng lực về tài chính là rất cần thiết.

TS. Dư Văn Toán, Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo
Tổng cục Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo ông Toán, đo gió ngoài khơi tiêu tốn một khoản tài chính rất lớn, khoảng 2 triệu USD. Đó là chưa kể chi phí cho các thủ tục hành chính, khảo sát khác tổng cộng khoảng 15 triệu USD/dự án.

Ông Toán cũng đề xuất, các cơ quan Nhà nước quản lý về biển và năng lượng sớm phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể và dài hạn, tạo điều kiện về thị trường cho điện gió ngoài khơi cũng như các hoạt động liên quan như ngành hàng hải, an ninh quốc phòng, các khu bảo tồn biển, ngư trường, kết hợp các ngành kinh tế hướng biển khác.

Các vùng, địa phương ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi cũng cần sớm công bố quy hoạch để có định hướng đầu tư khảo sát, nghiên cứu khả thi, báo cáo tác động môi trường. Cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư điện gió nếu có thể hợp tác, lập ra quy tắc chung về chia sẻ thông tin cũng sẽ giúp giảm bớt thời gian, nguồn lực tài chính cho giai đoạn khảo sát. Bởi khi tham gia đấu thầu, bất cứ hồ sơ thầu nào cũng cần có đầy đủ số liệu đo đạc kỹ thuật.

Cũng trong báo cáo trên, Nhóm Ngân hàng thế giới có đề cập đến kinh nghiệm thành công của ngành điện gió ở một số quốc gia châu Âu. Theo đó, chính phủ các nước đã thực hiện và duy trì khung chính sách chiến lược khuyến khích sự phát triển các trang trại gió ngoài khơi thông qua các đơn vị phát triển và nhà đầu tư tư nhân, sử dụng các quy trình trong quy hoạch không gian biển để cân bằng nhu cầu của các bên liên quan và các hạn chế về môi trường.

Nếu đưa ra được một khung chính sách pháp luật ổn định và hấp dẫn, với tầm nhìn tối thiểu là 10 năm tiếp theo, thì các đơn vị phát triển sẽ xây dựng được các trang trại gió ngoài khơi cung cấp điện năng (chi phí thấp và không phát thải carbon) để tiếp sức cho nền kinh tế.

Các khung chính sách và quy định này đã tạo ra các quy trình vững chắc, minh bạch và kịp thời về cho thuê đáy biển và cấp phép dự án. Đồng thời, các đơn vị phát triển cũng xem xét cần đầu tư gì vào lưới điện và cơ sở hạ tầng khác để có được một danh mục dự án tiềm năng lâu dài. Qua đó, điện gió ngoài khơi có thể thu hút vốn cạnh tranh bằng cách đưa ra một lộ trình ổn định và hấp dẫn cho lượng điện mà các dự án sản xuất ra.

Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Trưa 16/11 (giờ địa phương) nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Chiều ngày 13/11 (giờ địa phương), Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chiều 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024.
Ford Việt Nam tung nhiều ưu đãi trong tháng 11

Ford Việt Nam tung nhiều ưu đãi trong tháng 11

Trong tháng 11/2024, Ford Việt Nam và hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai chương trình khuyến mại “Đại tiệc sale”.
Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Hưng Yên đẩy mạnh phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực

Hưng Yên đẩy mạnh phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực

Sáng 8/11 Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Campuchia phê duyệt 31 dự án đầu tư trong tháng 10

Campuchia phê duyệt 31 dự án đầu tư trong tháng 10

Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) đã phê duyệt 31 dự án đầu tư và mở rộng sản xuất mới trong tháng 10/2024 với tổng vốn hơn 226 triệu USD và dự kiến ​​tạo ra khoảng 16.000 việc làm mới.
Tạo đột phá trong hợp tác với CLMV để vươn lên trong kỷ nguyên phát triển mới

Tạo đột phá trong hợp tác với CLMV để vươn lên trong kỷ nguyên phát triển mới

Chiều 7/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11.
Đề nghị Trung Quốc nghiên cứu triển khai khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Đề nghị Trung Quốc nghiên cứu triển khai khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Thông tin trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8.
T&T Group và JTA hợp tác phát triển khu liên hợp thể thao và công viên Disneyland

T&T Group và JTA hợp tác phát triển khu liên hợp thể thao và công viên Disneyland

Ngày 31/10, T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án khu liên hợp thể thao đa năng và công viên giải trí theo mô hình Disneyland tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal

Đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal

Thủ tướng mong muốn Qatar chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất chế biến thực phẩm Halal qua đó đóng góp vào gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước.
FPT khai trương trụ sở Trung Đông

FPT khai trương trụ sở Trung Đông

Chiều 30/10 (giờ địa phương), Tập đoàn FPT khai trương trụ sở vùng Trung Đông đặt tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia.
Thêm nhiều doanh nghiệp Saudi Arabia quan tâm cơ hội hợp tác với Việt Nam

Thêm nhiều doanh nghiệp Saudi Arabia quan tâm cơ hội hợp tác với Việt Nam

Tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp này sớm đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác về giống, công nghệ, phân bón, ngành thực phẩm Halal cũng như các dự án cơ sở hạ tầng.
Hyundai Palisade 'Made in Vietnam' được xuất khẩu sang Thái Lan

Hyundai Palisade 'Made in Vietnam' được xuất khẩu sang Thái Lan

Hyundai Thành Công Việt Nam vừa xuất khẩu thành công lô xe SUV Palisade thứ tư sang Thái Lan trong tháng 10, nâng tổng số lên 110 chiếc.
Jordan sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm lương thực Halal của Việt Nam

Jordan sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm lương thực Halal của Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc và tham dự Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 (FII8) tại Vương quốc Saudi Arabia, ngày 29/10 (giờ địa phương) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Hoàng Thái tử Jordan Al Hussein bin Abdullah II.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Ai Cập

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Ai Cập

Ngày 29/10 (giờ địa phương), trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly.
Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Saudi Arabia muốn đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn dầu khí hàng đầu của Saudi Arabia muốn đầu tư tại Việt Nam

Trong chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, chiều 29/10 (giờ địa phương) tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amin Al-Nasser, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Đề nghị quỹ lớn nhất UAE đầu tư vào các dự án trọng điểm tại Việt Nam

Đề nghị quỹ lớn nhất UAE đầu tư vào các dự án trọng điểm tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất quỹ đầu tư lớn thứ tư trên thế giới xem xét, đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia tại Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam xây dựng quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xanh.
Đề nghị UAE tạo điều kiện nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam

Đề nghị UAE tạo điều kiện nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam

Ngày 28/10 (giờ địa phương), trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế UAE Abdulla bin Touq Al Marri và đưa ra nhiều đề xuất về hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Bộ Kinh tế UAE: Việt Nam là đối tác lý tưởng

Bộ Kinh tế UAE: Việt Nam là đối tác lý tưởng

Tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định hai bên đang đứng trước cơ hội lớn để kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy lẫn nhau, bổ sung cho nhau, trong khi Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE nhấn mạnh Việt Nam là đối tác lý tưởng.
VinFast VF 7 chính thức hiện diện tại thị trường xe điện tiềm năng nhất Đông Nam Á

VinFast VF 7 chính thức hiện diện tại thị trường xe điện tiềm năng nhất Đông Nam Á

Philippines đang vươn lên vị thế dẫn đầu khu vực ASEAN trong các dự án năng lượng sạch. Cùng với Đạo luật phát triển công nghiệp xe điện (EVIDA), Philippines hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất xe điện, đặc biệt là VinFast.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng

Tối 23/10 (giờ địa phương) trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp lãnh đạo một số nước.
Hợp tác năng lượng - dầu khí là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt - Nga

Hợp tác năng lượng - dầu khí là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt - Nga

Đây là nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại buổi gặp Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga Sergei Tsivilev.
Sắp diễn ra Hội nghị quốc tế về điện gió ngoài khơi và lưu trữ năng lượng VOOWESS 2024

Sắp diễn ra Hội nghị quốc tế về điện gió ngoài khơi và lưu trữ năng lượng VOOWESS 2024

Triển lãm và hội nghị quốc tế lần thứ 7 về điện gió ngoài khơi và lưu trữ năng lượng tại Việt Nam (VOOWESS) năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 tại Khách sạn New World Saigon, TP HCM.
Kim ngạch thương mại Campuchia - Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD trong 9 tháng

Kim ngạch thương mại Campuchia - Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD trong 9 tháng

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch thương mại Campuchia - Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 đạt 5,81 tỷ USD, tăng 21,9% so với mức 4,77 tỷ USD cùng kỳ năm 2023 (YoY).
Campuchia thúc đẩy phát triển ngành ô tô và điện tử

Campuchia thúc đẩy phát triển ngành ô tô và điện tử

Chính phủ Campuchia sẽ nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và điện tử, để theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
'Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU'

'Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU'

Đây là nội dung được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nêu tại buổi gặp mặt với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane Lào, chiều 10/10.
Sớm đưa quan hệ Việt Nam - Malaysia lên tầm cao mới

Sớm đưa quan hệ Việt Nam - Malaysia lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientian, Lào, chiều 10/10 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Thủ tướng nêu 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thủ tướng nêu 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao, ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất các định hướng tương lai quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất các định hướng tương lai quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Sáng 10/10/2024, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27.
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định tiếp tục tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định tiếp tục tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam

Sáng 10/10/2024, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol.
Ủy ban đại diện thường trực ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Lào

Ủy ban đại diện thường trực ASEAN chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Lào

Các thành viên của Ủy ban Đại diện thường trực tại ASEAN đã họp tại Vientiane vào ngày 6/10 vừa qua để hoàn thiện các văn bản trình lên các lãnh đạo ASEAN xem xét tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 44 và 45.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3/10, tại Thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt các doanh nghiệp Ireland.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Boeing toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Boeing toàn cầu

Trong khuôn khổ tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 22/9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi tiếp ông Brendan Nelson, Chủ tịch Boeing toàn cầu.
Xem thêm