Ảnh minh họa |
Với mảng tự doanh, hầu hết các công ty chứng khoán đều rót một số vốn nhất định vào các cổ phiếu niêm yết. Với khẩu vị rủi ro khác nhau, cách lựa chọn cổ phiếu cũng khác.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2024, SSI và VNDirect - hai công ty chứng khoán đầu ngành cùng ưa thích một cổ phiếu ngân hàng. Đó chính là VPB. Cổ phiếu của VPBank được SSI rót tiền nhiều nhất với giá trị hơn 830 tỷ đồng. Trong 3 tháng của quý 2, công ty chứng khoán đã chi thêm gần 500 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu ngân hàng này. Tuy nhiên khoản đầu tư vào VPB đang tạm lỗ 29 tỷ đồng.
Trong quý 2 vừa qua, SSI cũng mua thêm cổ phiếu TCB, đưa mã này lên vị trí chiếm tỷ trọng thứ hai với gần 96 tỷ đồng, và đang tạm lỗ gần 5 tỷ đồng. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn khác là STB (gần 34 tỷ đồng), HPG (hơn 40 tỷ đồng).
Trong danh mục cổ phiếu đầu tư của VNDirect, VPB cũng là mã được rót vốn nhiều nhất với giá gốc 458 tỷ đồng (tạm lỗ 44 tỷ đồng). Hai cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn khác trong danh mục là HSG (giá gốc 367 tỷ đồng, tạm lãi 112 tỷ đồng - tương ứng mức lãi hơn 30%) và ACB (30 tỷ đồng, tạm lãi hơn 1 tỷ đồng). Trong quý 2 vừa qua, VND đã mua thêm VPB và HSG, đồng thời bán ra ACB.
Công ty còn có hơn 1.100 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chưa niêm yết, với hai mã chiếm tỷ trọng lớn là C4G 285 tỷ đồng (tạm lỗ 15 tỷ đồng), LTG 115 tỷ đồng (tạm lỗ 45 tỷ đồng).
Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) nâng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết từ gần 15 tỷ đồng đầu năm lên hơn 414 tỷ đồng vào thời điểm cuối quý 2, tức gấp gần 28 lần, nổi bật là hai mã TCB và HPG lần lượt giá gốc 46 tỷ đồng (tạm lỗ 2%) và 50 tỷ đồng (tạm lãi 11%).
So với danh mục đầu tư ở cuối quý 1/2024, Chứng khoán BSC đã bán ra cổ phiếu FPT và MWG với giá gốc lần lượt là 50 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Đây là hai mã tăng giá tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (mã SHS) mạnh tay nhất trong việc đầu tư cổ phiếu với danh mục chiếm 3.230 tỷ đồng và tạm lãi gần 400 tỷ đồng thời điểm cuối quý 2. Cổ phiếu có hiệu suất đầu tư tốt nhất của SHS là FRT của FPT Retail với giá gốc 224 tỷ đồng và đang lãi hơn gấp đôi, có giá thị trường 248 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán này còn cầm một cổ phiếu bán lẻ khác là MWG của Thế giới Di động, với giá gốc 187 tỷ đồng và tạm lãi 45 tỷ đồng. Ngược lại, SHS tạm lỗ hơn 60 tỷ đồng với khoản đầu tư vào VPB (giá gốc 350 tỷ đồng), lãi hơn 8 tỷ đồng với HPG (giá gốc 266 tỷ đồng)…
Trong danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), SHS đang lãi 335 tỷ đồng với khoản đầu tư vào SHB (giá gốc 275 tỷ đồng), ngược lại lỗ 119 tỷ đồng với cổ phiếu TCD (giá gốc 200 tỷ đồng).
Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Securities, mã CTS) có danh mục cổ phiếu niêm yết có giá gốc 1.058 tỷ đồng vào thời điểm cuối quý 2, và tạm lỗ hơn 80 tỷ đồng. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất theo giá trị sổ sách là EIB (240 tỷ đồng), VSC (210 tỷ đồng), GEX (129 tỷ đồng) và DNP (120 tỷ đồng). Trong đó, VSC và GEX mới được CTS mua vào trong quý 2/2024.
Đáng chú ý, cổ phiếu EVF từng được CTS đầu tư hàng trăm tỷ đồng, không còn xuất hiện trong danh mục tự doanh của công ty chứng khoán này.
Lợi nhuận ngành chứng khoán: Loạt công ty 'đuối sức' vì tự doanh Sau quý 1/2024 rực rỡ, ngành chứng khoán trong quý 2 ghi nhận bức tranh trái chiều về kết quả kinh doanh. Một số công ty vẫn báo lãi tăng bằng lần, ngược lại đã có những cái tên “đuối sức”. |
Với Chứng khoán TP HCM (HSC, mã HCM), danh mục cổ phiếu đầu tư của công ty quay trở lại tập trung vào các cổ phiếu VN30, thay vì các cổ phiếu bất động sản như thời điểm cuối quý 1. Với quy mô đầu tư gần 850 tỷ đồng, mã chiếm tỷ trọng lớn nhất là FPT với gần 90 tỷ đồng, kế đến là TCB (78 tỷ đồng), VPB (57 tỷ đồng), ACB (54 tỷ đồng), STB (43 tỷ đồng), MBB (43 tỷ đồng), HPG (40 tỷ đồng...).
Đồng thời, công ty cũng tăng tỷ trọng nắm giữ các chứng chỉ quỹ ETF với giá trị mua vào gấp 3 lần đầu năm, đạt 454 tỷ đồng. Trong đó, FUEVFVND chiếm chủ đạo, giá trị mua vào 403 tỷ đồng.
Các khoản đầu tư của HSC hầu như đều tạm lỗ nhẹ.
Chứng khoán FPT (mã FTS) đang thắng lớn với cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng, với giá gốc chỉ hơn 13 tỷ đồng nhưng hiện tạm lãi hơn 460 tỷ đồng, tức gấp 34 lần giá mua. Đây cũng là cổ phiếu lớn nhất trong danh mục đầu tư của công ty. Ngoài ra, FTS còn nắm cổ phiếu chưa niêm yết khác của CTCP Đầu tư và Xây dựng Số 8 (CIC8), giá trị 2 tỷ đồng.
Danh mục đầu tư cổ phiếu của Chứng khoán Trí Việt (mã TVB) có giá gốc gần 163 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2, giảm tới 64% so với đầu năm, song đang tạm lãi gần 21%. Theo dõi danh mục, công ty đã bán toàn bộ hơn 140 tỷ đồng cổ phiếu FPT; gần 108 tỷ đồng cổ phiếu MBB; hơn 34 tỷ đồng cổ phiếu SSI; hơn 13 tỷ đồng cổ phiếu NKG.
Ngoài ra, TVB giảm tỷ trọng khoản đầu tư cổ phiếu MWG về dưới 105 tỷ đồng, nhưng đây là khoản sinh lời tốt nhất trong danh mục với hiệu suất 31%. Ngược lại rót tiền đầu tư mới hơn 23 tỷ đồng cổ phiếu TCB; gần 14 tỷ đồng cổ phiếu HPG và tăng tỷ trọng cổ phiếu TDH lên gần 8 tỷ đồng.
Ở danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS), công ty đã bán toàn bộ hơn 140 tỷ đồng cổ phiếu HPG, nhưng đầu tư mới gần 52 tỷ đồng cổ phiếu MWG (tạm lãi 2%).
Cập nhật lợi nhuận quý 2/2024: Những cái tên tăng trưởng hàng chục lần |
SHS thắng lớn mảng tự doanh, vẫn đang ôm 'trái ngọt' FRT |
VNDirect: Lợi nhuận quý 2/2024 giảm mạnh, lãi hơn 30% với HSG |