Kinh doanh hiệu quả, Nam Long báo lãi lớn trong quý 2

TCBS Nam Long
17:23 - 20/07/2023
Chiếm phân nửa cơ cấu nợ vay của Nam Long là 2.585 tỷ đồng trái phiếu. Ảnh: Minh Phong
Chiếm phân nửa cơ cấu nợ vay của Nam Long là 2.585 tỷ đồng trái phiếu. Ảnh: Minh Phong
0:00 / 0:00
0:00
Dù doanh thu giảm đáng kể so với cùng kỳ, Nam Long vẫn báo lãi quý 2/2023 gần 231,5 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn nhiều khoản lãi 16,2 tỷ đồng của quý 1/2023.

CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) ngày 20/7 công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023, ghi nhận doanh thu thuần đạt 953,3 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên với việc giá vốn hàng bán giảm tới 42% về còn 392,6 tỷ đồng, lợi nhuận gộp của công ty hầu như được giữ nguyên ở mức 561 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng 55% lên 40,5 tỷ đồng, phần lãi trong công ty liên doanh và liên kết đạt 37,2 tỷ đồng, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính tăng 76% lên 74,5 tỷ đồng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 19% và 18,6% về còn 128 tỷ đồng và 122 tỷ đồng.

Khấu trừ thuế phí, Nam Long báo lãi quý 2/2023 gần 231,5 tỷ đồng, tăng 20,4% so với thực hiện của quý 2/2022 và cao hơn nhiều khoản lãi 16,2 tỷ đồng của quý 1/2023.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Nam Long ghi nhận doanh thu 1.188,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 247,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 35% và 10,1% so với cùng kỳ năm 2022, tương ứng mới chỉ hoàn thành 25% kế hoạch doanh thu và 27% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức hồi tháng 4 vừa qua.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Nam Long giảm nhẹ so với đầu năm xuống còn 26.983 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm 23.840 tỷ đồng bao gồm 2.320 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương với tiền; 1.172 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn; 1.283 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Chiếm phần lớn cơ cấu tài sản của Nam Long là 16.269 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 9,7% so với thời điểm cuối năm 2022, trong đó lớn nhất là Dự án Izumi (9.012 tỷ đồng), Dự án Waterpoint Giai đoạn 1 (3.601 tỷ đồng), Dự án Waterpoint Giai đoạn 2 (3.601 tỷ đồng), Dự án Hoàng Nam (Akari - 819 tỷ đồng), Dự án Cần Thơ (699 tỷ đồng)…

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả tại cuối quý 2/2023 của Nam Long tăng nhẹ lên gần 13.832 tỷ đồng, bao gồm 960 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn, 3.351 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn, 1.087 tỷ đồng chi phí phải trả ngắn hạn, 1.527 tỷ đồng phải trả ngắn hạn khác.

Nợ vay tài chính của Nam Long giảm 2,6% về còn 5.046,6 tỷ đồng, bao gồm 1.412 tỷ đồng vay ngắn hạn và 3.634 vay dài hạn.

Chiếm phân nửa cơ cấu nợ vay của Nam Long là 2.585 tỷ đồng trái phiếu, các trái chủ của Nam Long là International Finance Corporation (1.000 tỷ đồng, lãi suất 9,35% - 12,94%); CTCP Chứng khoán Kỹ thương – TCBS (950 tỷ đồng, lãi suất 15,78%/năm); Công ty TNHH Manulife, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam (660 tỷ đồng, lãi suất 6,5%/năm).

Ngoại trừ số trái phiếu được TCBS mua lại không có tài sản đảm bảo, các trái phiếu còn lại được đảm bảo bởi cổ phiếu của Công ty Nam Long VCD do Nam Long sở hữu.

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.