Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết ngừng bắn tại Gaza

giao tranh Israel - Hamas
10:17 - 26/03/2024
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong cuộc bỏ phiếu nghị quyết ngừng bắn tại Dải Gaza ở Trụ sở Liên Hợp Quốc thành phố New York, Mỹ ngày 25/3/2024. Ảnh: Reuters
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong cuộc bỏ phiếu nghị quyết ngừng bắn tại Dải Gaza ở Trụ sở Liên Hợp Quốc thành phố New York, Mỹ ngày 25/3/2024. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức tại Dải Gaza sau khi Mỹ quyết định bỏ phiếu trắng, làm bùng lên tranh cãi giữa nước này với đồng minh Israel.

Về mặt chi tiết, nghị quyết “yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức trong tháng Ramadan”, “thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các con tin”, cũng như nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ dân thường và cung cấp viện trợ nhân đạo trên khắp Dải Gaza.

Tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 10/3 và kết thúc vào ngày 9/4, đồng nghĩa với việc kể cả khi nghị quyết được thông qua thì yêu cầu ngừng bắn sẽ chỉ kéo dài trong 2 tuần. Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết có nhấn mạnh vào việc tạm dừng giao tranh sẽ dẫn đến “một lệnh ngừng bắn bền vững vĩnh viễn”.

Sau nhiều thất bại trước đó, nghị quyết này chính thức được thông qua khi 14 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ủng hộ và Mỹ quyết định bỏ phiếu trắng ngày 25/3. Tiếng vỗ tay đã vang lên sau khi nghị quyết chính thức được thông qua.

Nhận định về thành công trên, lực lượng Hamas bày tỏ thái độ hoan nghênh của mình khi cho biết nghị quyết "khẳng định sự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trao đổi tù nhân ngay lập tức của cả hai bên”. Đặc phái viên Palestine tại Liên Hợp Quốc Riyad Mansour cũng bày tỏ sự xúc động khi nhận định việc thông qua nghị quyết là “một bước ngoặt” có thể giúp cứu nhiều mạng sống hơn.

Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trên mạng xã hội X cho biết: “Nghị quyết này phải được thực hiện và thất bại sẽ không được tha thứ”. Trong khi đó, phó phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Farhan Haq cho biết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an là "luật pháp quốc tế", vì vậy ở mức độ nào đó chúng có tính ràng buộc như luật pháp quốc tế.

Về phía Trung Quốc, Đại sứ của nước này tại Liên Hợp Quốc là ông Zhang Jun cho biết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an có tính ràng buộc. "Do đó, đối với hàng triệu người ở Gaza, những người vẫn đang sa lầy trong thảm họa nhân đạo chưa từng có, nghị quyết này nếu được thực hiện đầy đủ và hiệu quả vẫn có thể mang lại hy vọng đã chờ đợi từ lâu,” ông cho biết.

Tuy nhiên, việc nghị quyết được thông qua vấp phải sự phản đối từ phía Israel. Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định việc Mỹ không phủ quyết nghị quyết là một "sự rút lui rõ ràng" khỏi lập trường trước đó và sẽ làm tổn hại đến các nỗ lực chiến đấu của Israel cũng như nỗ lực thả hơn 130 con tin vẫn bị Hamas giam giữ.

Sau cuộc bỏ phiếu, ông Netanyahu đã hủy chuyến thăm Washington của một phái đoàn cấp cao dự kiến thảo luận về một chiến dịch quân sự đã được lên kế hoạch tại thành phố Rafah ở phía nam Gaza, nơi khoảng 1,5 triệu người Palestine đang trú ẩn.

Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc Gilad Erdan nhấn mạnh quan điểm của quốc gia này rằng: “Chính cuộc tấn công của Hamas đã bắt đầu cuộc chiến. Israel không khơi mào cuộc chiến này và Israel cũng không mong muốn cuộc chiến này”.

Phản ứng lại các tuyên bố trên, hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby trong cùng ngày 25/3 cho biết: “Việc bỏ phiếu của chúng tôi hoàn toàn không thể hiện sự thay đổi trong chính sách”.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Washington hoàn toàn ủng hộ "một số mục tiêu quan trọng trong nghị quyết này", nhưng nhấn mạnh không đồng ý với mọi điều, đặc biệt là về việc nghị quyết không lên án Hamas.

Tin liên quan

Đọc tiếp