Lợi nhuận của Cao su Phước Hòa có thể giảm đến năm 2024

PHR Phước Hòa
17:21 - 17/07/2023
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo doanh nghiệp của SSI Research, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của CTCP Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) được dự báo sẽ ghi nhận giảm trong giai đoạn 2023 – 2024.

Theo báo cáo, năm 2022 doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ PHR lần lượt đạt 1.280 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2021 và 921 tỷ đồng, tăng 156%. Trong năm 2022, quy trình cấp phép chuyển nhượng đất tại VSIP 3 đã hoàn tất, PHR đã ghi nhận lợi nhuận bất thường từ đền bù đất.

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PHR năm 2022 lần lượt đạt 1.710 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2021 và 1.130 tỷ đồng, tăng 89%.

Năm 2023, công ty mẹ của PHR đặt kế hoạch doanh thu năm là 1.300 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2022; lợi nhuận trước thuế là 549 tỷ đồng, giảm 40%. PHR giả định giá bán trung bình cao su tự nhiên ở mức 38 triệu đồng/tấn, giảm 2% so với năm 2022 và sản lượng tiêu thụ đạt 34,3 triệu tấn, tăng 4%.

Tuy nhiên, lợi nhuận bất thường từ bồi thường đất trong năm 2023 sẽ chỉ ở mức 200 tỷ đồng (so với mức 698 tỷ đồng trong năm 2022), do đó PHR đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm mạnh trong năm 2023.

Về kế hoạch kinh doanh hợp nhất, giai đoạn 2023 – 2024, SSI Research dự báo, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 có thể lần lượt đạt 1.603 tỷ đồng và 696 tỷ đồng, giảm lần lượt 6,2% và 38% so với năm trước. Năm 2024, theo báo cáo, dự báo PHR có thể mang về 1.587 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 607 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, giảm lần lượt 0,9% và 13% so với năm 2023.

Việc đưa ra giả định trên dựa trên một số giả định cụ thể. Bao gồm nhu cầu về cao su tự nhiên trong năm 2023 của thế giới vẫn chậm do suy thoái toàn cầu, điều này bất chấp việc Trung Quốc mở cửa trở lại từ tháng 1/2023. Bởi vậy, SSI Research dự báo giá bán trung bình cao su tự nhiên ở mức 35 triệu đồng/tấn trong năm 2023, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn dự báo của PHR (dự báo 38 triệu đồng/tấn).

Sang năm 2024, giá cao su thiên nhiên dự báo sẽ phục hồi lên mức 37 triệu đồng/tấn, tăng 6% so với năm trước, nhưng vẫn thấp hơn so với giá bán trung bình giai đoạn 2021-2022 là 41,6 triệu đồng/tấn và 38,8 triệu đồng/tấn.

Giai đoạn 2023 – 2024, sản lượng tiêu thụ cao su có thể lần lượt đạt 34.300 tấn, tăng 4% so với năm trước; 36.000 tấn, tăng 5%. Sản lượng tiêu thụ tăng dần nhờ tăng khai thác cao su tại công ty con Kampong Thom có trụ sở tại Campuchia (công ty bắt đầu hoạt động thương mại từ năm 2021).

Về khoản doanh thu từ việc thanh lý cây, đợt đấu giá cây cao su đã hoàn tất vào tháng 3/2023, PHR đổi 254 ha cây cao su già với số tiền 75 tỷ đồng. Chuyên gia SSI kỳ vọng doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản tiền này trong các quý còn lại của năm 2023. Trong năm 2024, thu nhập từ thanh lý cây ước tính chỉ ở mức 15 tỷ đồng, giảm 80% so với năm trước.

Khoản lợi nhuận từ đền bù đất trong năm 2023 sẽ là khoản thu nhập từ đền bù đất cuối cùng liên quan đến dự án VSIP 3, được ghi nhận vào quý 1/2023 (với số tiền là 200 tỷ đồng). Do đó, PHR sẽ không có thêm khoản thu nhập từ đền bù đất trong các quý tới trong năm 2023 và 2024.

Khu công nghiệp Tân Bình (giai đoạn 1) chỉ còn 5 ha cho thuê. Với diện tích cho thuê này, ước tính Cao su Phước Hòa sẽ thu về 267 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước trong năm 2023. Điều này diễn ra với giả định diện tích cho thuê mới của KCN Tân Bình là 5 ha và giá cho thuê là 125 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9% so với năm trước, trong đó số tiền phân bổ hàng năm là 100 tỷ đồng. Do thiếu hợp đồng thuê mới, doanh thu năm 2024 từ mảng khu công nghiệp có thể giảm xuống 100 tỷ đồng, giảm 63% so với năm trước.

Mặt khác, CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) (PHR sở hữu 32,85% tỷ lệ cổ phần tại doanh nghiệp) vừa được UBND tỉnh Bình Dương quyết định cho thuê đất. Theo đó NTC bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng và sẽ vận hành thương mại KCN Nam Tân Uyên 3.

SSI kỳ vọng NTC bắt đầu cho thuê KCN Nam Tân Uyên 3 từ năm 2024. Với việc sở hữu 32,85% cổ phần tại NTC, thu nhập từ liên doanh trong năm 2023 và 2024 của PHR có thể đạt lần lượt đạt 72 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước và 197 tỷ đồng, tăng 173%.

Theo báo cáo, thu nhập lãi thuần của PHR dự báo sẽ tăng đáng kể trong giai đoạn 2023 - 2024 nhờ số dư tiền mặt cao hơn sau khi ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường từ đền bù đất được nhận được trong giai đoạn 2022 - 2023. Đồng thời, NTC nhận cổ tức cao hơn nhờ hợp đồng thuê mới tại KCN Nam Tân Uyên 3 (theo phương pháp vốn chủ sở hữu, cổ tức từ công ty liên doanh được trừ vào thu nhập từ liên doanh). Ước tính thu nhập lãi ròng năm 2023 - 2024 của PHR lần lượt là 216 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước và 309 tỷ đồng, tăng 43%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.