HSBC: Cán cân thương mại thặng dư không đủ đưa tài khoản vãng lai Việt Nam khỏi thâm hụt

Ngày 17/12, Ngân hàng HSBC nhận định kiều hối, kim ngạch xuất khẩu và tiềm năng thu hút FDI là những điểm sáng nổi bật hỗ trợ cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam trong năm 2021.

HSBC: Cán cân thương mại thặng dư không đủ đưa tài khoản vãng lai Việt Nam khỏi thâm hụt

Trong báo cáo “Vietnam at a glance” tháng 12/2021, các chuyên gia HSBC nhận định tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng trong những tháng qua khi làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát là thử thách khó khăn nhất mà Việt Nam từng đối mặt. Tuy nhiên, trong bức tranh chung khó khăn, vẫn còn nhiều điểm sáng hỗ trợ tài khoản vãng lai.

Vẫn còn nhiều điểm sáng hỗ trợ tài khoản vãng lai

Theo HSBC, trong những giai đoạn khó khăn như hiện nay, kiều hối ổn định và đều đặn từ cộng đồng người Việt ở hải ngoại là nguồn hỗ trợ có giá trị cho tài khoản vãng lai của Việt Nam. Bất chấp đại dịch, trong năm 2021, Việt Nam vẫn là nước nhận kiều hối cao thứ ba ở châu Á với tổng giá trị kiều hối chuyển về đạt 18 tỷ USD, chỉ đứng sau Trung Quốc và Philippines.

(Nguồn: HSBC)
(Nguồn: HSBC)

Xuất khẩu là điểm sáng tiếp theo khi nền kinh tế mở cửa trở lại từ tháng 10 nhờ Nghị quyết 128 của Chính phủ, thúc đẩy sản xuất phục hồi, mở ra khả năng đưa cán cân thương mại trở lại thặng dư trong quý IV/2021.

Xuất khẩu tháng 11 tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là nhờ mức tăng vọt 23% trong xuất khẩu smartphone và mức tăng mạnh 29% của xuất khẩu máy móc (so với cùng kỳ năm trước).

Trong nhóm những ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng dịch thứ 4, xuất khẩu dệt may đã dần hồi phục với mức tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Thặng dư thương mại cộng dồn trong tháng 10 và tháng 11 đạt 2,8 tỷ USD, bù đắp các tháng thâm hụt của quý III, qua đó đẩy thặng dư thương mại từ đầu năm đến nay lên 0,9 tỷ USD.

Xuất khẩu phục hồi trong tháng 10 và tháng 11 (Nguồn: CEIC, HSBC)
Xuất khẩu phục hồi trong tháng 10 và tháng 11 (Nguồn: CEIC, HSBC)

Bên cạnh đó, các chuyên gia HSBC nhận định dòng vốn FDI ổn định là trụ cột vững chắc hỗ trợ các cán cân chính của Việt Nam. Bất chấp những biến động khó lường do đại dịch, FDI ròng liên tục duy trì ở mức 6% GDP, tương đương với mức trước đại dịch.

HSBC nhận định rằng FDI là một “con át chủ bài” của Việt Nam vì nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực sản xuất đã giúp cải thiện tình hình tài khoản vãng lai.

Trong khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng làm dấy lên nhiều câu hỏi về triển vọng thu hút FDI của Việt Nam, HSBC nhận định tiềm năng tăng trưởng lâu dài vẫn được duy trì do quyết định đầu tư FDI phụ thuộc lớn hơn vào tiềm năng trong trung và dài hạn của nền kinh tế.

FDI vào Việt Nam tiếp tục bền bỉ (Nguồn: CEIC, HSBC)
FDI vào Việt Nam tiếp tục bền bỉ (Nguồn: CEIC, HSBC)

“Vẫn còn nhiều lý do chính đáng để lạc quan về các điều kiện cơ bản của Việt Nam nếu xét tới lợi thế cạnh tranh trong hiệu quả chi phí nhân công, cơ sở hạ tầng được cải thiện, các cụm công nghiệp có sẵn và một loạt hiệp định tự do thương mại. Vốn FDI mới đã tăng gần 4% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, hơn một nửa trong số đó là nhờ sự gia tăng năng lực trong lĩnh vực sản xuất. Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung và LG đều đã công bố kế hoạch đầu tư mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam”, theo báo cáo của HSBC.

Dự báo tài khoản vãng lai của Việt Nam thâm hụt, lạm phát dưới 2% trong năm 2021

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng về kiều hối, kim ngạch xuất khẩu và dòng vốn FDI, HSBC đánh giá rằng các con số thặng dư này không đủ bù đắp các mức thâm hụt chính và thâm hụt dịch vụ.

Cụ thể, trong năm đầu tiên dịch COVID-19 bùng phát, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam ghi nhận ở mức cao kỷ lục, tương đương 5,5% GDP nhờ xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc trong khi nhập khẩu thu hẹp bất thường. Nhưng đến quý II/2021, cán cân thương mại quốc gia đã chuyển từ thặng dư sang thâm hụt với mức thâm hụt tài khoản vãng lai hàng quý tương đương 6,7% GDP.

(Nguồn: CEIC, HSBC)
(Nguồn: CEIC, HSBC)

Bối cảnh thay đổi đã khiến HSBC đánh giá lại tình hình tài khoản vãng lai của Việt Nam, với nhận định tài khoản vãng lai trong quý III/2021 nhiều khả năng rơi xuống mức âm trước khi có thặng dư nhẹ trong năm 2022.

Thâm hụt trong lĩnh vực dịch vụ cũng góp phần tác động tiêu cực đến tình hình tài khoản vãng lai. Trước đại dịch, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ mang lại nguồn thu ngoại hối quan trọng khiến thâm hụt dịch vụ trường kỳ của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 1,5 tỷ USD vào năm 2019. Tuy nhiên, khi ngành du lịch bị “đóng băng”, thâm hụt dịch vụ tăng gần 10 lần lên đến 10 tỷ USD trong năm 2020.

“Tình hình chưa mấy cải thiện trong năm 2021 cho thấy thâm hụt dịch vụ năm nay nhiều khả năng không dưới mức năm ngoái. Điều đáng khích lệ là Việt Nam đã bước đầu mở cửa lại biên giới đón khách du lịch nước ngoài đến năm địa phương từ tháng 11", các chuyên gia HSBC nhận định.

Về triển vọng ngành du lịch năm 2022, HSBC cho rằng khả năng phục hồi hình chữ V khó có khả năng xảy ra trong ngắn hạn do nhiều yếu tố như sự thiếu vắng du khách quốc tế, tiến trình mở lại các đường bay quốc tế còn gặp nhiều khó khăn… Do đó nhìn chung ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt dịch vụ lên tài khoản vãng lai sẽ còn, mặc dù nhiều khả năng ảnh hưởng không phải quá lớn.

Về rủi ro lạm phát, HSBC nhận định lạm phát đã tăng nhanh hơn kỳ vọng trong tháng 11, nhưng nguyên nhân chủ yếu đến từ yếu tố chi phí đẩy do giá nhiên liệu tăng cao, còn lạm phát từ nhu cầu vẫn còn yếu. Dự báo lạm phát năm 2021 đạt 1,9% trước khi tăng lên 2,7% trong năm 2022.

"Xét cho cùng, ưu tiên lúc này của các nhà làm chính sách là lấy lại đà tăng trưởng và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiệm vụ cấp thiết nhất là làm sao kiểm soát được đợt bùng dịch COVID-19 thứ 5, tạo nền tảng vững chắc cho sự phục hồi của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút công nhân trở lại nhà máy làm việc an toàn, ổn định", các chuyên gia HSBC nhận định.

Hải Dương phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

Hải Dương phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

Đây là thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; kế hoạch kịch bản tăng trưởng kinh tế và kịch bản tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức sáng 14/1, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông (thành phố Hải Dương).
Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Năm 2024, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Thái Lan đạt 20,18 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính, trong đó Thái Lan là thị trường lớn nhất trong khối ASEAN.
Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Năm 2024, nhiều địa phương đạt số thu ngân sách kỷ lục, vượt dự toán và tăng cao so với năm trước, trong đó TP HCM và Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc thu ngân sách 500.000 tỷ đồng.
VF 5 là mẫu xe bán chạy nhất của VinFast trong năm 2024

VF 5 là mẫu xe bán chạy nhất của VinFast trong năm 2024

Ngày 11/1, VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe.
Năm 2024: Tổng tài sản MB vượt một triệu tỷ đồng, lợi nhuận tăng trưởng 2 con số

Năm 2024: Tổng tài sản MB vượt một triệu tỷ đồng, lợi nhuận tăng trưởng 2 con số

Ngân hàng MB ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024, với tổng tài sản đạt trên một triệu tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 27.600 tỷ đồng, tăng 12%.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Kết thúc năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu vượt mốc 2 tỷ USD và đạt kỷ lục 2,25 tỷ USD.
SK Investment giảm tỷ lệ sở hữu tại Vingroup

SK Investment giảm tỷ lệ sở hữu tại Vingroup

Theo thông tin do Tập đoàn Vingroup công bố ngày 10/1, SK Investment (Hàn Quốc) sẽ chuyển nhượng hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Vingroup từ 6,05% tổng số cổ phiếu đang lưu hành xuống 4,72% và không còn là cổ đông lớn.
ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

Năm 2024, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận xuất siêu đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,36 tỷ USD so với năm 2023.
Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Theo GACC, 11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 5.596,7 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 884 tỷ USD.
SSI dự báo VN-Index lên 1.450 điểm vào cuối năm 2025

SSI dự báo VN-Index lên 1.450 điểm vào cuối năm 2025

SSI cho rằng, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và sự phục hồi của ngành bất động sản sẽ là hai chủ điểm đầu tư chính năm 2025.
Cà Mau: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

Cà Mau: Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

Năm 2025, tỉnh Cà Mau thực hiện hai kịch bản tăng trưởng kinh tế, trong đó một kịch bản tăng 6,5% - 7%; một kịch bản tăng trưởng cao với 8 - 10%.
Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Một báo cáo do MBS vừa công bố nhận định, thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là điểm sáng của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2025. Ngược lại, nhu cầu có thể sẽ suy giảm từ thị trường Trung Quốc và EU.
Lợi nhuận BIDV vượt mốc 31.000 tỷ đồng trong năm 2024

Lợi nhuận BIDV vượt mốc 31.000 tỷ đồng trong năm 2024

Ngân hàng BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng năm 2024 đạt hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 12,4%, tiếp tục dẫn đầu về quy mô tổng tài sản và duy trì các chỉ tiêu an toàn theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt ra nước ngoài cao nhất 5 năm

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt ra nước ngoài cao nhất 5 năm

Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài năm 2024 đạt gần 664,8 triệu USD, tăng 57,7% so với năm 2023, cao nhất giai đoạn 2019-2024.
Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Việt Nam chi hơn 380 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa năm 2024, trong đó 93,6% là hàng tư liệu sản xuất, 6,4% còn lại là hàng tiêu dùng.
Du lịch Việt cán đích mục tiêu đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế

Du lịch Việt cán đích mục tiêu đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế

Năm 2024, Việt Nam đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế, bằng 98% so với năm 2019 và tăng 39,5% so với năm trước, đạt mục tiêu đặt ra từ đầu năm (đón từ 17-18 triệu lượt khách quốc tế).
Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Việt Nam kết thúc năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 405 tỷ USD. Đóng góp vào con số chung này là 8 mặt hàng có giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm tới 69% tỷ trọng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN quay lại con số 80 tỷ USD và lần đầu đạt mức 83 tỷ USD - mốc cao nhất từ trước tới nay.
Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng

Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng

Theo GSO, tính chung năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610.000 đồng so với năm trước.
Năm 2024, CPI của cả nước tăng 3,63%

Năm 2024, CPI của cả nước tăng 3,63%

Một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế; giá nhà ở thuê, giá xăng dầu tăng,... là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI thực hiện năm 2024 lập kỷ lục đạt 25,35 tỷ USD

Vốn FDI thực hiện năm 2024 lập kỷ lục đạt 25,35 tỷ USD

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Gần 233.500 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2024

Gần 233.500 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2024

Số doanh nghiệp trở lại hoạt động và đăng ký mới trong năm 2024 là 233.419 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế đạt 3.572.886 tỷ đồng.
TKV cung cấp gần 40 triệu tấn than cho sản xuất điện trong năm 2024

TKV cung cấp gần 40 triệu tấn than cho sản xuất điện trong năm 2024

Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong năm 2024, sản lượng than cung cấp cho sản xuất điện là 39,9 triệu tấn, chiếm 85,12% trên tổng sản lượng than tiêu thụ cả năm là 46,84 triệu tấn.
Dệt may TNG lãi kỷ lục, đơn hàng phủ kín nửa đầu năm 2025

Dệt may TNG lãi kỷ lục, đơn hàng phủ kín nửa đầu năm 2025

Dệt may TNG ghi nhận lợi nhuận năm 2024 đạt mức cao nhất trong lịch sử, với 315 tỷ đồng, tăng 44% so với năm trước. Đặc biệt, công ty đã chốt kín đơn hàng đến tháng 6/2025 nhờ chiến lược mở rộng khách hàng và nâng cấp năng lực sản xuất.
PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm nhẹ trong tháng cuối năm 2024

PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm nhẹ trong tháng cuối năm 2024

Theo Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, các điều kiện kinh doanh tổng thể của ngành sản xuất Việt Nam đã suy giảm nhẹ vào tháng 12/2024.
May 10 vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2024, đặt mục tiêu lãi 135 tỷ đồng cho năm 2025

May 10 vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2024, đặt mục tiêu lãi 135 tỷ đồng cho năm 2025

May 10 đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2024 với 131,5 tỷ đồng, tăng 14%. Năm 2025, công ty đặt mục tiêu doanh thu 5.055 tỷ đồng và lợi nhuận 135 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục hơn 10 năm, cùng với kết quả này lượng nhập khẩu than từ một số thị trường chính cũng tăng vượt trội, đặc biệt nhập từ Malaysia cao gấp 114 lần so với cùng kỳ.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 32 mặt hàng chính sang thị trường Đông Nam Á này trong 11 tháng đầu năm nay. Gạo dẫn đầu với 2,47 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 20,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó lớn nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 5,09 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, Việt Nam đã chi 361,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

PV GAS ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt trên 13.000 tỷ đồng, bằng 182% kế hoạch, tương ứng gần 25% lợi nhuận toàn Petrovietnam.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Xem thêm