Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt mức cao nhất trong 10 năm qua

Trong 7 tháng đầu năm 2022, thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc đạt 52,2 tỷ USD. Như vậy, đây là năm có kim ngạch song phương đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2013 – 2022.

Nhìn chung, xuất khẩu sang Hàn Quốc có mức tăng trưởng tương đối ổn định, từ 3,5 tỷ USD 7 tháng đầu năm 2013 lên 14,1 tỷ USD năm 2022. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa từ Hàn Quốc.

Thị trường này hiện là một trong số quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa lớn nhất. Theo con số của Tổng cục Hải quan, tính riêng 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập 38,1 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Hàn Quốc, chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

Chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc đạt 14,1 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 đạt 12,1 tỷ USD).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Hàn Quốc bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; lần lượt đạt 3,1 tỷ USD, 2 tỷ USD, 1,68 tỷ USD và 1,65 tỷ USD.

Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc có hiệu lực vào năm 2009, nhiều sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Điều này đã góp phần giữ vững cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn giữ vững ổn định.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, phân bón và xăng dầu là hai mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Kim ngạch xuất khẩu xăng dầu tăng cùng với biến động của giá năng lượng thế giới. Lo ngại nguồn cung dầu thiếu hụt trước biến động của thế giới, đặc biệt là xung đột Nga – Ukraine đã đẩy giá dầu lên cao, thậm chí đạt đỉnh trong tháng 3/2022, kéo theo giá xăng cũng tăng theo. Điều này trực tiếp đưa kim ngạch xăng dầu xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng hơn 676% trong 7 tháng đầu năm 2022, theo con số của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Trong khi đó, tình hình bất ổn liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng đã đẩy “cú sốc” giá phân bón thế giới tới nhanh hơn. Trước đó, trong năm 2021 các nguồn phân bón hóa học như nito, kali vốn đã tăng mạnh do đà tăng của khí đốt (nguyên liệu chính để sản xuất phân bón).

Xung đột diễn ra đã khiến nguồn cung bị tắc nghẽn bởi chi phí logistics tăng cao, đồng thời Nga lại là nhà xuất khẩu số 1 thế giới về phân đạm, số 2 về phân lân và kali. Giá urê giao tháng 4/2022 được giao dịch ở mức 795 USD/tấn tại New Orleans vào ngày 4/3, tăng 22% so với mức giao dịch hồi đầu tuần đó, giá giấy ure cũng tăng lên 50 USD/tấn.

Tại Việt Nam, trong tháng 5 vừa qua, giá phân bón cũng từng đạt kỷ lục trong vòng 50 năm trở lại đây.

Về nông sản, Việt Nam xuất sang Hàn Quốc 543 triệu USD hàng thủy sản, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng trưởng tốt từ tháng 2 đến tháng 5 với tốc độ từ 27 – 54%, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đã chững lại trong tháng 6/2022 với tốc độ chỉ 6%.

Trong 6 tháng đầu năm, Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu hải sản lớn thứ 3 của Việt Nam, đạt 219 triệu USD (sau Mỹ đạt 480 triệu USD và Nhật Bản đạt 447 triệu USD).

Bên cạnh đó, xuất khẩu rau quả cũng tăng trưởng lạc quan, ở mức 14%, đạt 96 triệu USD. Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường tiêu thụ trái cây tươi và chế biến lớn, dung lượng thị trường khoảng 1,3 tỷ USD/năm. Hiện nay, 6 loại trái cây tươi của Việt Nam đã được phép xuất khẩu vào thị trường này, bao gồm dừa, dứa, thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, xoài và chuối.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu tới 38,1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2022 từ Hàn Quốc, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 đạt 30,1 tỷ USD).

Việt Nam nhập chủ yếu các sản phẩm điện tử, công nghiệp và nguyên liệu từ Hàn Quốc. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất, chiếm tới 37%, đạt 14,3 tỷ USD. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng chiếm tới 28,6% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng trên của Việt Nam.

Đứng thứ hai và thứ ba là điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, lần lượt đạt 6,2 và 3,9 tỷ USD.

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, trong 7 tháng đầu năm đã nhập 2,3 tỷ USD, tăng 254%.

Trong khi chủ yếu các mặt hàng đều tăng thì sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép và kim loại thường lại ghi nhận giảm nhẹ.

Về mặt hàng nông sản, Việt Nam nhập chủ yếu là các mặt hàng thủy sản; hàng rau quả; sữa và sản phẩm từ sữa…

Đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc đã cuộc điện đàm về vấn đề thương mại giữa hai nước. Theo đó, hai vị Thủ tướng đều nhất trí nâng mục tiêu thương mại song phương vào năm 2023 và 2030, lần lượt đạt 100 tỷ USD và 150 tỷ USD.

Về các kế hoạch trong thời gian tới, theo các thông tin được các cơ quan hai bên công bố chính thức, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương và đa phương như Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Thông qua đó, đẩy nhanh tốc độ, hướng tới đạt được kim ngạch xuất nhập khẩu như đã đề ra.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ cùng giải quyết sự mất cân đối trong cán cân thương mại giữa hai nước và hài hòa lợi ích song phương trong hoạt động đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc. Từ đó, tạo điều kiện để các hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông thủy sản, hải sản, trái cây theo mùa vụ vào thị trường Hàn Quốc.

Mặt khác, khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam, trong đó ưu tiên lĩnh vực công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng… Hướng tới bảo đảm hài hòa hơn lợi ích giữa 2 quốc gia. Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp Hàn Quốc có môi trường thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Dự báo ngành da giày có thể mang về 27 tỷ USD năm 2024 được đưa ra trong bối cảnh các đơn hàng của doanh nghiệp đang phục hồi.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 6 thị trường lớn nhất đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt, đạt tổng giá trị 402 tỷ USD.
Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO), tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 70,6 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 4,5 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%, đạt gần 953 triệu USD.
Hơn 168.000 doanh nghiệp lập mới và quay lại hoạt động 8 tháng đầu năm 2024

Hơn 168.000 doanh nghiệp lập mới và quay lại hoạt động 8 tháng đầu năm 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024 cũng có 135,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân một tháng có 16,9 nghìn doanh nghiệp rời đi.
Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 bằng 78,5% dự toán

Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 bằng 78,5% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước
Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng năm 2024

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng năm 2024

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8%.
Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam chi 5,67 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Indonesia trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 133 triệu USD.
Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nhóm hàng nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD.
Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar 19 mặt hàng chính, trong đó nguyên phụ liệu dệt may có kim ngạch lớn nhất.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (29/8), mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ghi nhận phiên tăng vọt sau công bố báo cáo xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

Trong 8 triệu tấn dầu thô nhập khẩu lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có tới 7,09 triệu tấn Việt Nam nhập từ Kuwait.
Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng (chủ yếu cá tra) nhiều thứ hai, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,05 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Theo Mekong ASEAN tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8/2024 (1/8 – 15/8), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 40,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra mang về hơn 1,1 tỷ USD trong 7 tháng

Xuất khẩu cá tra mang về hơn 1,1 tỷ USD trong 7 tháng

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/8, xuất khẩu gỗ hoàn thành 67% kế hoạch năm

Tính đến 15/8, xuất khẩu gỗ hoàn thành 67% kế hoạch năm

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8 đạt 9,5 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó sản phẩm gỗ đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 68% tỷ trọng và tăng 23% YoY.
Xuất khẩu điện thoại giảm kỳ thứ 2 trong năm 2024

Xuất khẩu điện thoại giảm kỳ thứ 2 trong năm 2024

Sau khi tăng trưởng dương liên tiếp 11 kỳ trong năm 2024, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đã quay đầu giảm kim ngạch trong nửa đầu tháng 8.
Ngô nhập khẩu từ Thái Lan có mức giá cao nhất

Ngô nhập khẩu từ Thái Lan có mức giá cao nhất

Trong 5 thị trường cung cấp ngô nhập khẩu chính cho Việt Nam, giá nhập khẩu ngô từ Thái Lan có mức cao nhất, lên tới hơn 3.500 USD/tấn.
Giá cà phê xuất khẩu tăng tới 52% trong 7 tháng đầu năm

Giá cà phê xuất khẩu tăng tới 52% trong 7 tháng đầu năm

7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 33%, động lực thúc đẩy chính đến từ giá xuất khẩu trung bình sang các thị trường tăng mạnh.
Những địa phương hút vốn ngoại hàng tỷ USD đầu năm 2024

Những địa phương hút vốn ngoại hàng tỷ USD đầu năm 2024

Tính riêng 7 tháng đầu năm 2024, có 8 các địa phương trên cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 1 tỷ USD, bao gồm: Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai.
Xem thêm