Giảm nghèo bền vững: Nên tách bạch mục tiêu cho từng chính sách

Đại biểu Quốc hội cho rằng, muốn giảm nghèo bền vững, cách tiếp cận chính sách hỗ trợ sản xuất đã có sự thay đổi, từ chỗ hỗ trợ cho người dân "con cá" chuyển sang hỗ trợ "cần câu".

Đại biểu Trần Quang Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình - Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Trần Quang Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình - Ảnh: quochoi.vn

Tham gia ý kiến tại Nghị trường ngày 30/10 về mục tiêu chính sách của Chương trình giảm nghèo bền vững, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương phát biểu, mục tiêu của chương trình giai đoạn 2021 – 2025 là đồng thời thực hiện mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, vừa thực hiện mục tiêu của chính sách an sinh xã hội.

Trong khi đó, có nhiều loại hộ nghèo khác nhau với các nguyên nhân nghèo khác nhau như nghèo do không có vốn, không có đất canh tác, do già, ốm đau, tai nạn không có sức lao động, do thiếu kiến thức, kỹ năng lao động, do không chăm chỉ.

"Để chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất phát huy hiệu quả, cần tách bạch mục tiêu trong từng chính sách, không nên lồng ghép mục tiêu an sinh xã hội trong chính sách hỗ trợ phát triển. Chính sách hỗ trợ cần được xây dựng dựa trên quan hệ và các quy luật của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế", đại biểu Dung nói.

Theo đại biểu đoàn Hải Dương, chính sách hỗ trợ phát triển về nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nên hướng tới các doanh nghiệp, hộ gia đình có năng lực sản xuất. Còn chính sách an sinh xã hội, trợ giúp hộ đói, hộ nghèo nên hướng tới các đối tượng là người già, người yếu thế không có khả năng lao động, người dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các đối tượng nằm trong các hộ không có khả năng mở rộng sản xuất.

"Việc tách bạch mục tiêu này sẽ giúp phát huy toàn diện mọi mặt của từng chính sách, đáp ứng mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế được tái nghèo, phát sinh nghèo", đại biểu Dung nói.

Đại biểu cho rằng, muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc "cho con cá và cho cần câu" phải được cân nhắc áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm. Bà Dung nêu ý kiến, các chính sách hỗ trợ trực tiếp hiện nay quan trọng nhưng không nên làm đại trà trong một thời gian dài.

Đồng thời, phải tập trung hỗ trợ cần câu cho những người biết câu, chuyển từ hình thức cho không là chủ yếu sang cho vay.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương
Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Đề nghị nâng mức hỗ trợ xây nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số

Góp ý về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đại biểu Trần Quang Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng nội dung hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào còn rất nhiều khó khăn, nguyên nhân do thiếu quỹ đất.

Theo đại biểu, cần xem xét điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch vùng...để dành thêm quỹ đất sản xuất cho đồng bào nhằm ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Riêng hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với hộ chưa được cấp đất sản xuất, ông Minh nêu thực tế thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do mức hỗ trợ thấp, chỉ 9-10 triệu đồng/người và hướng dẫn nội dung hỗ trợ còn chưa rõ ràng.

Cụ thể, trong hỗ trợ xây dựng nhà ở, quy định nêu rõ vốn hỗ trợ từ nguồn Trung ương là 40 triệu đồng và địa phương đối ứng tối thiểu 10%, trong khi phải đợi đáp ứng đủ 4 tiêu chí là diện tích 30m2 và cứng tường sử dụng 20 năm, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào và thi công ở miền núi.

"Những năm qua, chúng ta hỗ trợ làm rất nhiều nhà cho các đối tượng khó khăn, những hộ nào có đối ứng được thì đa số đã được làm, còn lại những hộ khó, trong khi giá thành để xây dựng nhà như tiêu chí, tối thiểu phải là 120 triệu.

Chương trình có ưu đãi vay vốn, song những hộ này quá khó khăn, có tâm lý dù lãi suất ưu đãi đến mấy, thời gian có kéo dài thì vay cũng phải trả và có vay ở mức tối đa cũng không đủ để làm. Vì vậy, cần phải nâng mức hỗ trợ hợp lý và khả thi", đại biểu đề xuất.

Chương trình mục tiêu quốc gia chỉ nên là nguồn lực mang tính chất dẫn dắt

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu chia sẻ về việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Theo đại biểu mặc dù ngân sách còn khó khăn nhưng đã dành nguồn ngân sách rất lớn cho 3 chương trình. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần phải nhìn nhận lại câu chuyện về lồng ghép nguồn vốn cho phù hợp và toàn diện hơn.

Trong đó, cần phải quan niệm rằng, vốn của chương trình chỉ là nguồn lực mang tính chất dẫn dắt có mục tiêu tập trung vào những vấn đề có trọng tâm trọng điểm đang bức xúc cần thiết nhất.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Do vậy, cần có khâu xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, sự tham gia của người dân, hướng đến sự chuyển biến thực chất trong đời sống, hoạt động sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

Khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch sẽ được giao dịch cả ngày.
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.
Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vẫn tiếp tục giữ xăng và điều hòa nhiệt độ từ 90.000 BTU trở xuống thuộc mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Đây là một trong những giải pháp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 9/3 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân sẽ do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng làm Phó Trưởng ban.
Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Đây là nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chiều 7/3/2025.
Hải Dương đẩy nhanh tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hải Dương đẩy nhanh tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 6/3, tại trụ sở UBND tỉnh Hải Dương, ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp về việc kiểm điểm tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn giao Thường trực Ủy ban Pháp luật - Tư pháp nghiên cứu sửa một số điều của Hiến pháp về tổ chức bộ máy, để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1243/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương Đề án phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Miễn học phí: Phụ huynh nhẹ gánh, con trẻ thêm cơ hội

Miễn học phí: Phụ huynh nhẹ gánh, con trẻ thêm cơ hội

"Chính sách này thật sự ý nghĩa, giúp những gia đình thu nhập trung bình như chúng tôi bớt đi một phần gánh nặng. Số tiền tiết kiệm được có thể dành để đầu tư thêm vào việc học của con," chị Phương Thảo, trú tại quận Hoàng Mai, cho biết.
Hưng Yên phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/9

Hưng Yên phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/9

Ngày 4/3, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tổ chức họp đánh giá tình hình, tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2025

Từ tháng 3/2025, nhiều chính sách và luật mới sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó quy định về mức thu lệ phí trước bạ ôtô điện, xuất khẩu gạo, quản lý thuế doanh nghiệp...
'Nếu bỏ cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp'

'Nếu bỏ cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp'

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thuỷ, nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến việc sửa Hiến pháp.
Doanh nghiệp nhỏ nên có khát vọng tự cường, vươn lên lớn mạnh

Doanh nghiệp nhỏ nên có khát vọng tự cường, vươn lên lớn mạnh

Thủ tướng nhấn mạnh, phải có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh.
Bổ sung chỉ tiêu xây nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Bổ sung chỉ tiêu xây nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 444 ngày 27/2 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong giai đoạn 2025 - 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương gồm 22 đơn vị sau tinh gọn

Cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương gồm 22 đơn vị sau tinh gọn

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Nghị định số 40 tinh gọn cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương với nhiều điểm mới, hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm các ông Phạm Đức Long và Bùi Hoàng Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 1/3/2025.
Đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới

Đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới

Đây là một trong những gợi mở được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chiều 24/2.
Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ cấu tổ chức

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước). Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.
Thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động

Thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động

Ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm tính khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm tính khả thi cao nhất

Chiều tối 23/2, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Bộ Tài chính: Tiếp tục miễn thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính: Tiếp tục miễn thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế).
Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Quốc hội đồng ý bổ sung khoảng 84.300 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2024 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án có khả năng hấp thụ vốn.
Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Quốc hội 'chốt' đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8 tỷ USD

Quốc hội 'chốt' đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8 tỷ USD

Tuyến đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, phấn đấu hoàn thành chậm nhất vào năm 2030.
Những điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Những điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Luật sửa đổi lần này đã bổ sung một số cơ chế, chính sách mới nhằm đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền.
Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM

Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM.
Thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi

Thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi

Chiều 17/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Cơ chế đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là 'điều kiện tiên quyết'

Cơ chế đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là 'điều kiện tiên quyết'

Phát biểu giải trình tại Quốc hội sáng 17/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm rõ một số vấn đề về các cơ chế, chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ có nghị quyết riêng phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ có nghị quyết riêng phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt.
Thủ tướng: 'Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ'

Thủ tướng: 'Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ'

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định thông điệp, để tạo đột phá về khoa học công nghệ thì quá trình thực hiện phải chấp nhận rủi ro, thất bại, thậm chí phải trả giá, coi đó là "học phí".
Xem thêm