qc-phu-my

Nhân viên y tế chuyển từ công sang tư không phải là 'chảy máu chất xám'

Tại Phiên họp chuyên đề Pháp luật tháng 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, việc nhân viên y tế chuyển từ công sang tư không phải là "chảy máu chất xám", vì họ vẫn đóng góp cho đất nước và người dân.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên họp. Ảnh: quochoi.vn
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Ngày 21/9, tiếp tục Chương trình Phiên họp chuyên đề Pháp luật tháng 9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp.

Một số nội dung lớn của dự thảo Luật còn ý kiến khác nhau

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được bố cục, điều chỉnh lại cho rõ ràng, hợp lý, đồng thời bổ sung, chỉnh lý tên một số chương, tách thêm mục. Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 12 chương và 119 điều, nhiều hơn 13 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, bỏ 1 điều và bổ sung 14 điều.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cũng đưa ra những phân tích/lập luận cụ thể đối với những vấn đề lớn vẫn còn ý kiến khác nhau liên quan đến quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; về xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước; về hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Đối với quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định giá khám bệnh, chữa bệnh được xác định dựa trên chi phí tính đầy đủ các yếu tố chi phí như thể hiện tại Điều 106 của dự thảo Luật.

Tuy nhiên, vẫn còn các ý kiến khác nhau về các nội dung như yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; về thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở tư nhân cung cấp.

Về các yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, một số ý kiến cho rằng cần quy định nội hàm của 4 yếu tố cấu thành giá. Lại có kiến khác cho rằng 4 yếu tố cấu thành giá nêu tại dự thảo là chưa đủ và cần nghiên cứu bổ sung các yếu tố khác như lợi nhuận, các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật và giá trị vô hình của thương hiệu.

Về thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở tư nhân cung cấp, bên cạnh ý kiến cho rằng việc quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Vẫn còn những ý kiến khác đề nghị quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tự quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở phương pháp tính giá do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Đồng thời, phải thực hiện niêm yết, công khai và chịu sự kiểm tra các yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật về giá.

Về nội dung này, Thường trực Ủy ban Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu chỉnh lý quy định cho phù hợp.

Cán bộ y tế chuyển từ công sang tư không phải “chảy máu chất xám”

Về vấn đề nhiều cán bộ y tế nghỉ việc tại các cơ sở y tế công để chuyển sang cơ sở y tế tư nhân, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng việc coi đây là hiện tượng "chảy máu chất xám" thì không đúng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chỉ ra rằng do cơ chế, chính sách y tế công chưa phù hợp, dẫn đến chưa “giữ chân” được các cán bộ y tế. Ông đánh giá việc nhân viên y tế chuyển sang tư nhân nhưng vẫn đóng góp cho đất nước, người dân, chứ “có chạy sang Tây đâu mà sợ”. Dù vậy, ông nhấn mạnh vẫn cần phải sửa đổi cơ chế chính sách để giữ chân cán bộ.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ rõ, đến nay vẫn còn một số nội dung lớn của dự thảo Luật chưa thống nhất, chưa quy định cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu khắc phục những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành; một số vấn đề quan trọng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mới được đề nghị bổ sung…

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, đây là Luật có tính chất xương sống của ngành y tế, định hướng cho công tác quản lý và sự phát triển bền vững của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, có tác động lớn đến người dân cũng như cơ sở y tế, cán bộ y tế, được nhân dân, ngành y tế mong đợi.

Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, không thể vội ban hành Luật mới, chuẩn bị thật kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng, bảo đảm tính khả thi và "tuổi thọ" của Luật chứ không thể ban hành năm nay rồi năm sau lại thấy phải sửa.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 1/1/2021 – 30/6/2022 cả nước có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc. Trong đó có 3.094 bác sĩ, 2.874 điều dưỡng, 551 kỹ thuật y, 276 hộ sinh, 593 dược, 2.280 viên chức khác.

Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như TP HCM (2.035), TP Hà Nội (1.032), Đồng Nai (496), Bình Dương (368)…

Tạo không gian pháp lý mới cho năng lượng tái tạo, năng lượng xanh

Tạo không gian pháp lý mới cho năng lượng tái tạo, năng lượng xanh

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), diễn ra sáng 15/7, tại Hà Nội.
Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ về đất lớn hơn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp thì người dân sẽ được nhận phần chênh lệch.
Bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt 20 triệu đồng

Bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt 20 triệu đồng

Nghị định 87 quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính trong quản lý giá là 150 triệu đồng, đối với tổ chức là 300 triệu đồng.
AI sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030

AI sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030

AI đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy quá trình chuyển mình của Việt Nam hướng tới một nền kinh tế đa dạng và cạnh tranh hơn trong khu vực và toàn cầu.
Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 18 nghị quyết

Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 18 nghị quyết

Sáng 12/7, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII bế mạc Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) và thông qua 18 nghị quyết.
Hải Dương: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho từng doanh nghiệp, dự án

Hải Dương: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho từng doanh nghiệp, dự án

Sáng 12/7, ông Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã phát biểu báo cáo, tiếp thu các nội dung tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII.
Cơ chế đặc thù: Mở rộng dư địa đầu tư, thu hút nguồn lực đưa địa phương 'cất cánh'

Cơ chế đặc thù: Mở rộng dư địa đầu tư, thu hút nguồn lực đưa địa phương 'cất cánh'

Các cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng cho mỗi tỉnh, thành được thiết kế trên thế mạnh của từng địa phương. Trong đó, mỗi địa phương đều có những sản phẩm, dự án được tập trung kêu gọi đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 619 ngày 10/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thu hút đầu tư từ tư nhân, nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải

Thu hút đầu tư từ tư nhân, nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải

Đây là một trong những nội dung tại Quyết định số 611/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 8/7/2024.
UNDP: Ba đề xuất phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

UNDP: Ba đề xuất phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

Theo Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm đạt mục tiêu về khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, hai bên tham gia cơ chế - đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, sẽ tự thảo luận hợp đồng.
Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, tất cả các quy định có liên quan đến việc tăng lương cơ sở, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/7.
Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

KRX là hệ thống công nghệ thông tin tổng thể cho việc tổ chức vận hành thị trường chứng khoán từ khâu đăng ký, lưu ký đến giao dịch và thanh toán, bù trừ nên cần triển khai thận trọng, chặt chẽ.
Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80 ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các cơ chế, chính sách được kỳ vọng sẽ là cơ sở để địa phương vươn lên bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Theo Nghị định 73 của Chính phủ, từ ngày 1/7, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 2.340.000 đồng/tháng.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Giảm 2% thuế VAT; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại; thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu… là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

Theo ông Phan Đức Hiếu, vấn đề "một luật sửa 4 luật" phải được hiểu rõ ràng rằng sửa luật không phải vì bất cập mà để các luật sớm đưa vào cuộc sống.
Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Ông Đặng Thuần Phong nêu rõ dù lương hưu tăng 15% từ 1/7 nhưng thực tế nếu cộng dồn các năm qua khi liên tục nâng theo chỉ số CPI thì cao hơn 30% so với cán bộ, công chức.
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được thông qua.
Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Quốc hội giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đối với các nội dung đã thực hiện có hiệu quả.
Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Với đại đa số đại biểu tán thành, Luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

Quốc hội đã biểu quyết thông qua, đồng ý để Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng.
Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 462/470 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 95,06%.
Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 28/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), kỳ vọng sẽ tạo nhiều dư địa và trao quyền nhiều hơn để Hà Nội thu hút đầu tư, phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô.
Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, trong đó với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Với giá cổ phiếu HVN đang diễn biến tích cực, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng việc phát hành cổ phiếu ở thời điểm này rất thuận lợi.
Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện trong 5 năm.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (26/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết và dự án Luật quan trọng.
Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lớn cho Vietnam Airlines trong việc vượt qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên đến nay, hãng hàng không vẫn khó khăn nghiêm trọng về tài chính nên chưa thể trả nợ.
Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều ngày 25/6, Quốc hội đã nghe báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn gia nhập CPTPP của Anh.
Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) cần phải đảm bảo phù hợp với xu thế của thế giới để thuế thực sự là công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế và phải thích ứng với biến động của nền kinh tế.
Xem thêm