HSBC: Việt Nam có nền tảng thuận lợi vượt trội để thu hút FDI

Tại báo cáo mới công bố, HSBC nhận định, những nền tảng cơ bản thuận lợi tạo cho Việt Nam vị thế của một điểm đến FDI rất tốt, vượt trội hơn các nước ASEAN khác.
Thu hút FDI: Những nền tảng cơ bản thuận lợi tạo vị thế cho Việt Nam

Việc lùi một bước để dành thời gian đánh giá lại các yếu tố nền tảng của Việt Nam, ngay từ đầu đã là yếu tố thu hút một loạt công ty nước ngoài đến đây, có thể giúp phác thảo bức tranh triển vọng FDI vốn vẫn hấp dẫn đối với Việt Nam, báo cáo "Vietnam at a glance - FDI" do bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC công bố ngày 8/8 nhận định.

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho biết, trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã vươn mình trở thành một cứ điểm sản xuất lớn và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu đã tăng hơn 13% bình quân hàng năm từ 2007, chiếm lĩnh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ trước tới nay, các dòng vốn FDI chủ yếu đến từ Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là của Samsung. Kể từ khi Samsung thành lập nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên ở tỉnh Bắc Ninh vào năm 2008 tới nay, hơn một nửa sản phẩm điện thoại thông minh toàn cầu của hãng này được sản xuất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD.

Nỗ lực của những doanh nghiệp thâm nhập thị trường sớm này đã khuyến khích các tập đoàn công nghệ lớn khác đầu tư vào năng lực sản xuất của Việt Nam. Năm 2023, các công ty sản xuất Trung Quốc hàng đầu đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, với gần 20% vốn FDI đăng ký mới bắt nguồn từ Trung Quốc đại lục.

Thu hút FDI: Những nền tảng cơ bản thuận lợi tạo vị thế cho Việt Nam

Chi phí cạnh tranh, hỗ trợ về thuế hút vốn FDI vào Việt Nam

Theo HSBC, sự quan tâm của các tập đoàn đa quốc gia đối với Việt Nam tăng mạnh xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến chi phí cạnh tranh và các chính sách hỗ trợ FDI.

So sánh chi phí lao động ở châu Á, mức lương nhân công sản xuất ở Việt Nam thấp hơn ở Trung Quốc và các quốc gia khác, dù người dân Việt Nam có trình độ giáo dục phổ thông vững vàng, thể hiện qua kết quả khảo sát PISA của Việt Nam ở mức cao, là chương trình đánh giá học sinh quốc tế khảo sát kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi.

Các chi phí khác, chẳng hạn như năng lượng cần thiết cho vận hành nhà máy, ở Việt Nam cũng cạnh tranh. Khi so sánh giá điện cho kinh doanh, Việt Nam thấp thứ hai so với các quốc gia khác, mặc dù những thay đổi gần đây khiến thời gian điều chỉnh giá điện rút ngắn hơn có thể ảnh hưởng đến tình hình hiện tại. Trong khi đó, dầu diesel, vốn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, cho thấy một lợi thế cạnh tranh về giá.

Ngoài ra, Việt Nam đã đạt được tiến độ đáng kể trong việc thiết lập những thỏa thuận kinh tế khác nhau với các đối tác thương mại, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhờ vậy, những bước tiến này đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, giúp Việt Nam trở nên ngày càng cởi mở hơn với FDI, theo OECD.

Một phần nguyên nhân của môi trường đầu tư thuận lợi có thể lý giải là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ thông qua hệ thống thuế. Việt Nam có vị thế cạnh tranh so với các quốc gia khác nhờ mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định 20%. Một số doanh nghiệp có thể tận dụng các đợt miễn và giảm thuế kéo dài để giảm thêm mức thuế suất thực tế phải chịu.

Tính đến hiện tại, các yếu tố hấp dẫn đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và giúp Việt Nam hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thực tế, mức độ tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng mạnh qua các năm, hiện tại có thể sánh với Singapore.

Mặc dù vậy, sự gia tăng hội nhập lại chủ yếu diễn ra thông qua liên kết ngược nhiều hơn. Việt Nam hiện tại được định vị là trung tâm nhập khẩu đầu vào trung gian phức tạp cho khâu lắp ráp cuối cùng, minh chứng là tỷ lệ nội địa hóa thấp trong ngành hàng điện tử, HSBC chỉ ra vấn đề.

Thu hút FDI: Những nền tảng cơ bản thuận lợi tạo vị thế cho Việt Nam

Để duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ

Để duy trì dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, báo cáo của HSBC chỉ ra rằng, điều quan trọng là Việt Nam phải vươn lên trong chuỗi giá trị sản xuất và nâng phần giá trị cộng thêm nội địa trong những hàng hóa này.

So với mức tăng mạnh của xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng, tỷ trọng của Việt Nam trong xuất khẩu vi mạch tích hợp (IC) toàn cầu tăng trưởng với tốc độ chậm hơn. Mặc dù lao động có nền tảng giáo dục vững vàng, sự thiếu hụt nhân công có trình độ chuyên môn kỹ thuật dẫn đến những khó khăn trong phát triển năng lực sản xuất chất bán dẫn. Điều này thôi thúc Chính phủ phải tìm cách mở rộng nguồn nhân lực ngành bán dẫn trong những năm tới.

Sự thiếu hụt nhân công có chuyên môn cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như logistics và vận tải hàng hải. Bên cạnh mở rộng và nâng cao giáo dục nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia, cần thêm nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ khuyến khích sự tham gia của các công ty nước ngoài với nền kinh tế trong nước có thể giúp tăng lợi ích của các dòng vốn FDI ngày càng phức tạp.

Chẳng hạn, công ty sản xuất chip có trụ sở tại Mỹ Synopsys mới đây ký thỏa thuận hợp tác làm việc cùng sinh viên và giảng viên Đại học Quốc gia TP HCM trong thiết kế, đào tạo và nghiên cứu vi mạch.

Điều đáng khích lệ là đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy nhiều kiến thức và quy trình sản xuất phức tạp thâm nhập vào Việt Nam. Năm 2022, Samsung thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Hà Nội nhằm phát triển thêm năng lực sản xuất, đồng thời bắt đầu sản xuất một số thành phần bán dẫn. Trong khi đó, Apple cũng gia tăng tầm ảnh hưởng ở Việt Nam, phân bổ nguồn lực phát triển sản phẩm cho iPad.

Các yếu tố bên cạnh cân nhắc về thuế, chẳng hạn như chất lượng cơ sở hạ tầng, cũng cần được tích cực giải quyết trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi tại nhiều nước.

Các biện pháp như tận dụng số hóa để quy trình thương mại được thông suốt, đảm bảo năng lượng ổn định và xanh, cũng như tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia trong những năm tới, HSBC gợi ý.

Thành phố Hưng Yên ước thiệt hại sau bão lũ gần 450 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên ước thiệt hại sau bão lũ gần 450 tỷ đồng

Tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), cơn bão số 3 (bão Yagi) và lũ lụt đã ảnh hưởng và gây thiệt hại cho nhà ở, phòng học, thiết bị giáo dục, cơ sở y tế, sản xuất nông nghiệp, công trình văn hóa, di tích lịch sử... với tổng thiệt hại ước tính ban đầu là 447,355 tỷ đồng.
Trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Theo bản tin dự báo áp thấp phát lúc 11h ngày 16/9 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay đang có một khối áp thấp nhiệt đới hoạt động trên vùng biển đảo Luzon, Philippines.
Xuất cấp lương thực, vật tư cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ đến nay của Quảng Ninhn do cơ bão số 3 (bão Yagi) gây ra là 23.770 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại trong đợt mưa bão này của toàn quốc.
Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Hải Dương đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trụ sở, kho tàng, trường học, nhà dân và công trình đê điều, thủy lợi... thiệt hại về kinh tế theo thống kê ban đầu ước tính trên 790 tỷ đồng.
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Bị ảnh hưởng nặng từ cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai ước tính thiệt hại ban đầu trên 3.000 tỷ đồng.
Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Với thiệt hại của bão số 3 khoảng 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước trong năm 2024 có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tính 6,8-7%.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Hội nghị được tổ chức với 4 mục tiêu lớn: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng đã bắt đầu triển khai miễn, giảm lãi vay nhằm giúp người dân và doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau bão, ổn định sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ thêm cho tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ thêm cho tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái.
Thủ tướng Chính phủ tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Thủ tướng Chính phủ tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Sáng 14/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Chiều 13/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Tổng thống đắc cử Cộng hoà Indonesia Prabowo Subianto sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hỗ trợ 20 tỷ đồng cho tỉnh Bắc Kạn khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ 20 tỷ đồng cho tỉnh Bắc Kạn khắc phục thiệt hại do bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định 973/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Bắc Kạn.
Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Lũ trên các sông xuống dần, nước sắp rút khỏi các vùng ven đê sông Hồng ở Hà Nội

Lũ trên các sông xuống dần, nước sắp rút khỏi các vùng ven đê sông Hồng ở Hà Nội

Theo bản tin lũ phát lúc 9h ngày 13/9 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước trên các sông khu vực Bắc Bộ đang xuống dần và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong hôm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thông điệp tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thông điệp tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và các nỗ lực chung nhằm củng cố hòa bình, hợp tác và đoàn kết quốc tế, góp phần thực hiện hiệu quả các Mục tiêu Phát triển Bền vững,...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn động viên bà con vùng 'rốn lũ' Thái Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn động viên bà con vùng 'rốn lũ' Thái Nguyên

Chiều 12/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, động viên và kiểm tra công tác chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cầu Phong Châu cần làm sớm, khẩn trương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cầu Phong Châu cần làm sớm, khẩn trương

Cầu Phong Châu nằm trong tuyến đường giao thông huyết mạch không chỉ của riêng tỉnh Phú Thọ mà của các tỉnh lân cận. Vì vậy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu cần làm sớm, khẩn trương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Chiều 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão tại tỉnh Tuyên Quang.
ASEAN sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực cứu trợ sau bão Yagi

ASEAN sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực cứu trợ sau bão Yagi

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố chung bày tỏ đau buồn và sẻ chia trước thiệt hại do bão Yagi gây ra ở Philippines, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác.
Quốc tế tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Quốc tế tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Australia, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc là những quốc gia đầu tiên hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3 (cơn bão Yagi). Nhiều tổ chức quốc tế cũng đang tích cực xem xét viện trợ trên cơ sở nhu cầu thực tế của phía Việt Nam.
Khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/9 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 37, cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 và xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Lũ trên sông Hồng đang xuống chậm

Lũ trên sông Hồng đang xuống chậm

Theo bản tin lũ phát lúc 9h sáng 12/9 của Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang xuống chậm, dự báo đến đầu giờ chiều nay sẽ giảm thêm 3cm.
Công điện của Thủ tướng: đảm bảo an toàn đê điều trên các sông Bắc bộ

Công điện của Thủ tướng: đảm bảo an toàn đê điều trên các sông Bắc bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Ứng phó với bão lũ, cả cộng đồng chung tay

Ứng phó với bão lũ, cả cộng đồng chung tay

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng trong bối cảnh tình hình bão, mưa lũ, thiên tai gây hậu quả rất lớn và dự báo vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội tăng chậm

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội tăng chậm

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, sau thời điểm chững lại lúc 18h, mực nước sông Hồng lúc 20h ngày 11/9 tiếp tục tăng thêm 4cm.
Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên của Australia đã đến Hà Nội

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên của Australia đã đến Hà Nội

Chính phủ Australia công bố sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu đô la Australia nhằm ứng phó với các thiệt hại do bão Yagi gây ra.
Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Trung Quốc bảo đảm xả lũ thượng nguồn sông Lô ở mức nhỏ nhất

Trung Quốc bảo đảm xả lũ thượng nguồn sông Lô ở mức nhỏ nhất

Trước thông tin Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập thuỷ điện Ma Lù Thàng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thượng nguồn sông Lô), Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và tỉnh Vân Nam.
UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đặng Quốc Khánh

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật ông Đặng Quốc Khánh

UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Đặng Quốc Khánh - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ.
Lưu lượng nước về hồ Thủy điện Thác Bà đang giảm dần

Lưu lượng nước về hồ Thủy điện Thác Bà đang giảm dần

Tại thời điểm 13h30 ngày 11/9, công trình hồ Thủy điện Thác Bà an toàn, lượng nước về hồ đang giảm dần, đạt 2.992 m3/s; lưu lượng xả 3.005 m3/s.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Với 30 hoạt động chính thức cấp cao và hoạt động bên lề, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Xem thêm