Mekong ASEAN ghi nhận ngày 11/9 tại các cửa hàng chuyên bán đồ bảo hộ lao động trên tuyến phố của Hà Nội như Lê Duẩn, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, các mặt hàng như áo phao, ủng cao su… đều đang trong tình trạng khan hiếm. Tuy nhiên, giá các mặt hàng này gần như không có sự thay đổi so với ngày thường.
Các mặt hàng cứu trợ, cứu hộ như áo phao, phao cứu sinh, nến, ủng, đèn pin… đang bán rất chạy tại Hà Nội. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Hiện nay trên thị trường, áo phao cứu hộ có giá dao động 130.000-245.000 đồng/tùy vào thiết kế và chất liệu. Phao cứu sinh có 2 loại phổ biến gồm phao chất liệu bằng xốp có giá từ 70.000-80.000 đồng/chiếc và loại phao nhựa cứu hộ có giá từ 220.000-290.000 đồng/chiếc. Ủng cao su chống nước có giá khoảng 90.000 đồng/đôi. Quần liền ủng cao su có giá 150.000 đồng/chiếc…
Chia sẻ với Mekong ASEAN, chị Hương, chủ cửa hàng Hương Dũng chuyên bán đồ lao động ở số 112 Yết Kiêu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Áo phao đã hết hàng từ ngày hôm qua rồi. Mặc dù đã đặt hàng với nhà máy từ 2-3 hôm trước nhưng đến nay vẫn chưa có hàng để bán. Bên nhà sản xuất họ cũng nói là do mưa lũ nên tình hình vận chuyển hàng có phần khó khăn hơn so với ngày bình thường”.
Áo phao là mặt hàng được nhiều người tìm mua. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Tương tự, chị Thủy, chủ cửa hàng bán đồ lao động trên đường Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói: “Áo phao ở cửa hàng mình đã hết sạch từ hai ngày trước. Hầu hết người mua là các cá nhân và đoàn thiện nguyện, họ gom hàng để gửi đến những tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi vừa qua”.
Theo chị Thủy, không chỉ áo phao, các mặt hàng như ủng cao su, đèn pin, phao cứu sinh cũng đang trở nên khan hiếm do nhu cầu tìm mua tăng mạnh trong những ngày gần đây.
Các mặt hàng như ủng cao su, đèn pin, phao cứu sinh cũng đang trở nên khan hiếm do nhu cầu tìm mua tăng mạnh trong những ngày gần đây. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Một số người dân có tâm lý chủ động chuẩn bị các vật dụng cứu hộ như đèn pin, áo phao, để đối phó với nguy cơ ngập lụt. Anh Tuấn (trú tại phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Mặc dù chưa có dấu hiệu rõ ràng nhưng mình cứ chuẩn bị trước để đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Hơn nữa, mình nghĩ đây là những vật dụng cần thiết, nên có sẵn trong gia đình”.
Một số người dân có tâm lý chủ động chuẩn bị các vật dụng cứu hộ để đối phó với nguy cơ ngập lụt. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Bên cạnh vật dụng cứu trợ, các mặt hàng thiết yếu như lương khô, bánh ngọt, sữa, nước uống cũng được nhiều người chọn mua.
Các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm luôn trong tình trạng tấp nập khách ra vào. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Chị Thùy Anh, chủ cửa hàng thực phẩm trên phố Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Khoảng một tuần nay, lượng khách mua mì tôm, bánh ngọt với sữa tăng mạnh. Trước đây, một tuần tôi mới phải nhập hàng một lần nhưng mà giờ cứ cách 2-3 hôm là phải nhập hàng rồi”.
Bún miến phở ăn liền của cửa hàng chị Thùy Anh đã vơi đi đáng kể trong những ngày qua. Ảnh: Hà Anh/Mekong ASEAN. |
Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội có thể đạt đỉnh vào trưa 11/9, dưới báo động 3 |
Hải Dương phát lệnh báo động 2 trên sông Luộc |
Hải Dương di dời người dân ra khỏi nơi tiềm ẩn nguy hiểm |