Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Đây là một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 được Thủ tướng Phạm Minh Chính nếu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII.

Ngày 20/10 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề: "Những nội dung cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 và về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2024, kế hoạch năm 2025; về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; về chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương".

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.

Tăng trưởng năm 2024 dự kiến vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra

Trình bày nội dung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, ước thực hiện 5 năm 2021-2025 và dự kiến kế hoạch năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2026-2030, sau khi phân tích bối cảnh tình hình, công tác chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, những năm đầu nhiệm kỳ, tập trung phòng, chống đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Do đó, năm 2024 tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu (riêng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người xấp xỉ đạt, nếu tốc độ đạt tăng trưởng cả năm trên 7% thì sẽ đạt toàn bộ các chỉ tiêu); trong đó hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội và chỉ tiêu về tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra.

Người đứng đầu Chính phủ điểm lại một số kết quả nổi bật như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 7% (phấn đấu trên 7%), vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (4-4,5%), trong khi vẫn thực hiện tăng lương và tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý. Thu ngân sách Nhà nước vượt trên 10% dự toán; bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn quy định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm.

Phát triển kết cấu hạ tầng có bước đột phá rõ nét, đã hoàn thành đưa vào khai thác 2.021 km đường bộ cao tốc và đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Bình – Hưng Yên. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường được chú trọng, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Nhà nước đã dành gần 700.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương, tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Đến nay, đã huy động được 2.152 tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra và khoảng 6.000 tỷ đồng cho phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025".

Chính trị - xã hội ổn định, độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là đối ngoại cấp cao được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Quy mô kinh tế năm 2025 dự kiến đạt 500 tỷ USD

Thủ tướng cho biết, trên cơ sở kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ước thực hiện năm 2024 và kế hoạch năm 2025, dự kiến kết quả đánh giá 5 năm 2021-2025 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 như sau:

Tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng 4.900 USD năm 2025, tăng 31,7%.

Quy mô nền kinh tế tăng từ 346 tỷ USD xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020 lên 433 tỷ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023 và dự kiến khoảng 500 tỷ USD năm 2025 (tăng 1,45 lần so với năm 2020), xếp thứ 33 thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN.

Thực hiện ba đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng; trong đó đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có hơn 3.000 km đường bộ cao tốc (đạt mục tiêu đề ra) và tiếp tục triển khai nhiều dự án cho giai đoạn 2026-2030. Hạ tầng số, hạ tầng điện được đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước.

Công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật được chỉ đạo quyết liệt với tinh thần cải cách, đổi mới, chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ trình Quốc hội ban hành 43 luật; Chính phủ ban hành 460 nghị định; theo chương trình Kỳ họp thứ 8 (khai mạc ngày 21/10/2024), dự kiến Quốc hội ban hành 18 luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến 10 luật. Công tác quy hoạch tiếp tục được đẩy mạnh; tăng cường liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án tồn đọng, kéo dài, các ngân hàng yếu kém từng bước được giải quyết căn cơ.

An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện; hỗ trợ trên 68 triệu lượt người lao động và 1,41 triệu lượt người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí gần 120.000 tỷ đồng. Phát động Quỹ Vaccine, đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng để tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD
Đánh giá chung 5 năm 2021-2025, chúng ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu và Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, chỉ số phát triển con người được cải thiện, chỉ số hạnh phúc năm 2024 theo đánh giá của Liên Hợp Quốc tăng 11 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng nhận định những kết quả trên đã tạo nền tảng cho giai đoạn sau phát triển cao hơn, góp phần chứng minh nhận định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2026-2030, sau khi phân tích bối cảnh tình hình, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng cho biết mục tiêu năm 2025 và phấn đấu đến năm 2030.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã xác định; lấy ổn định làm tiền đề cho phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Tiếp tục ưu tiên tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, thuộc nhóm 30 nền kinh tế có quy mô GDP hàng đầu thế giới, tạo tiền đề vững chắc đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc vào năm 2045.

Một số chỉ tiêu chủ yếu gồm: Năm 2025, tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%). GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD.

Phấn đấu đến năm 2030, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Để hoàn thành những mục tiêu phát triển đã nêu, Thủ tướng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 như sau:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện thể chế phát triển, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa quản lý tốt, vừa kiến tạo không gian phát triển, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế "xin cho".

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, trong đó có các đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao.

Thứ tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 780-800 tỷ USD.

Thứ năm, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, khai thác hiệu quả không gian phát triển mới, lấy đô thị làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Thứ sáu, phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân.

Năm 2025, chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các ngày lễ lớn của đất nước (135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày thành lập nước, 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…); phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và tạo chuyển biến căn bản về nhà ở xã hội trong năm 2025.

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD
Người đứng đầu Chính phủ nêu một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030. Ảnh: VGP.

Thứ bảy, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Thứ tám, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Thứ chín, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Phát huy hiệu quả trường phái "Ngoại giao cây tre Việt Nam: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển".

Thứ mười, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao năng lực quản trị xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mười một là giải pháp, nhiệm vụ về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính, ngân sách Nhà nước 3 năm 2025-2027; theo đó, tăng thu, tiết kiệm chi, phát huy tính chủ đạo của Trung ương và tính chủ động của địa phương, tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược, trọng điểm.

Có điều kiện để làm và quyết tâm làm đường sắt cao tốc

Tại hội nghị, Thủ tướng cũng nêu ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Na. Thủ tướng nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là một trong những công trình biểu tượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới và tạo nguồn lực mới.

Trước đây, còn có ý kiến khác nhau về dự án khi quy mô GDP của nước ta mới hơn đạt 100 tỷ USD, bình quân đầu người trên 1.000 USD, song đến nay quy mô GDP đã gấp nhiều lần, chúng ta đã có điều kiện để làm và phải quyết tâm làm.

Dự án đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, bài bản, Bộ Chính trị đã có Kết luận và Hội nghị Trung ương 10 đã có Nghị quyết thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến. Việc triển khai sẽ theo cách làm mới, đa dạng hóa nguồn lực từ trong nước, ngoài nước, ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu, hợp tác công tư, mô hình TOD…

Cũng theo Thủ tướng, vừa qua có nhiều ý kiến khởi động lại các dự án điện hạt nhân vì đây là điện sạch và chi phí phù hợp, được nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng với những dự án an toàn, hiệu quả, quy mô phù hợp.

Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Trước tình trạng bán thuốc tràn lan trên môi trường mạng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) bày tỏ tán thành việc quy định chặt chẽ về kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử; nhấn mạnh rằng các thuốc bán online phải là loại thuốc được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Chính phủ kiến nghị trình Quốc hội trong năm 2025 chưa xem xét tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công...
Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Phosay Sayasone, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào đang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 19-21/10.
Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Phiên họp ngày 22/10, Quốc hội nghe trình bày thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và thảo luận về một số dự thảo luật.
'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đánh giá dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nhưng phạm vi sửa đổi luật nên tập trung vào vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cương vị mới, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện sẽ nỗ lực hết mình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Ông Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập trong 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động, chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo.
Năm 2025 tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Năm 2025 tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7 - 7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31 - 33 thế giới về quy mô GDP.
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, thảo luận 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết

Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, thảo luận 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn tại kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Hạ viện Malaysia sắp thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Hạ viện Malaysia sắp thăm chính thức Việt Nam

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-25/10/2024.
Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8, bầu Chủ tịch nước

Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8, bầu Chủ tịch nước

Theo chương trình dự kiến, tại ngày họp đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu nhân sự Chủ tịch nước theo quy định Hiến pháp, pháp luật.
Thống nhất nhận thức trong toàn Đảng về quyết tâm chính trị thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Thống nhất nhận thức trong toàn Đảng về quyết tâm chính trị thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Đây là nội dung được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu bật trong phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Đây là một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 được Thủ tướng Phạm Minh Chính nếu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, với tư duy đổi mới, các luật sắp tới sẽ rất ngắn nhưng vẫn đủ cơ sở pháp lý để quản lý tốt.
Những điểm mới của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Những điểm mới của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Kỳ họp sẽ khai mạc vào sáng 21/10.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc

Sáng 20/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại thẩm phán thứ nhất, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc Trương Quân, cùng Đoàn đại biểu Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Mười

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Mười

Sáng 20/10, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII.
Thủ tướng: 'Dứt khoát không để thiếu điện trong năm 2025'

Thủ tướng: 'Dứt khoát không để thiếu điện trong năm 2025'

Năm 2025, dự báo nhu cầu điện tăng khoảng 12-13%, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị dứt khoát không được để thiếu điện: Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã giải ngân 17 tỷ USD vốn FDI, cao nhất trong nhiều năm.
'Khẩn trương hỗ trợ người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh'

'Khẩn trương hỗ trợ người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh'

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp, triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, nhất là ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi con bão số 3 như Quảng Ninh, Hải Phòng...
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam

Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8% nhờ kết quả GDP của quý 3/2024 khả quan hơn dự kiến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng từ ngày 23-24/10.
Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc tế toàn diện về thương mại, đầu tư nông nghiệp

Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc tế toàn diện về thương mại, đầu tư nông nghiệp

Sáng 18/10, Bộ NN&PTNT, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Kỷ niệm Ngày lương thực thế giới lần thứ 44.
Làm chủ công nghệ để bắt kịp xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu

Làm chủ công nghệ để bắt kịp xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu

Việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không chỉ đem đến cơ hội tốt cho Việt Nam bởi những tiềm năng đang có, mà còn có thể biến Việt Nam trở thành trung tâm về chuyển đổi năng lượng, ít nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
Kỷ niệm 220 khởi lập Thành Đông và 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương

Kỷ niệm 220 khởi lập Thành Đông và 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự và tặng hoa chúc mừng lễ kỷ niệm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Nhân chuyến thăm chính thức CHDCND Lào, chiều 17/10, tại trụ sở Văn phòng Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Chính phủ Lào Sonesay Siphandone.
Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ tại buổi hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chiều 17/10.
JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

"Người dân và doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục thể hiện sự quan tâm lớn đến Việt Nam, một quốc gia liên tục duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững,” Trưởng đại diện JICA Việt Nam, ông Sugano Yuichi bày tỏ.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng và kiên trì đối thoại, có tính đến quan tâm và lợi ích của nhau cũng như lợi ích chung của khu vực và quốc tế.
Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Theo chỉ số tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser (Canada) công bố, Việt Nam có năm thứ 3 liên tiếp cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Cụ thể, điểm số tăng từ 6,17 năm 2019 lên 6,23 điểm năm 2022, thứ hạng tăng từ 123/165 lên hạng 99/165.
Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam đã, đang và sẽ tham vấn với Lào và Campuchia nhằm thúc đẩy hợp tác giữa ba nước vì lợi ích nhân dân ba nước và vì cộng đồng ASEAN, vì hợp tác phát triển khu vực.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước mới đạt 35,46%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước là 47,29%.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Liên nghị viện ASEAN (AIPA), đầu giờ chiều 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra trọng thể sáng 17/10 tại Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm