Ngân hàng đề nghị được khai thác trực tiếp cơ sở dữ liệu dân cư

Ngày 9/6, Hiệp hội Ngân hàng tổ chức cuộc họp góp ý nội dung Dự thảo Nghị định Quy định về định danh và xác thực điện tử nhằm đảm bảo văn bản sau khi ban hành có khả năng thực thi cao, cũng như tạo thuận lợi cho các tổ chức và người dân.

Sau khi hoàn thành xây dựng, Bộ Công an đang tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, Nghị định có ý nghĩa quan trọng khi liên quan nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số như hiện nay.

“Lĩnh vực ngân hàng hiện có dư nợ khoảng 12 triệu tỷ đồng với số lượng khách hàng rất lớn, việc triển khai Nghị định sẽ liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của khách hàng và tổ chức tín dụng”, ông Hùng cho biết.

Thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng đã thực hiện lấy ý kiến các tổ chức hội viên về Dự thảo Nghị định, đặc biệt lưu ý các quy định liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, công ty Fintech, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính. Sau cuộc họp, Hiệp hội sẽ có văn bản góp ý chính thức gửi Bộ Công an nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định, đảm bảo việc tổ chức triển khai thực thi Nghị định phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý.

Ông Nguyễn Quốc Hùng phát biểu mở đầu cuộc họp.
Ông Nguyễn Quốc Hùng phát biểu mở đầu cuộc họp.

Định danh điện tử không phải eKYC các ngân hàng đang triển khai

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế (Hiệp hội Ngân hàng) cho biết, đơn vị này đã tổng hợp ý kiến góp ý từ các tổ chức tín dụng, các công ty Fintech, các trung gian thanh toán… và nhận thấy còn một số nội dung của Dự thảo chưa phù hợp thực tiễn, đề nghị Tổ soạn thảo xem xét lại.

Chẳng hạn, theo quy định tại Dự thảo có thể hiểu rằng tất các các tổ chức cung cấp dịch vụ định danh khách hàng điện tử (eKYC) hiện nay cũng buộc phải được Bộ Công an cho phép mới được hoạt động. Như vậy, việc hoạt động eKYC của tất cả các ngân hàng và tổ chức hiện nay có thể bị xem là chưa phù hợp quy định pháp luật.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo phân định rõ phạm vi của "Dịch vụ định danh và xác thực điện tử" được hiểu trong nghị định này chỉ là "Dịch vụ định danh và xác thực điện tử có sử dụng dữ liệu cư dân quốc gia", để tránh hiểu lầm với các dịch vụ xác thực người dùng điện tử (eKYC) khác trên thị trường.

Ông Long nhấn mạnh, định danh điện tử không phải eKYC mà các tổ chức tín dụng vẫn đang triển khai thực hiện. eKYC chỉ là phương pháp xác minh khách hàng gián tiếp, sử dụng phương thức điện tử. “Nếu các tổ chức tín dụng được kết hợp eKYC với phương thức xác thực quy định trong Dự thảo Nghị định thì có hiệu quả tốt hơn, nhưng không có nghĩa Nghị định này điều chỉnh hoạt động eKYC. Nếu có nội dung nào trong Dự thảo có thể gây ra nhầm lẫn rằng việc mở các tài khoản online đều phải tuân theo Nghị định thì cần phải kiểm tra xem xét lại”, ông Long nói thêm.

Dịch vụ định danh khách hàng điện tử (eKYC) đã được các ngân hàng sử dụng.
Dịch vụ định danh khách hàng điện tử (eKYC) đã được các ngân hàng sử dụng.

Một nội dung quan trọng mà các tổ chức tín dụng quan tâm là vấn đề xác thực chủ thể danh tính điện tử, xác thực thông tin của chủ thể thông qua các tổ chức trung gian. Hiện, Dự thảo quy định tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại… xác thực chủ thể danh tính điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử.

Tuy nhiên, đại diện các tổ chức tín dụng tham dự cuộc họp đều có ý kiến đề nghị cho phép các tổ chức tín dụng, các công ty Fintech, các trung gian thanh toán.. được kết nối trực tiếp thay vì phải thông qua một bên trung gian. Vì việc thông qua tiếp cận trung gian như quy định tại Dự thảo sẽ làm phát sinh chi phí cũng như các lỗi kết nối. Trong khi đó, các ngân hàng đã triển khai phương thức xác thực eKYC từ lâu, việc kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để định danh khách hàng sẽ thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, hiện chưa thể dự đoán sẽ có bao nhiêu tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử được Bộ Công an chấp thuận. Nhưng nếu số lượng các tổ chức này ít thì sẽ hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu tương đối lớn của các tổ chức tín dụng.

“Cần cho phép các tổ chức tín dụng được kết nối, khai thác dữ liệu định danh điện tử nhằm xác minh, xác thực khách hàng cho mục đích phòng chống rửa tiền và gian lận, lừa đảo trong hoạt động tài chính ngân hàng. Đối với cơ sở dữ liệu quốc gia, Bộ Công an nên xem xét mở API cho các bên vào đối chiếu không tính phí. Hiện nay, một số nước trong khu vực cũng đang cho gọi miễn phí vào cơ sở dữ liệu, đương nhiên với điều kiện là bên gọi vào cần đăng ký. Việc này giúp mở rộng dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính nói chung”, ông Nguyễn Thành Long đề xuất.

Cần có nhiều cổng nhập liệu và truy cập dữ liệu

Một nội dung khác cũng được các hội viên Hiệp hội Ngân hàng góp ý là Dự thảo Nghị định quy định các cơ quan, tổ chức thực hiện việc khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VneID. Cách thức quy định như vậy khiến các tổ chức hội viên hiểu rằng VneID sẽ là ứng dụng kết nối duy nhất mà các bên khai thác đều phải thông qua cổng này. Ý kiến chung đều bày tỏ sự băn khoăn, liệu VneID có đảm bảo được sự kết nối thông suốt cho việc định danh hơn 90 triệu cá nhân?

Hơn nữa, ứng dụng này chỉ phục vụ cho điện thoại thông minh. Mặc dù mức độ phổ cập điện thoại thông minh tại Việt Nam là rất cao nhưng cũng cần xem xét đến những người yếu thế trong xã hội, những người không có điện thoại thông minh thì sẽ tiếp cận dịch vụ như thế nào?

Từ thực tiễn vận hành của một ứng dụng thanh toán với hơn 30 triệu tài khoản đăng ký, một đại diện của đơn vị trung gian thanh toán cho rằng nếu chỉ sử dụng một cổng, một ứng dụng phục vụ 90 triệu người dân thì đòi hỏi nguồn lực duy trì, nguồn lực phục vụ hệ thống rất lớn. Vậy nên cần có nhiều cổng nhập liệu và truy cập dữ liệu phục vụ giao dịch.

“Bên cạnh các nội dung liên quan các tổ chức tín dụng, đề nghị Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ hơn về các trung gian thanh toán để chúng tôi có thể truy cập sử dụng dịch vụ, kết nối dữ liệu phục vụ hoạt động kinh doanh”, đại diện này đề xuất.

Ngân hàng đề nghị được khai thác trực tiếp cơ sở dữ liệu dân cư

Ngân hàng có được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử?

Góp ý tại cuộc họp, ông Đoàn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin cho rằng, cần làm rõ cơ sở dữ liệu mà các ngân đang có và đã được xác thực là đúng thì có bắt buộc phải kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia hay không bởi việc kết nối như vậy có thể dẫn đến lãng phí. Đồng thời, cần có tiêu chuẩn kết nối, trình tự thủ tục kết nối thống nhất tránh khi triển khai sẽ “tắc” không thực hiện được.

Còn theo bà Nguyễn Tuyết Minh, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), cần phải nghiên cứu, trao đổi thêm về các vấn đề như các ngân hàng có thể trở thành các tổ chức cung cấp dịch vụ định danh điện tử hay không nếu bảo đảm các điều kiện của Bộ Công an; các tài khoản ngân hàng hiện nay khi chưa thành tổ chức định danh và xác thực điện tử thì mức độ sử dụng như thế nào, có thể ứng dụng ra ngoài không?

Trước những ý kiến đóng góp trên, ông Phạm Văn Sơn, đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) nhận định, Hiệp hội Ngân hàng rất có trách nhiệm trong quá trình tham gia góp ý cho Tổ soạn thảo Dự thảo Nghị định. “Chúng tôi đã tiếp thu nhiều ý kiến phù hợp, các ý kiến chưa tiếp thu được đã có báo cáo giải trình cụ thể lý do. Chúng tôi cũng sẽ lắng nghe, ghi nhận các ý kiến và tiếp tục nghiên cứu tiếp thu”, ông Sơn cho hay.

Ông Sơn chia sẻ thêm, tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cấp được sử dụng trong việc triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Các tổ chức cung cấp dịch vụ định danh điện tử được Bộ Công an cấp phép hoạt động dựa trên các điều kiện, tiêu chuẩn về nhân sự, tài chính, trình độ, điều kiện đảm bảo hạ tầng, an ninh an toàn…

Các tài khoản người dùng mà ngân hàng tạo lập trực tiếp và đang sử dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định, việc sử dụng tài khoản đó là thỏa thuận dân sự giữa người dân và ngân hàng và vẫn được sử dụng bình thường. Các tổ chức tín dụng trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức định danh và xác thực điện tử là hoàn toàn có thể nếu đảm bảo các điều kiện nhân sự, tài chính, công nghệ… và được cấp phép.

Theo ông Sơn, Dự thảo Nghị định còn phải qua vòng thẩm định của Văn phòng Chính phủ, xin ý kiến các thành viên Chính phủ và mong nhận được sự tham gia góp ý của các tổ chức liên quan sao cho Nghị định ban hành tạo điều kiện thuận tiện nhất cho công dân và tổ chức.

MB chính thức tăng vốn điều lệ vượt 61.000 tỷ đồng

MB chính thức tăng vốn điều lệ vượt 61.000 tỷ đồng

MB vừa tăng vốn điều lệ lên hơn 61.022 tỷ đồng sau khi phát hành gần 796 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2023, tỷ lệ 15%.
Thêm một phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu

Thêm một phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu

Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian từ 17/1 - 14/2. Tạm tính theo mức giá kết phiên hôm nay (13/1), Phó Tổng giám đốc VIB Trần Nhất Minh sẽ phải chi hơn 38,8 tỷ đồng để mua vào 2 triệu cổ phiếu VIB.
Năm 2024: Tổng tài sản MB vượt một triệu tỷ đồng, lợi nhuận tăng trưởng 2 con số

Năm 2024: Tổng tài sản MB vượt một triệu tỷ đồng, lợi nhuận tăng trưởng 2 con số

Ngân hàng MB ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024, với tổng tài sản đạt trên một triệu tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 27.600 tỷ đồng, tăng 12%.
Hé lộ lợi nhuận nhóm ngân hàng Big4: Lập kỷ lục chưa từng có

Hé lộ lợi nhuận nhóm ngân hàng Big4: Lập kỷ lục chưa từng có

Năm 2024, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) đều hé lộ mang về khoản lợi nhuận kỷ lục, ghi nhận tổng lợi nhuận dự kiến vượt 126.000 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.
LPBank hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức, chuyển giao trong tháng 1

LPBank hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức, chuyển giao trong tháng 1

LPBank đã phát hành gần 429,7 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 16,8%, tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận thêm 168 cổ phiếu mới.
HDBank chuẩn bị huy động 5.000 tỷ đồng từ trái phiếu

HDBank chuẩn bị huy động 5.000 tỷ đồng từ trái phiếu

HDBank chuẩn bị triển khai chào bán 2 lô trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 8 năm trong tháng 3/2025, với tổng giá trị huy động tối đa 5.000 tỷ đồng.
Bộ Công an nói về thông tin lãnh đạo Ngân hàng ACB bị tung tin thất thiệt

Bộ Công an nói về thông tin lãnh đạo Ngân hàng ACB bị tung tin thất thiệt

Đến nay, Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của các bên có liên quan. Khi có đơn thư, Bộ sẽ xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận BIDV vượt mốc 31.000 tỷ đồng trong năm 2024

Lợi nhuận BIDV vượt mốc 31.000 tỷ đồng trong năm 2024

Ngân hàng BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng năm 2024 đạt hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 12,4%, tiếp tục dẫn đầu về quy mô tổng tài sản và duy trì các chỉ tiêu an toàn theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Dự kiến chuyển giao GPBank và Dong A Bank trước Tết

Dự kiến chuyển giao GPBank và Dong A Bank trước Tết

NHNN đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và hiện đang trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao ngân hàng GPBank) và Dong A Bank.
Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng tăng 15,08%, tỷ trọng vốn đưa vào nền kinh tế là rất cao

Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng tăng 15,08%, tỷ trọng vốn đưa vào nền kinh tế là rất cao

Năm 2024, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN là 15%, nhưng con số thực tế đạt được là 15,08%, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Con gái Chủ tịch Bac A Bank hoàn tất đợt bán ra 3,71 triệu cổ phiếu

Con gái Chủ tịch Bac A Bank hoàn tất đợt bán ra 3,71 triệu cổ phiếu

Giao dịch của bà Đào Phương Thảo - con gái bà Trần Thị Thoảng - Chủ tịch HĐQT Bac A Bank được thực hiện trong khoảng thời gian từ 27/12- 31/12.
85% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng trưởng dương năm 2025

85% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng trưởng dương năm 2025

Có tới 85,1% tổ chức tín dụng dự báo lợi nhuận sẽ tăng trưởng dương so với năm 2024. Có 9,6% lo ngại lợi nhuận giảm và 5,3% kỳ vọng lợi nhuận không đổi, theo một khảo sát của NHNN.
Đến ngày 25/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13,82%

Đến ngày 25/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13,82%

Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tính đến cuối năm 2024 đạt 13,82%, vượt mức tăng của năm trước nhưng chưa đạt mục tiêu 15%. Bước sang năm 2025, NHNN đặt kỳ vọng cao hơn, dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt khoảng 16%.
ACB bác bỏ tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội

ACB bác bỏ tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội

Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) tối ngày 4/1 có thông báo bác bỏ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, khẳng định uy tín và an toàn trong mọi hoạt động của ngân hàng.
NHNN cho phép loại dư nợ nhà ở xã hội khi tính room tín dụng

NHNN cho phép loại dư nợ nhà ở xã hội khi tính room tín dụng

NHNN chỉ đạo 9 ngân hàng thương mại phối hợp với các dự án đủ điều kiện để đẩy nhanh giải ngân vốn vay nhà ở xã hội. Các ngân hàng được yêu cầu đảm bảo lãi suất ưu đãi, thời gian vay hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Phó tổng giám đốc phụ trách khối vận hành OCB nộp đơn từ nhiệm

Phó tổng giám đốc phụ trách khối vận hành OCB nộp đơn từ nhiệm

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) ngày 3/1 công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Trương Đình Long - Phó Tổng giám đốc phụ trách khối vận hành, theo nguyện vọng cá nhân.
SHB được chấp thuận tăng vốn lên 40.658 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn lên 40.658 tỷ đồng

Việc tăng vốn được triển khai theo hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 ngân hàng này thông qua trước đó.
Lợi nhuận Agribank 2024 vượt mục tiêu, tăng 8%

Lợi nhuận Agribank 2024 vượt mục tiêu, tăng 8%

Agribank công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế tăng 8% so với năm trước, vượt kế hoạch đề ra.
ABBank có tổng giám đốc mới

ABBank có tổng giám đốc mới

Ông Phạm Duy Hiếu được bổ nhiệm là tổng giám đốc ABBank kể từ đầu năm 2025 với thời hạn 5 năm.
Đầu năm mới, gửi tiền tại ngân hàng nào nhận lãi cao nhất

Đầu năm mới, gửi tiền tại ngân hàng nào nhận lãi cao nhất

Hiện lãi suất tiết kiệm cao nhất cho tiền gửi thông thường đang dao động từ 6% đến 6,3%/năm ở nhóm các ngân hàng tư nhân.
Vàng SJC và nhẫn mất đà tăng trong phiên giao dịch cuối năm

Vàng SJC và nhẫn mất đà tăng trong phiên giao dịch cuối năm

Trong phiên giao dịch cuối năm 2024, giá vàng SJC và vàng nhẫn đã ghi nhận mức giảm đáng kể từ 200.000 - 300.000 đồng mỗi lượng, kết thúc một năm đầy biến động.
Cập nhật sinh trắc học: Cuộc đua trước thời hạn chót

Cập nhật sinh trắc học: Cuộc đua trước thời hạn chót

Trong bối cảnh các ngân hàng tăng cường hỗ trợ sinh trắc học trước ngày 1/1, nhiều người dân, đặc biệt là người lớn tuổi và công nhân, đã tranh thủ đến các phòng giao dịch để kịp thời xác thực thông tin, tránh mất quyền lợi tài chính.
Dấu ấn Techcombank: Thương hiệu ngân hàng số một Việt Nam

Dấu ấn Techcombank: Thương hiệu ngân hàng số một Việt Nam

Techcombank lần đầu tiên chiếm lĩnh vị trí số một về chỉ số sức khỏe thương hiệu (Brand Equity Index - BEI) và là một trong hai ngân hàng duy nhất của Việt Nam nằm trong nhóm “thương hiệu phát triển”.
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Ngày 30/12, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện.
Nâng cao chất lượng nhân lực: Trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển của SeABank

Nâng cao chất lượng nhân lực: Trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển của SeABank

Trong hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
Kịch bản nào cho lãi suất tiết kiệm năm 2025?

Kịch bản nào cho lãi suất tiết kiệm năm 2025?

Lãi suất huy động các ngân hàng tiếp tục tăng vào những ngày cuối năm, giới chuyên gia nhận định, mặt bằng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang trong năm 2025 nhờ nhiều yếu tố.
Ngân hàng tăng giờ làm, tung khuyến mãi để khách hàng kịp cập nhật sinh trắc học

Ngân hàng tăng giờ làm, tung khuyến mãi để khách hàng kịp cập nhật sinh trắc học

Các ngân hàng đang triển khai khuyến mãi và kéo dài giờ làm việc để thúc đẩy khách hàng cập nhật sinh trắc học trước 1/1/2025. Nhiều ưu đãi hấp dẫn cũng được tung ra nhằm hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục đúng hạn.
Bac A Bank muốn phát hành 62 triệu cổ phiếu để tăng vốn

Bac A Bank muốn phát hành 62 triệu cổ phiếu để tăng vốn

Bac A Bank lên kế hoạch phát hành hơn 62 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2023, qua đó dự kiến tăng vốn lên 9.580 tỷ đồng.
Phó tổng giám đốc VIB dự chi hơn 200 tỷ đồng để gom cổ phiếu

Phó tổng giám đốc VIB dự chi hơn 200 tỷ đồng để gom cổ phiếu

Ông Hồ Vân Long - Phó Tổng giám đốc/Giám đốc ban dịch vụ tài chính VIB dự định mua 12 triệu cổ phiếu VIB nhằm tăng đầu tư vào tài sản giá trị.
MB chốt ngày nhận cổ tức 15% bằng cổ phiếu vào đầu năm 2025

MB chốt ngày nhận cổ tức 15% bằng cổ phiếu vào đầu năm 2025

Ngân hàng này sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/1/2025 để thực hiện phát hành hơn 795,9 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 15%.
MB đẩy mạnh huy động trái phiếu trong tháng cuối năm

MB đẩy mạnh huy động trái phiếu trong tháng cuối năm

MB vừa phát hành thành công lô trái phiếu 700 tỷ đồng thuộc mã MBBL2432027, nâng tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ phát hành trong tháng 12 lên 2.200 tỷ đồng.
Con gái Chủ tịch Bac A Bank đăng ký chuyển nhượng toàn bộ cổ phần

Con gái Chủ tịch Bac A Bank đăng ký chuyển nhượng toàn bộ cổ phần

Bà Đào Phương Thảo, con gái Chủ tịch HĐQT Bac A Bank đăng ký chuyển nhượng toàn bộ 3,71 triệu cổ phiếu BAB đang nắm giữ, tương ứng 0,414% vốn điều lệ ngân hàng này.
Techcombank nâng trải nghiệm xứng tầm cho Hội viên Private

Techcombank nâng trải nghiệm xứng tầm cho Hội viên Private

“Kiến tạo những chuẩn mực mới và riêng biệt dành cho khách hàng cao cấp” là phương châm Techcombank luôn hướng tới khi xây dựng các chương trình đặc quyền dành cho thẻ Hội viên Private.
Sếp Techcombank đăng ký bán 600.000 cổ phiếu

Sếp Techcombank đăng ký bán 600.000 cổ phiếu

Nếu giao dịch diễn ra thành công, ông Phùng Quang Hưng - Phó Tổng giám đốc Techcombank sẽ còn sở hữu 3,6 triệu cổ phiếu TCB, tương ứng 0,051% vốn ngân hàng.
Nhận diện điểm sáng ngành ngân hàng năm 2025

Nhận diện điểm sáng ngành ngân hàng năm 2025

Theo dự báo của Chứng khoán TPS, trong năm 2025, biên lãi thuần của ngân hàng sẽ phục hồi nhờ vào các chính sách của Ngân hàng Nhà nước và triển vọng phục hồi của nền kinh tế. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng và nợ xấu trong năm 2025 sẽ cải thiện tích cực.
Techcombank tất toán 2.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn chỉ sau một năm

Techcombank tất toán 2.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn chỉ sau một năm

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 23/12 thông tin về kết quả giao dịch trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB).
Xem thêm