MSB thông tin về việc khách hàng mất tiền khi gửi tại ngân hàng

NGÂN HÀNG Việt nAM
11:26 - 23/04/2024
Toàn cảnh đại hội. Ảnh: Minh Phong/Mekong ASEAN
Toàn cảnh đại hội. Ảnh: Minh Phong/Mekong ASEAN
0:00 / 0:00
0:00
Trong phần thảo luận tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB, mã: MSB), cổ đông ngân hàng đã có những thắc mắc liên quan đến việc khách hàng mất tiền gửi tại MSB.

Thông tin về vụ việc này, ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB cho biết, hàng năm, tất cả các ngân hàng đều có lượng tiền gửi được trích lập dự phòng để xử lý khoản vay lớn.

"Trong số các khách hàng thì không phải rủi ro đều đến từ khách quan mà có một số khách hàng có chủ đích trong việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Khi đó, ngân hàng cũng phải mất một số nguồn vốn gây ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, các phương tiện đại chúng lại không nhắc đến việc tổn thất chủ ý do khách hàng," ông Hoàng Linh cho biết.

Đại diện MSB cũng khẳng định, liên quan đến khoản tiền gửi, các khách hàng chân chính tham gia hoạt động dịch vụ tiền gửi của nhà băng này luôn được MSB đảm bảo quyền lợi và ngân hàng cũng chủ động phát hiện sự việc và đưa cơ quan công an làm rõ sự việc này, đồng thời cũng luôn tôn trọng quyền phán quyết của cơ quan chức năng.

MSB thông tin về việc khách hàng mất tiền khi gửi tại ngân hàng ảnh 1

Trên phương diện thông tin đại chúng, các khách hàng của MSB rất thông minh. Sự việc xảy ra dù báo chí đưa một chiều nhưng quan hệ tiền gửi của chúng ta, số dư vẫn ổn định. Tháng 1 vẫn trên 58.000 tỷ đồng, tháng 2 trên 60.000 tỷ đồng và số dư mới nhất cập nhật đã tăng lên 62.000 tỷ đồng. Trong hoạt động rủi ro, MSB đã trích hơn 2.000 tỷ đồng để khắc phục, xử lý rủi ro, nên không ảnh hưởng gì tới hoạt động ngân hàng.

Ông Nguyễn Hoàng Linh (Phải) - Thành viên HĐQT MSB

Thông tin thêm, ông Nguyễn Hoàng An - Phó Chủ tịch HĐQT MSB cho biết, trước thời đại ngân hàng ngày càng hiện đại hoá, các đối tượng tội phạm cũng tìm ra các kẽ hở để lợi dụng để chiếm đoạt quyền kiểm soát của người dùng, chiếm tiền của khách hàng và của ngân hàng. Không riêng MSB, các ngân hàng khác cũng gặp tình trạng tương tự và cơ quan công an đã có những khuyến nghị về công nghệ hết sức thận trọng.

"Còn đối với trường hợp lỗi tại ngân hàng với lý do lãnh đạo biến chất, cố tình lừa đảo nếu có kết luận của cơ quan điều tra khách hàng sẽ được thanh toán đầy đủ quyền lợi của mình. Nếu hiện tượng xảy ra cơ quan công an sẽ truy vết dòng tiền vì vậy cổ đông có thể yên tâm là ngân hàng sẽ có trách nhiệm với khách hàng sau khi đợi kết luận của cơ quan có thẩm quyền," Phó Chủ tịch MSB nói với cổ đông.

Kỳ vọng sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2024

Cũng trong phần thảo luận, thông tin về tình hình hoạt động ngân hàng, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết, trong quý 1/2024, MSB duy trì được mức độ tăng trưởng khả quan, tổng tài sản đạt 280.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4%, tăng trưởng tín dụng trên 5%, cho vay khách hàng đạt 158.000 tỷ, tăng 4,7%, tiền gửi tăng 4,1% lên 138.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế quý 1/2024 đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Thu nhập ngoại hối đạt gần 600 tỷ, cao gấp 4 lần năm 2023. MSB kiểm soát các chi phí tốt hơn, tỷ suất CIR giảm đi còn khoảng 33%, các chỉ số khác như MTIT đạt 28,8%, LDR đạt 68,9%. Tỷ lệ CASA vẫn tăng trưởng 14,64%, chiếm 29% trên tổng tiền gửi.

“Nửa đầu năm 2024 vẫn là thời điểm nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên hy vọng với kết quả tích cực đạt được trong giai đoạn khó khăn nhất của năm 2024, chúng ta sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 6.800 tỷ đặt ra,” ông Nguyễn Hoàng Linh nhận định tại đại hội.

Không đặt việc tìm cổ đông chiến lược nước ngoài làm thứ yếu

Trả lời câu hỏi của cổ đông về kế hoạch phát hành cho cổ đông chiến lược, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết, tại đại hội trước MSB đã để ngõ phương án này. Hiện ngân hàng đang làm việc với một số đối tác, gần nhất là trong năm vừa rồi, MSB có làm việc với 2 tổ chức trong đó có một tổ chức của Đức để trao đổi việc mời cổ đông chiến lược nước ngoài, trên quan điểm giúp MSB trong công tác phát triển kinh doanh, quản trị rủi ro.

“Với quy mô tổng tài sản hiện tại của ngân hàng thì vốn điều lệ hoàn toàn đáp ứng được các chỉ số quản trị rủi ro theo yêu cầu của NHNN cũng như Basel III, Basel IV theo tiêu chuẩn quốc tế. Cho nên nhu cầu tăng vốn điều lệ từ các cổ đông chiến lược nước ngoài, MSB không đặt làm thứ yếu, mà quan trọng muốn các cổ đông chiến lược nước ngoài mang lại các giá trị về mặt quản trị rủi ro, phát triển kinh doanh và chuyển đổi số,” ông Linh cho biết.

Ông Linh cũng chia sẻ thêm, MSB đang đàm phán và để ngỏ phương án này trong AGM 2024, nếu có thì tại ĐHĐCĐ tiếp theo, HĐQT và Ban điều hành sẽ báo cáo chi tiết hơn cho cổ đông.

Liên quan đến việc chuyển đổi core banking có ảnh hưởng tới hoạt động thường nhật của khách hàng hay không, tiến độ hiện tại ra sao, đại diện MSB cho biết, dự kiến quá trình hoàn thiện chuyển đổi vào cuối tháng 4/2024 - trong dịp nghỉ lễ sắp tới. MSB đã trải qua 2 lần thực hiện điều này, lần đầu vào năm 2002, lần thứ hai khi hợp nhất với Mekong Bank.

Toàn bộ quá trình chuyển đổi này đã được các chuyên gia cũng như nhân viên của MSB làm việc liên tục trong 2 năm nay. Về mặt rủi ro, sẽ không có nhiều vấn đề lớn xảy ra, chỉ có một chút gián đoạn trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, tuy nhiên sẽ diễn ra rất nhanh.

Vì vậy mà ngân hàng sẽ chọn các thời điểm khách hàng ít giao dịch nhất vào dịp nghỉ lễ. Còn lại các giao dịch của khách hàng sẽ diễn ra bình thường.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.