Thổ Nhĩ Kỳ: 'Sắp hết thời gian để phê chuẩn Phần Lan, Thụy Điển vào NATO'

Phần Lan NATO
10:11 - 15/01/2023
Ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn kiêm cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
Ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn kiêm cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ông Ibrahim Kalin, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo nước này sắp hết thời gian để phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, trước khi nước này dự kiến tổ chức các cuộc bầu cử vào tháng 5.

Reuters dẫn lời ông Kalin ngày 14/1 cho biết việc Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO phụ thuộc vào việc Thụy Điển sẽ thực hiện nhanh như thế nào về những cam kết chống khủng bố trong thỏa thuận với Ankara. Quan chức này cảnh báo quy trình phê duyệt có thể mất nhiều tháng.

"Stockholm hoàn toàn cam kết thực hiện thỏa thuận đã được ký kết vào năm ngoái tại Madrid, nhưng quốc gia này cần thêm 6 tháng nữa để ra luật mới cho phép hệ thống tư pháp thực thi các định nghĩa khủng bố", ông Kalin nói trong cuộc họp báo tại Istanbul.

Ông thừa nhận: "Chúng tôi cũng gặp vấn đề về thời gian, nếu họ muốn gia nhập NATO trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6", đồng thời đề cập đến cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội. "Tôi cho rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạm nghỉ một thời gian trước cuộc bầu cử, Vậy nên chỉ còn khoảng từ 2 đến 2 tháng rưỡi để các bạn làm tất cả những điều trên".

Ngày 18/5/2022, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO, chấm dứt thời kỳ trung lập từ hàng chục đến hàng trăm năm qua. Theo quy định, đơn này cần được sự chấp thuận của toàn bộ 30 quốc gia thành viên của NATO.

Hiện nay đã có 28 nước chấp thuận việc này. Hungary cho biết nước này dự kiến sẽ chấp thuận đơn xin gia nhập của Phần Lan vào tháng 2/2023.

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển kể từ khi hai nước này nộp đơn gia nhập. Ảnh: AP

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển kể từ khi hai nước này nộp đơn gia nhập. Ảnh: AP

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối nỗ lực gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển với cáo buộc hai quốc gia này tài trợ cho đảng công nhân người Kurd (PKK) - tổ chức mà Ankara coi là khủng bố.

Hồi tháng 6/2022, Thụy Điển và Phần Lan ký thỏa thuận 3 bên với Thổ Nhĩ Kỳ với mục tiêu thuyết phục Ankara đồng ý để 2 quốc gia trên gia nhập NATO. Stockholm và Helsinki cho biết họ đáp ứng một số yêu cầu của Ankara, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng như vậy là chưa đủ.

Ankara cho biết Thụy Điển cần có lập trường rõ ràng hơn trong việc chống lại những tổ chức mà họ coi là khủng bố, bao gồm PKK với cáo buộc thực hiện âm mưu đảo chính năm 2016.

Ông Kalin nói rằng chính phủ Thụy Điển cần gửi một thông điệp rõ ràng tới "các tổ chức khủng bố rằng Helsinki không còn là nơi ẩn náu an toàn cho các đối tượng này và chúng không thể kiếm tiền, tuyển thành viên và tham gia vào các hoạt động khác".

Trong khi đó, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristerss hôm 8/1 tuyên bố họ sẽ không thực hiện mọi điều kiện mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra, cho rằng Ankara "đòi hỏi quá nhiều", theo AFP.

"Chúng tôi tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra quyết định nhưng chúng tôi chỉ không biết đó là khi nào", ông Ulf Kristersson nói, đồng thời cho biết thêm rằng điều đó sẽ phụ thuộc vào tình hình chính trị nội bộ của Ankara, cũng như "nỗ lực thể hiện sự nghiêm túc của Thụy Điển".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cùng ngày cho biết nước này sẽ gia nhập NATO cùng lúc với Thụy Điển. "Phần Lan không vội vàng gia nhập NATO tới mức chúng tôi không thể chờ tới khi Thụy Điển được bật đèn xanh", Ngoại trưởng Haavisto tuyên bố.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.