qc-phu-my

Thủ tướng Chính phủ: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể trong năm 2021

Phiên họp thường kỳ tháng 11 của Chính phủ xác định quyết tâm kiên định thực hiện quan điểm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, đồng thời phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể trong năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể trong năm 2021

Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đã có khởi sắc

Ngày 2/12/2021, chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 11/2021 của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định sau gần 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tình hình dịch bệnh về cơ bản đã kiểm soát được trên phạm vi toàn quốc, tình hình kinh tế - xã hội nhiều khởi sắc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 11/2021 của Chính phủ (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 11/2021 của Chính phủ (Ảnh: VGP)

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm, trong tháng 11, song song với kiểm soát dịch bệnh, nền kinh tế tiếp tục từng bước mở cửa, các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi sinh hoạt xã hội dần được nối lại theo hướng bình thường mới.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,32% so với tháng 10, CPI 11 tháng tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá tiếp tục ổn định, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng đạt 9,65%. Hết tháng 11, thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán năm, kịp thời đáp ứng các nhiệm vụ chi và nguồn ngân sách cho phòng, chống dịch cũng như các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác.

Khu vực doanh nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 11 tăng 44,6% so với tháng trước, vốn đăng ký tăng 38%, lao động tăng 30,2%, đặc biệt là tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước.

Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, năng suất, sản lượng tăng khá. Sản xuất công nghiệp phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả nước tháng 11 tăng 5,5% so với tháng 10, tính chung 11 tháng tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Thương mại, dịch vụ phục hồi nhanh sau khi mở cửa trở lại.

Về đầu tư, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11 tăng 14,7% so tháng 10, đạt 73,8% kế hoạch năm. Vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 11 tháng tăng 11% so với cùng kỳ, cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vào khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Nhìn chung, Bộ KH&ĐT đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế bước vào quỹ đạo phục hồi, dần thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng trưởng trở lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động dần ổn định và phát triển trong trạng thái bình thường mới.

TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ỔN ĐỊNH

Thủ tướng nhấn mạnh một số kết quả đạt được, như kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, thu đủ chi, xuất đủ nhập, xuất nhập khẩu đạt gần 600 tỷ USD, xuất siêu trở lại, các nhu cầu về năng lượng, lương thực, thực phẩm được đáp ứng đầy đủ, thị trường lao động từng bước phục hồi rất nhanh. Cùng với đó, một số vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm như đưa dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động…

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể trong năm 2021

Về nhiệm vụ hiện tại, Chính phủ và các cơ quan liên quan đang tích cực hoàn thành xây dựng dự thảo đề án Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 và dự thảo đề án về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có dịch COVID-19.

Trọng tâm phiên họp Chính phủ hôm 2/12 xác định trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục có diễn biến phức tạp, nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, nhiệm vụ quan trọng cho các cấp, các ngành là bám sát diễn biến dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, có phương án chủ động ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Đồng thời, kiên định, quyết tâm, quán triệt nghiêm việc thực hiện quan điểm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể trong năm 2021, tạo nền tảng, động lực phục hồi và phát triển vững chắc từ năm 2022.

ƯU TIÊN HOÀN THIỆN THỂ CHẾ

Thủ tướng lưu ý ưu tiên hoàn thiện thể chế, tập trung cho các lĩnh vực biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, ba khâu đột phá chiến lược; giữ vững môi trường hòa bình và ổn định chính trị để thu hút đầu tư; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện các quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…

Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban ngành tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Đồng thời, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Thúc đẩy thương mại bền vững, ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần.

Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút FDI. Triển khai công tác kiểm tra, đôn đốc của 6 Tổ công tác nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 60%, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Song song hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

Các ý kiến tại phiên họp cũng thẳng thắn chỉ ra còn không ít hạn chế, bất cập. Dịch bệnh diễn biến còn phức tạp và dự báo có thể tiếp tục phức tạp với các biến chủng mới, số ca nhiễm mới và tử vong đang có xu hướng tăng. Thủ tướng yêu cầu cần tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng hơn vấn đề này, phải hết sức bình tĩnh, không lơ là, chủ quan cũng không lo sợ, hốt hoảng trong phòng chống dịch, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, công thức, phương châm phòng chống dịch đã được đúc rút, tổng kết. Kinh tế - xã hội còn tiềm ẩn một số vấn đề về nợ xấu, lạm phát, an ninh kinh tế, đầu tư công, rủi ro của thị trường bất động sản, chứng khoán. An sinh xã hội còn một số vấn đề cần tiếp tục khắc phục. Công tác quy hoạch, giải ngân đầu tư công còn chậm.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, hai bên tham gia cơ chế - đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, sẽ tự thảo luận hợp đồng.
Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, tất cả các quy định có liên quan đến việc tăng lương cơ sở, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/7.
Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

KRX là hệ thống công nghệ thông tin tổng thể cho việc tổ chức vận hành thị trường chứng khoán từ khâu đăng ký, lưu ký đến giao dịch và thanh toán, bù trừ nên cần triển khai thận trọng, chặt chẽ.
Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80 ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các cơ chế, chính sách được kỳ vọng sẽ là cơ sở để địa phương vươn lên bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Theo Nghị định 73 của Chính phủ, từ ngày 1/7, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 2.340.000 đồng/tháng.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Giảm 2% thuế VAT; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại; thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu… là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

Theo ông Phan Đức Hiếu, vấn đề "một luật sửa 4 luật" phải được hiểu rõ ràng rằng sửa luật không phải vì bất cập mà để các luật sớm đưa vào cuộc sống.
Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Ông Đặng Thuần Phong nêu rõ dù lương hưu tăng 15% từ 1/7 nhưng thực tế nếu cộng dồn các năm qua khi liên tục nâng theo chỉ số CPI thì cao hơn 30% so với cán bộ, công chức.
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được thông qua.
Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Quốc hội giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đối với các nội dung đã thực hiện có hiệu quả.
Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Với đại đa số đại biểu tán thành, Luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

Quốc hội đã biểu quyết thông qua, đồng ý để Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng.
Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 462/470 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 95,06%.
Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 28/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), kỳ vọng sẽ tạo nhiều dư địa và trao quyền nhiều hơn để Hà Nội thu hút đầu tư, phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô.
Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, trong đó với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Với giá cổ phiếu HVN đang diễn biến tích cực, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng việc phát hành cổ phiếu ở thời điểm này rất thuận lợi.
Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện trong 5 năm.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (26/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết và dự án Luật quan trọng.
Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lớn cho Vietnam Airlines trong việc vượt qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên đến nay, hãng hàng không vẫn khó khăn nghiêm trọng về tài chính nên chưa thể trả nợ.
Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều ngày 25/6, Quốc hội đã nghe báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn gia nhập CPTPP của Anh.
Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) cần phải đảm bảo phù hợp với xu thế của thế giới để thuế thực sự là công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế và phải thích ứng với biến động của nền kinh tế.
Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Chiều 24/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề chuyển mặt hàng phân bón từ không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế VAT nhận được sự quan tâm của nhiều các đại biểu.
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn bội chi ngân sách Nhà nước năm 2022 là 293.313 tỷ đồng, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Sáng 24/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết một lần thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bằng hình thức bấm nút điện tử. Kết quả, 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Hiện vẫn còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm các bảng lương mới và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.
Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Sáng 21/6, với 93,84% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đây là dự án Luật đầu tiên được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Với 448/449 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Ngày 21/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đa số ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp.
Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Theo Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, những điều có lợi cho người dân thì phải thực hiện ngay. Nếu tiếp cận theo cách này sẽ có niềm tin để triển khai sớm các luật.
'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng phải xác định cơ chế, chính sách, cách thức huy động nguồn lực, thứ tự các dự án ưu tiên... Như vậy mới mong có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội trong tương lai như mong muốn.
Xem thêm