PNJ tăng nắm giữ tiền mặt, hàng tồn kho lên mức cao kỷ lục

PNJ bán lẻ
12:22 - 01/02/2023
PNJ có năm kinh doanh thuận lợi.
PNJ có năm kinh doanh thuận lợi.
0:00 / 0:00
0:00
Tổng tài sản của PNJ tính tới thời điểm 31/12/2022 là hơn 13.300 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với đầu năm, chủ yếu tăng mạnh ở hàng tồn kho và các khoản tiền mặt, tiền gửi.

Báo cáo tài chính quý 4/2022 của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) cho thấy, hàng tồn kho của công ty tăng từ gần 8.755 tỷ đồng đầu năm lên gần 10.506 tỷ đồng vào cuối năm 2022 (chiếm 79% tổng tài sản). Đây cũng là mức tồn kho kỷ lục của doanh nghiệp từ trước tới nay. Công ty gia tăng hàng tồn kho khi bước vào mùa cao điểm tiêu thụ vàng - dịp Tết Nguyên đán và ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch).

Phần tiền và tương đương tiền tăng từ 355 tỷ đồng lên 880 tỷ đồng, đồng thời công ty phát sinh khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 200 tỷ đồng.

2022 là năm kinh doanh khởi sắc của PNJ. Quý 4, công ty mang về hơn 8.300 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; hầu hết đến từ doanh thu bán vàng, bạc, đá quý (hơn 8.200 tỷ đồng). Biên lãi gộp thu hẹp từ 18,2% xuống 17,7%, khi giá vốn tăng nhanh hơn doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính kỳ này tăng vọt, lên hơn 37 tỷ đồng (gấp 12,3 lần cùng kỳ), chủ yếu do tăng lãi tiền gửi và chênh lệch tỷ giá. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng cùng tăng 38%, lần lượt hơn 57 tỷ đồng và gần 707 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 150 tỷ đồng, gần như không biến động.

Sau khi khấu trừ, PNJ lãi ròng quý 4 hơn 466 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2022, PNJ đạt doanh thu thuần hơn 33.876 tỷ đồng và lãi ròng hơn 1.807 tỷ đồng, tăng lần lượt 73% và 76% so với năm 2021, vượt 31% và 37% các chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2022.

Kết quả kinh doanh của PNJ.

Kết quả kinh doanh của PNJ.

Nợ phải trả hơn 4.723 tỷ đồng, tăng gần 4% so với đầu năm, chủ yếu do khoản phải trả người lao động gấp 2,3 lần (hơn 890 tỷ đồng); vay nợ thuê ngắn hạn 2.683 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tại thời điểm 31/12/2022, vốn chủ sở hữu PNJ gần 8.588 tỷ đồng, tăng 43%; bao gồm hơn 1.212 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển (tăng 51%) và gần 2.666 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 37%).

Trên thị trường chứng khoán, PNJ đang giao dịch ở vùng giá 90.000 đồng. Nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ chịu áp lực bán mạnh trong nửa cuối năm 2022 do không còn triển vọng tích cực như trước, khi lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng xuống thấp, lạm phát cao tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên sau khi trôi về vùng giá 70.000 đồng hồi cuối tháng 10/2022, PNJ lại phục hồi khá tốt. Diễn biến tích cực phần nào nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc. Năm 2022, PNJ bị loại khỏi chỉ số VN30 và mã thế chân là VIB của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.