Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 giảm 14%, tiếp tục không chia cổ tức

NGÂN HÀNG Việt nAM
12:11 - 30/03/2023
Ảnh: Sơn Quách
Ảnh: Sơn Quách
0:00 / 0:00
0:00
Năm nay, Techcombank tiếp tục dùng lợi nhuận hợp nhất năm 2022 tập trung phục vụ cho hoạt động kinh doanh sắp tới của ngân hàng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023

Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 22.000 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2022.

Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2023 ước đạt 511.297 tỷ đồng; tăng trưởng 15% hoặc cao hơn theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp với tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp hơn 1,5%; Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động.

Để chủ động triển khai kế hoạch kinh doanh với tình hình biến động như hiện nay, Ban lãnh đạo Techcombank đề nghị Đại hội đồng cổ đông đồng ý/chấp thuận giao Hội đồng Quản trị xem xét, quyết định thực hiện, bao gồm cả việc điều chỉnh các chỉ tiêu nêu trên để phù hợp với hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và/hoặc quy định của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.

Năm thứ 12 không chia cổ tức

Năm nay, Techcombank sẽ trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận 2022. Với lợi nhuận sau thuế năm 2022 gần 17.907 tỷ đồng, tổng lợi nhuận chưa sử dụng của Techcombank tính đến ngày 1/1/2023 đạt hơn 58.000 tỷ đồng.

Ngân hàng dự kiến trích 32.676 tỷ đồng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Việc trích quỹ này nhằm phục vụ phương án tăng vốn điều lệ theo quyết định của ĐHĐCĐ vào thời điểm thích hợp.

Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ trích 1.791 tỷ cho quỹ dự phòng tài chính và 38 tỷ đồng cho quỹ phúc lợi. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại có thể phân phối là gần 23.539 tỷ đồng. Ngân hàng đề xuất duy trì số tiền này dưới dạng lợi nhuận không chia nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Nếu được thông qua, đây sẽ là năm thứ 12 ngân hàng này không chia cổ tức bằng tiền mặt. Lần gần nhất Techcombank chia cổ tức với hình thức cổ phiếu là vào năm 2018, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ nhận thêm 2 cổ phiếu mới. Nguồn chia cổ phiếu lấy từ lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn từ việc bán cổ phiếu quỹ.

Trước đó, vào ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, khi được cổ đông hỏi về nguyên nhân không phát hành cổ phiếu chia cổ tức như các ngân hàng khác, Chủ tịch HĐQT Techcombank ông Hồ Hùng Anh cho biết, vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, trong khi vốn điều lệ chỉ có ý nghĩa tại một số văn bản pháp lý.

Theo Chủ tịch Techcombank, một số ngân hàng thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc thưởng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là định hướng riêng của từng nhà băng và việc phát hành mới sẽ khiến giá cổ phiếu bị pha loãng.

Ông Hồ Hùng Anh nhấn mạnh: ''Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hay không chia là không quan trọng vì Techcombank đã tăng đủ vốn điều lệ để đáp ứng các chỉ số hoạt động. Vấn đề quan trọng làm thế nào để sử dụng sao cho giá trị chúng ta tăng lên''.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tại Techcombank. (Ảnh: Thu Trang)

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tại Techcombank. (Ảnh: Thu Trang)

Ngoài ra, năm nay Techcombank sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Ngân hàng này sẽ phát hành hơn 3,5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng một đơn vị. Số tiền thu được sẽ dùng để bổ sung vốn hoạt động của nhà băng. Nếu được thông qua, đây là năm thứ 6 liên tiếp Techcombank phát hành hàng triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.