qc-phu-my

Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đa số ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra.

Chiều 20/6, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Dự án Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 1 chương và 31 điều so với Luật Khoáng sản năm 2010.

Trình bày tờ trình về dự án Luật, Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Thứ nhất, Luật Khoáng sản chưa quy định quản lý Nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; đặc biệt chưa thống nhất quản lý thông tin, dữ liệu địa chất.

Thứ hai, thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp (thủ tục của mỏ đất san lấp phải thực hiện như một mỏ vàng).

Thứ ba, việc thu tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng khoáng sản còn gặp nhiều bất cập như: Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt chưa đảm bảo tính chính xác; thu tiền cấp quyền khai thác trước khi tiến hành khai thác không tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản mỏ; trường hợp khai thác không đủ trữ lượng được cấp phép hiện chưa có quy định việc hoàn trả tiền cấp quyền.

Từ những tồn tại đó, dự thảo Luật được xây dựng theo hướng tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm 4 không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có quy hoạch khoáng sản...

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày tờ trình.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày tờ trình.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Lê Quang Huy nhấn mạnh, Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Khoảng sản và Địa chất.

Về phân nhóm khoáng sản, Ủy ban cơ bản thống nhất với quy định phân 4 nhóm khoáng sản như dự thảo Luật, trong đó tách riêng nhóm khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường (nhóm 3) và khoáng sản làm vật liệu san lấp (nhóm 4).

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng một số loại khoáng sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và phụ thuộc vào trình độ công nghệ ở thời điểm điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng nên khó xác định thuộc nhóm khoáng sản nào, gây chồng chéo thẩm quyền quy hoạch khoáng sản, có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên hoặc ảnh hưởng đến vấn đề dự trữ tài nguyên quốc gia.

Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn các loại khoáng sản nhóm 4 và làm rõ nội hàm khoáng sản “chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp” để đơn giản hóa thủ tục khai thác cát sông, cát biển làm vật liệu san lấp.

Một số ý kiến đề nghị quy định rõ việc phân nhóm khoáng sản để áp dụng quản lý trong trường hợp mỏ có nhiều loại khoáng sản khác nhau; tiêu chí phân nhóm khoáng sản gắn với tiềm lực vị thế quốc gia, khoáng sản chiến lược gắn với quốc phòng, an ninh như đất hiếm, urani…

Đơn vị thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu giải trình, tiếp thu các ý kiến nêu trên, tránh khoảng trống pháp lý dẫn đến sai phạm, thất thoát, lãng phí. Ngoài ra, quy định phân nhóm khoáng sản cần lưu ý các vấn đề liên quan đến một số khoáng sản như than, quặng phóng xạ, titan, bauxit và mối quan hệ giữa than, dầu và khí, đá phiến.

Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quan điểm của Chính phủ quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như dự thảo Luật vì khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, nhà đầu tư phải trả một khoản tiền để được thực hiện quyền khai thác. Tiền cấp quyền khai thác đã được quy định tại Điều 77 Luật Khoáng sản hiện hành và trong thời gian qua, Ngân sách Nhà nước đã thu được số tiền lớn.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vì việc nộp cả tiền cấp quyền và thuế tài nguyên đang được xem là gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp khoáng sản. Tất cả nghĩa vụ tài chính nên được thể hiện trong khoản thuế mà doanh nghiệp khoáng sản phải nộp, có thể tăng thuế tài nguyên để bù đắp nguồn thu ngân sách do không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Kết quả lấy phiếu xin ý kiến về nội dung trên cho thấy, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (88,4%) tán thành loại ý kiến thứ nhất. Đồng thời, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Quốc hội về kinh nghiệm quốc tế đối với nội dung tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tổng kết tình hình thực hiện tiền cấp quyền khai thác các loại tài nguyên trong thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.
Đại biểu Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Về phương pháp xác định, phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế như quan điểm của Chính phủ tại dự thảo Luật là phù hợp.

Quan điểm này được lý giải là tiền cấp quyền nộp theo năm sẽ giúp doanh nghiệp không mất khoản chi phí lớn tại thời điểm bắt đầu triển khai dự án; việc quyết toán tiền cấp quyền theo sản lượng thực tế sẽ giải quyết vấn đề chênh lệch giữa trữ lượng thăm dò với sản lượng thực tế; nếu tính tiền cấp quyền chỉ căn cứ trên cơ sở sản lượng thực tế thì có thể trùng với thuế tài nguyên.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng khai thác thực tế vì việc tính tiền theo trữ lượng khoáng sản không bảo đảm chính xác, có thể rủi ro cho tổ chức, cá nhân. Có trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép, đã nộp tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng nhưng chưa thể khai thác do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp gặp khó khăn khi rất cần kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản mỏ nhưng đã phải nộp tiền cấp quyền lớn theo trữ lượng khi chưa phát sinh doanh thu.

Tin liên quan

Kết quả lấy phiếu xin ý kiến thành viên Ủy ban KH,CN&MT về nội dung trên cho thấy: 53,5% đồng ý loại ý kiến thứ nhất; 39,5% đồng ý loại ý kiến thứ hai; 4,7% có ý kiến khác; 2,3% không chọn phương án nào.

Có ý kiến đề nghị đối với thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng nên thu tiền cấp quyền theo đợt (2-3 đợt) thay cho việc thu theo năm, không nên quyết toán theo thực tế vì không phù hợp với bản chất. Có ý kiến đề nghị nghiên cứu có phương án đảm bảo sự công bằng giữa phương án thu, nộp đối với mỏ đấu giá và không đấu giá.

Bên cạnh đó, Ủy ban KH,CN&MT đề nghị nghiên cứu, bổ sung căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác đối với tài nguyên mới hoặc khoáng sản đa kim chưa quy định về giá tính thuế tài nguyên; quy định rõ quyết toán theo năm hay cuối chu kỳ khai thác mỏ, phương thức thu, quyết toán.

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các cơ chế, chính sách được kỳ vọng sẽ là cơ sở để địa phương vươn lên bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Theo Nghị định 73 của Chính phủ, từ ngày 1/7, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 2.340.000 đồng/tháng.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Giảm 2% thuế VAT; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại; thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu… là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

Theo ông Phan Đức Hiếu, vấn đề "một luật sửa 4 luật" phải được hiểu rõ ràng rằng sửa luật không phải vì bất cập mà để các luật sớm đưa vào cuộc sống.
Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Ông Đặng Thuần Phong nêu rõ dù lương hưu tăng 15% từ 1/7 nhưng thực tế nếu cộng dồn các năm qua khi liên tục nâng theo chỉ số CPI thì cao hơn 30% so với cán bộ, công chức.
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được thông qua.
Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Quốc hội giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đối với các nội dung đã thực hiện có hiệu quả.
Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Với đại đa số đại biểu tán thành, Luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

Quốc hội đã biểu quyết thông qua, đồng ý để Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng.
Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 462/470 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 95,06%.
Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 28/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), kỳ vọng sẽ tạo nhiều dư địa và trao quyền nhiều hơn để Hà Nội thu hút đầu tư, phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô.
Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, trong đó với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Với giá cổ phiếu HVN đang diễn biến tích cực, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng việc phát hành cổ phiếu ở thời điểm này rất thuận lợi.
Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện trong 5 năm.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (26/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết và dự án Luật quan trọng.
Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lớn cho Vietnam Airlines trong việc vượt qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên đến nay, hãng hàng không vẫn khó khăn nghiêm trọng về tài chính nên chưa thể trả nợ.
Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều ngày 25/6, Quốc hội đã nghe báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn gia nhập CPTPP của Anh.
Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) cần phải đảm bảo phù hợp với xu thế của thế giới để thuế thực sự là công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế và phải thích ứng với biến động của nền kinh tế.
Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Chiều 24/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề chuyển mặt hàng phân bón từ không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế VAT nhận được sự quan tâm của nhiều các đại biểu.
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn bội chi ngân sách Nhà nước năm 2022 là 293.313 tỷ đồng, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Sáng 24/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết một lần thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bằng hình thức bấm nút điện tử. Kết quả, 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Hiện vẫn còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm các bảng lương mới và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.
Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Sáng 21/6, với 93,84% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đây là dự án Luật đầu tiên được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Với 448/449 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Ngày 21/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đa số ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp.
Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Theo Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, những điều có lợi cho người dân thì phải thực hiện ngay. Nếu tiếp cận theo cách này sẽ có niềm tin để triển khai sớm các luật.
'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng phải xác định cơ chế, chính sách, cách thức huy động nguồn lực, thứ tự các dự án ưu tiên... Như vậy mới mong có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội trong tương lai như mong muốn.
Quy hoạch Thủ đô: Đại biểu Quốc hội nêu 3 nút thắt lớn cần giải quyết

Quy hoạch Thủ đô: Đại biểu Quốc hội nêu 3 nút thắt lớn cần giải quyết

Trăn trở làm thế nào để Quy hoạch Thủ đô xây dựng lên sẽ được triển khai thực hiện theo những điểm đã chỉ ra và kỳ vọng, đại biểu Quốc hội nêu 3 nút thắt lớn cần giải quyết.
Hôm nay Quốc hội thảo luận về quy hoạch Thủ đô

Hôm nay Quốc hội thảo luận về quy hoạch Thủ đô

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, Luật Địa chất và khoáng sản, dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn sẽ tiếp tục được Quốc hội bàn thảo.
Những giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát

Những giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát

Chính phủ thúc giục các Bộ ngành tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thi hành sớm các luật: Áp lực rất lớn trong ban hành văn bản hướng dẫn

Thi hành sớm các luật: Áp lực rất lớn trong ban hành văn bản hướng dẫn

Ủy ban Kinh tế ủng hộ chủ trương để các luật sớm đi vào cuộc sống, tuy nhiên còn nhiều nội dung cần hướng dẫn chi tiết, đề nghị Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các văn bản hướng dẫn chi tiết.
Xem thêm