Làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ngành điện tử

ĐIỆN TỬ Việt nAM
08:14 - 05/10/2022
0:00 / 0:00
0:00
Trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng ngành điện tử toàn cầu, thị trường Việt Nam được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển và mở rộng phạm vi sản xuất.

Thị trường điện tử tại Việt Nam

Tại Diễn đàn CEO ngày 4/10 với chủ đề Đón nhận làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng ngành điện tử, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, ngành điện tử công nghiệp Việt Nam thời gian qua đã đóng góp tích cực cho bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam.

9 tháng đầu năm 2022, điện thoại và linh kiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 45 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021. Máy vi tính, điện tử và linh kiện đạt 41,5 tỷ USD, tăng 13,3%, theo Tổng cục Thống kê.

Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu điện tử.

Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu điện tử.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2020. Đối với các mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử đạt gần 51 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ. Trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường quốc tế như Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Mỹ đạt gần 9,7 tỷ USD, tăng 10,3%..

Việt Nam từ vị trí 47 vào năm 2001 lên vị trí 12 thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu điện tử.

‘Bức tranh sáng’ thu hút đầu tư nước ngoài

Từ những kết quả trên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Tuấn Anh cho biết, sự phát triển của ngành điện tử thời gian qua chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

Bên cạnh những tên tuổi lớn như Samsung đến từ Hàn Quốc, thời gian qua nhiều tập đoàn lớn như Intel, Pegatron hay Wiltron cũng đều có kế hoạch đầu tư mới đồng thời bày tỏ mong muốn mở rộng sản xuất các sản phẩm điện tử tại Việt Nam, trong đó có một số sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Về vấn đề thu hút đầu tư FDI, GS.TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) chỉ ra, trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam tiếp nhận 16,8 tỷ USD vốn FDI đăng ký, vốn thực hiện là 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Số vốn được giải ngân trong 9 tháng qua đạt trên 15 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ, đây là con số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trong số vốn này, 65% vào ngành công nghiệp điện tử, công nghệ cao. Đặc biệt, từ cuối năm 2021, cuộc khủng hoảng về chip điện tử trên toàn thế giới xảy ra đã làm gia tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam để sản xuất chip và các linh kiện chế tạo chip.

Nhìn vào những con số này, GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh, Việt Nam là nơi hấp dẫn các ‘ông lớn’ tham gia đầu tư. Để từ đó, ‘bức tranh sáng’ về thu hút đầu tư FDI, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử được khắc hoạ rõ nét hơn.

Nhìn chung, với mức độ đầu tư như vậy cộng với tình hình địa chính trị là một cơ hội để ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phát biểu tại Diễn đàn CEO với chủ đề “Đón nhận làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ngành điện tử” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn phối hợp tổ chức, GS.TSKH Nguyễn Mại nêu quan điểm của ông, Việt Nam không chỉ là "bến đỗ mới" dịch chuyển sản xuất mà còn là một điểm đến đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo của nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới. Những trung tâm này sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển trong các ngành công nghiệp khác, nhất là ngành công nghiệp điện tử trong tương lai.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.