May 10 báo lãi 6 tháng giảm nhẹ, vẫn lo đủ việc cho người lao động

Dệt May Việt nAM
08:32 - 30/07/2023
May 10 báo lãi 6 tháng giảm nhẹ, vẫn lo đủ việc cho người lao động
0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù 6 tháng đầu năm 2023 tình hình kinh doanh có phần giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên May 10 vẫn giữ chân hơn 12.000 lao động không phải nghỉ việc ngày nào.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 của Tổng Công ty May 10 - CTCP (Mã: M10) ghi nhận, doanh thu thuần đạt hơn 1.018 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ 2022 và lãi sau thuế đạt trên 22 tỷ đồng, giảm 19% so với quý 2 năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, May 10 đạt doanh thu thuần xấp xỉ 1.900 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ 2022 và lãi trước thuế 54,6 tỷ đồng, giảm 11%. Kết quả, công ty này đã thực hiện được một nửa kế hoạch lợi nhuận năm (110 tỷ đồng).

Theo giải trình của May 10, doanh thu giảm do tình hình thị trường khó khăn, đơn hàng thiếu hụt, nhỏ lẻ, thời gian giao hàng ngắn, các đơn hàng truyền thống giảm về cả số lượng và giá trị. Công ty phải tìm kiếm các chủng loại sản phẩm không phải sở trường để thay thế, trong khi yêu cầu về chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng khắt khe làm giảm hiệu quả.

Bên cạnh đó, giá gia công giảm từ 20-50%. Ngoài ra, tình trạng đơn hàng bị hủy, tạm dừng sản xuất làm kế hoạch sản xuất bị động, tăng áp lực và chi phí khâu chuẩn bị sản xuất.

Mặc dù vậy, May 10 vẫn lo công việc và trả lương đầy đủ cho hơn 12.000 công nhân đang lao động tại công ty.

Chia sẻ tại Hội thảo "Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp" ngày 25/7, ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc May 10 cho biết, ngành dệt may đã trải qua nửa đầu năm 2023 vô cùng trầm lắng với hoạt động sản xuất và xuất khẩu suy giảm rất sâu, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thậm chí bán đi một phần tài sản.

"Tổng công ty May 10 cũng không tránh khỏi những khó khăn chung của toàn ngành. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, bằng một loạt biện pháp, đến nay, hơn 12.000 người lao động trực thuộc May 10 và công ty liên doanh liên kết chưa phải nghỉ việc một ngày nào, đây được coi là thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn chung", ông Việt chia sẻ.

Để vượt qua cơn bĩ cực đó, May 10 đã sử dụng mọi biện pháp, đặc biệt là trong nỗ lực tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu tiềm năng mới, cùng với đó, tập trung vào thị trường trong nước với 100 triệu dân.

Cụ thể, bộ phận kinh doanh xuất khẩu đang tập trung tìm kiếm thêm thị trường phi truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Canada... Năm 2023, có thêm thị trường như Úc, Trung quốc, Thái Lan, Philipines là những thị trường mà May 10 chưa tiếp cận bao giờ, ngoài thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 30/6/2023, M10 nắm giữ gần 1.775 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, biến động không đáng kể so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt giảm hơn phân nửa còn 126 tỷ đồng. Thay vào đó, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng hơn 120 tỷ, lên 254 tỷ đồng.

Hàng tồn kho ở mức 822 tỷ đồng, giảm nhẹ 7 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó dự phòng 6,5 tỷ đồng.

Ở phía đối ứng, M10 ghi nợ ngắn hạn hơn 1.652 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là 2 khoản phải trả người bán ngắn hạn (hơn 664 tỷ đồng) và vay nợ thuê tài chính ngắn hạn (hơn 541 tỷ đồng).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.