Tháo gỡ tối đa vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Cơ chế đặc thù, quyết toán ngân sách, kéo dài vốn là những vấn đề quan trọng được UBTVQH thảo luận, cho ý kiến để thúc đẩy triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và điều hành phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và điều hành phiên họp.

Sáng 15/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023”.

Trình báo cáo xin ý kiến UBTVQH, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành cho biết, qua ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường ngày 30/10/2023 và kiến nghị của Bộ KH&ĐT, Đoàn giám sát thấy rằng, để đảm bảo nguồn lực thực hiện các chương trình, việc cho phép kéo dài vốn năm 2023 chưa giải ngân hết (bao gồm cả vốn năm 2022) sang năm 2024 là cần thiết. Vì vậy, Đoàn giám sát đề nghị UBTVQH cho ý kiến về vấn đề này.

Để bảo đảm kỳ họp gần nhất Quốc hội có thể xem xét thông qua được Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong bối cảnh chỉ còn 2 năm thực hiện các chương trình; Đoàn giám sát đề nghị UBTVQH cho phép thể hiện trong dự thảo Nghị quyết giám sát nội dung:

Thông qua chủ trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định cơ cấu nguồn vốn, phân bổ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo trình tự, thủ tục rút gọn. Giao Chính phủ xây dựng hồ sơ theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành trình bày báo cáo.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành trình bày báo cáo.

Cho ý kiến về vấn đề tài chính, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đối với việc kéo dài vốn kế hoạch năm 2022 của chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết và kéo dài sang năm 2024, UBTVQH đã thống nhất chỉ kéo dài phần vốn sự nghiệp năm 2023 để tiếp tục thực hiện trong năm 2024. Tuy nhiên qua thảo luận tại hội trường, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết của việc chuyển nguồn đối với vốn sự nghiệp năm 2022 mà đến nay chưa giải ngân hết.

Tuy nhiên dự toán năm 2024 cũng đã được Quốc hội thông qua, vì vậy Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh đề nghị Bộ KH&ĐT làm rõ thêm vấn đề này trong việc ảnh hưởng đối với dự toán của năm 2024 để Quốc hội có căn cứ xem xét.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, cần đảm bảo kỷ cương, kỷ luật ngân sách, dù là vì do lý do khách quan hay chủ quan thì năm nào cũng cần quyết toán xong dứt điểm năm đó để chủ động kế hoạch các nguồn vốn. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, nếu nguồn vốn từ năm 2021 mà chưa làm được thì nên hủy và điều chỉnh, bố trí lại cho phù hợp. Trên cơ sở này, Chính phủ cần nghiên cứu thật kỹ, nếu đề xuất kéo dài thời gian thì cũng chỉ nên trong thời gian ngắn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chia sẻ khó khăn của các bộ ngành và của các địa phương trong triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nguyên nhân là do đề xuất xây dựng chương trình chưa đúng với thực tiễn; việc thẩm định, phê duyệt chương trình chưa đến nơi đến chốn, trong đó có trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành và một phần trách nhiệm của Quốc hội.

Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần có chủ trương xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Đề nghị Chính phủ tiếp tục chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng, trước và sau phải tạo sự thống nhất, nếu đề xuất mới, bổ sung thêm thì cần nêu rõ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu.

Giải trình, làm rõ một số nội dung tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, vốn chương trình mục tiêu quốc gia của năm 2021 là hơn 20.000 tỷ đồng; khi Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đã đưa nguồn vốn này vào diện chưa phân bổ vì chưa đủ điều kiện để phân bổ. Toàn bộ vốn của năm 2021 cũng chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên toàn bộ số vốn của năm 2021 không phân bổ được.

Kế hoạch năm 2022 cũng được Quốc hội quyết nghị giao Chính phủ phân bổ vốn năm 2021 và năm 2022 một lần, thành dự toán của năm 2022. Tháng 7/2022, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội toàn bộ số vốn của kế hoạch năm 2021 và năm 2022. Về bản chất, đây cũng là số vốn của năm 2021, nhưng trên thực tế năm 2021 chưa được giao dự toán và chưa phân bổ được.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình với những giải trình của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT. Đồng thời mong muốn Quốc hội cho phép chủ trương xây dựng một nghị quyết thí điểm theo trình tự rút gọn để kịp trình trong phiên họp gần nhất.

Đối với nguồn vốn chuyển sang năm 2024, Phó Thủ tướng mong muốn UBTVQH và Quốc hội thông cảm và thấu hiểu, bởi mục tiêu của việc chuyển vốn này là rất lớn lao dành cho các địa phương. “Nếu cắt nguồn vốn này thì áp lực giải ngân của Chính phủ có giảm đi, nhưng lại thiệt thòi cho các địa phương. Địa phương đang rất mong chờ, rất cần”, ông Quang nói.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, qua thảo luận cho thấy, các đại biểu cơ bản đồng tình với việc ban hành nghị quyết cơ chế đặc thù theo thể thức rút gọn, nhưng cách thức thể hiện như thế nào cần tiếp tục bàn thảo cụ thể đúng tinh thần đúng quy định.

Đối với các vấn đề về ngân sách như quyết toán ngân sách, kéo dài vốn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị báo cáo chính thức của Chính phủ về vấn đề này; giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội thẩm tra về nội dung này. “Tinh thần là tháo gỡ tối đa vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhưng không được để ra xung đột pháp luật”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ngày 17/1 trở thành Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Ngày 17/1 trở thành Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh, khơi dậy tinh thần, khát vọng vươn lên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư tỉnh Bến Tre.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Ba Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Ba Lan

Đêm 15/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay Frédéric Chopin, Warsaw, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan từ ngày 15-18/1.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Ngày 15/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhân dịp Năm mới Ất Tỵ 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gửi lời chúc mừng năm mới tới hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
Cải thiện môi trường kinh doanh để doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng ít nhất 10%

Cải thiện môi trường kinh doanh để doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng ít nhất 10%

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
Xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu xây dựng xong Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm; từ đó xác định lộ trình, công việc của từng năm để tới năm 2030 có nhà máy điện hạt nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1.
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đồng chủ trì Đối thoại Doanh nghiệp cấp cao Việt - Nga do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển kinh tế Nga phối hợp tổ chức.
Khởi công dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới khu Nhà khách Hồ Tây

Khởi công dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới khu Nhà khách Hồ Tây

Khu Nhà khách Hồ Tây (Hà Nội) được cải tạo, nâng cấp và xây mới sẽ trở thành nơi tổ chức các chương trình, sự kiện chính trị đối nội, đối ngoại, các hoạt động quan trọng của Đảng, Nhà nước.
Nga coi trọng mở rộng hợp tác địa phương và doanh nghiệp Việt - Nga

Nga coi trọng mở rộng hợp tác địa phương và doanh nghiệp Việt - Nga

Chiều 14/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Chiều 14/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp thân mật Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Mishustin: Nga coi Việt Nam là đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á

Thủ tướng Mishustin: Nga coi Việt Nam là đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á

Chiều 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Tập trung giải quyết 2 'nút thắt' lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng

Tập trung giải quyết 2 'nút thắt' lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng nhấn mạnh 2 'nút thắt' lớn và 6 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng mà các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện để phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng bền vững, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
Tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn trung bình cả nước

Tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn trung bình cả nước

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 7,9%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (7,09%), đứng thứ 2 trong 6 vùng kinh tế.
Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số

Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du 3 nước châu Âu

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du 3 nước châu Âu

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Ba Lan, Cộng hòa Czech và dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ từ ngày 15-23/1.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026

Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026

Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.
Những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất Việt Nam năm 2024

Những địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất Việt Nam năm 2024

Top 5 địa phương có quy mô kinh tế (GRDP) lớn nhất cả nước trong 2024 bao gồm TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Hải Phòng. Trong đó, TP HCM giữ vị trí dẫn đầu với 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.
12 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

12 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.
Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Tổng Bí thư: Đổi mới sáng tạo là 'cây gậy thần' đạt tới thịnh vượng bền vững

Tổng Bí thư: Đổi mới sáng tạo là 'cây gậy thần' đạt tới thịnh vượng bền vững

Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tiền Giang: Kết nối đô thị - công nghiệp vùng kinh tế biển nhằm thu hút đầu tư

Tiền Giang: Kết nối đô thị - công nghiệp vùng kinh tế biển nhằm thu hút đầu tư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 12/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuần này Bắc Bộ rét đậm đầu tuần, Trung Bộ mưa rào

Tuần này Bắc Bộ rét đậm đầu tuần, Trung Bộ mưa rào

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, do chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cường độ mạnh nên trong đầu tuần này các tỉnh Bắc Bộ nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 10 độ, một số nơi vùng núi cao xuống sát tới 0 độ.
Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Những địa phương thu ngân sách lớn nhất năm 2024

Năm 2024, nhiều địa phương đạt số thu ngân sách kỷ lục, vượt dự toán và tăng cao so với năm trước, trong đó TP HCM và Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc thu ngân sách 500.000 tỷ đồng.
Cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chiều 12/1.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an Lào

Ngày 12/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Lào do Đại tướng Vilay Lakhamphong, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nhìn lại thập kỷ sôi động của M&A bất động sản Việt Nam

Nhìn lại thập kỷ sôi động của M&A bất động sản Việt Nam

Theo Cushman & Wakefield, trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại những thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội.
Trình cấp có thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Trình cấp có thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Chiều 11/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII.
Chủ tịch Quốc hội: Trà Vinh phải phấn đấu giữ đà tăng trưởng hai con số

Chủ tịch Quốc hội: Trà Vinh phải phấn đấu giữ đà tăng trưởng hai con số

“Năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của Trà Vinh đạt 10,04% thì năm nay phải cố gắng nâng lên 12 - 13%, giữ đà này nâng lên,” Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu yêu cầu.
Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Lào

Dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và phát triển quan hệ Việt - Lào

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, chuyến thăm và làm việc tại Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời gian tới.
Xem thêm