Hải Dương: Lễ hội đền Long Động 2024 tại Nam Sách diễn ra từ 18 - 20/3

đền Long Động Nam Sách
12:15 - 16/03/2024
Hải Dương: Lễ hội đền Long Động 2024 tại Nam Sách diễn ra từ 18 - 20/3
0:00 / 0:00
0:00
Năm nay, lễ hội đền Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách (Hải Dương) diễn ra trong 3 ngày, từ 18 - 20/3 (tức 9 - 11/2 âm lịch). Khai mạc lễ hội diễn ra từ 9h30' - 10h30’ ngày 18/3 (9/2 âm lịch). Đây là năm thứ hai lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện.

Theo kế hoạch của lễ hội, ngày 18/3 (9/2 âm lịch) sẽ diễn ra lễ cáo yết, rước Thánh, tế khai hội từ 6h30' - 8h30’. Khai mạc lễ hội diễn ra từ 9h30' - 10h30’, gồm có các nội dung như chương trình nghệ thuật chào mừng; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; diễn văn khai hội; gióng trống, thỉnh chiêng khai hội; cung tuyên chúc văn tri ân. Tiếp đến, các đại biểu, con cháu Mạc tộc, nhân dân, du khách dâng hương, chiêm bái và tham quan các gian trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Nam Sách.

Đền Long Động tọa lạc tại thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Đền Long Động tọa lạc tại thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Từ 13h30' - 14h00' ngày 18/3 có chương trình biểu diễn các tiết mục văn nghệ đạt giải thi các bài hát về Nam Sách. Hội thi Trạng nguyên nhỏ tuổi từ 14h00' - 15h30'. Sau đó đến phần trao học bổng Quỹ khuyến học Mạc Đĩnh Chi​. Giao lưu văn nghệ từ 19h30' - 21h00'.

Ngày 19/3 (10/2 âm lịch) diễn ra các nghi lễ, hoạt động gồm dâng hương tưởng niệm 678 năm ngày mất của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1346 - 2024); tổ chức các giải thể thao, các trò chơi dân gian (đập niêu, bịt mắt bắt vịt…); giao lưu văn nghệ.​

Ngày 20/3 (11/2 âm lịch) có các nghi lễ, nghi thức gồm tế rã hội (tế yên vị); rước Thánh về Lăng​.

Đền Long Động được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1995. Năm 2019, UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích là điểm du lịch cấp tỉnh.

Đền Long Động được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1995. Năm 2019, UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích là điểm du lịch cấp tỉnh.

Đền Long Động thờ 3 danh nhân khoa bảng hàng đầu đất Việt là Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi. Đền còn có tên gọi là Lũng Động. Tại đây còn phối thờ nữ anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi. Đền được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1995. Năm 2019, UBND tỉnh Hải Dương công nhận di tích là điểm du lịch cấp tỉnh.

Cách đền Long Động khoảng 500 mét về phía đông là lăng quan Trạng - nơi an táng Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi.

Cách đền Long Động khoảng 500 mét về phía đông là lăng quan Trạng - nơi an táng Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi.

Theo gia phả họ Mạc Việt Nam, cụ Mạc Hiển Tích sinh năm 1060 ở làng Lũng Động là người đỗ đầu khoa thi năm Quảng Hựu thứ 2 đời Lý Nhân Tông (năm 1086). Cụ được bổ nhiệm chức Hàn lâm học sĩ, sau thăng lên Thượng thư Bộ Lại, từng đi sứ Chiêm. Mạc Hiển Tích là người rất nổi tiếng, là vị Trạng nguyên thứ hai của Việt Nam, được coi là thủy tổ họ Mạc Việt Nam.

Cụ Mạc Kiến Quan là em ruột cụ Mạc Hiển Tích, đỗ đầu khoa thi năm Kỷ Tỵ (năm 1089), làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công.

Cụ Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) là cháu đời thứ 5 của Mạc Hiển Tích, thi đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (năm 1304), đời vua Trần Anh Tông. Trong lần đi sứ sang Trung Quốc, tài năng của Mạc Đĩnh Chi được triều Nguyên thán phục và được xem là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Chi hội trưởng Chi hội Người Cao tuổi thôn Long Động Nguyễn Thị Mái - người trực tiếp phụ trách đội tế cho biết, mặc dù thời tiết có mưa rét, song từ 20h - 22h giờ hàng ngày, các hội viên người cao tuổi thôn Long Động đều đến tập trung đẩy đủ để luyện tập. Các thành viên rất nhiệt tình, trách nhiệm với công việc để góp phần vào thành công của lễ hội năm nay.

Lễ hội đền Long Động năm 2024 được tổ chức từ ngày 18 - 20/3 (tức 9 - 11/2 âm lịch).

Lễ hội đền Long Động năm 2024 được tổ chức từ ngày 18 - 20/3 (tức 9 - 11/2 âm lịch).

Bà Đoàn Thị Huê (78 tuổi), một người dân thôn Long Động chia sẻ, chúng tôi rất tự hào về truyền thống của quê hương mình, nên đến dịp lễ hội đền Long Động là cả làng ai cũng vui mừng và mong chờ được đi dự hội. Những ngày chuẩn bị tổ chức lễ hội, ai làm được việc gì là làm việc ấy, phục vụ hết mình để du khách thập phương về dự lễ hội đều cảm thấy vui vẻ, phấn khởi.

Lễ hội đền Long Động hàng năm không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của người dân và du khách, mà còn là dịp sum họp cộng đồng, ôn lại truyền thống văn hóa lịch sử tốt đẹp của quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để tôn vinh truyền thống khoa bảng, hiếu học của người dân địa phương.

Tin liên quan

Đọc tiếp