Tiết kiệm là 'giải pháp rẻ nhất' đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, trong bối cảnh trong nước và thế giới như hiện nay thì giải pháp thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả về năng lượng cần đặt lên hàng đầu.
Toàn cảnh Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022.
Toàn cảnh Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022.

Tiết kiệm năng lượng cần được đặt lên hàng đầu

Phát biểu tại Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 với chủ đề Giải pháp tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới chiều 16/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn.

Theo báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2021 đã nêu, Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

"Trong bối cảnh trong nước và thế giới như hiện nay, giải pháp thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả về năng lượng cần đặt lên hàng đầu", Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Tiết kiệm là 'giải pháp rẻ nhất' đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

"Trong các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thì giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là giải pháp rẻ nhất để tăng cường nguồn cung cho nền kinh tế, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh mới"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An

Cũng theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và so với các quốc gia phát triển đang có quá nhiều nguyên liệu cho một đơn vị GDP. Tăng trưởng điện của Việt Nam luôn ở mức 2 con số, cụ thể là 10,7% và là mức cao nhất trong khu vực.

Những năm qua, để đảm bảo nguồn cung cho năng lượng, Chính phủ, các doanh nghiệp đã phải đầu tư một khoản khổng lồ. Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Công Thương mong muốn trong bối cảnh nguồn cung sơ cấp thiếu, phụ thuộc nguồn nước ngoài thì cần đặt bài toán để sử dụng năng lượng ít, hướng tiêu thụ trên GDP giảm xuống một chữ số.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, GDP Việt Nam tăng trung bình 7,26%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010 và 5,91% trong giai đoạn 2011 - 2015. Nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001 - 2010, khoảng 7% giai đoạn 2011 - 2019, trong khi nhu cầu về điện tăng 13%/năm giai đoạn 2001 - 2010 và khoảng 9,5% giai đoạn 2011 - 2019.

Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 73% năm 2030, 80% năm 2045. "Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Từ năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu về năng lượng, cụ thể là nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023", ông Trịnh Quốc Vũ nói.

Phó Vụ trưởng vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cũng cho biết, tổng số lượng cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên toàn quốc năm 2020 là 2.961 cơ sở; trong đó, 2.480 cơ sở sản xuất công nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra 1.000 tấn dầu tương đương (1.000 TOE) trở lên.

Việt Nam đã có nhiều văn bản, chính sách trong tiết kiệm điện nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý Nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, các chính sách cũng tập trung hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, nhất là các cơ sở sử dụng năng lượng và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới đạt mức tiết kiệm năng lượng 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. "Tuy nhiên, việc tiết kiệm năng lượng vẫn chưa đạt như kỳ vọng", ông Trịnh Quốc Vũ nhận định.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP HCM), Việt Nam đang phát triển năng lượng tái tạo rất mạnh mẽ. Phát triển năng lượng tái tạo không chắc chắn là phát triển xanh, nhưng nếu năng lượng tái tạo được kết hợp với kinh tế tuần hoàn thì có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ thiên nhiên.

Để thực hiện tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, thiết bị cho phát triển năng lượng tái tạo phải được sản xuất, phân phối và tái chế một cách an toàn, tiết kiệm và bền vững. Kinh tế tuần hoàn có thể giúp các thiết bị này đạt được chu kỳ phát thải thấp nhất, giảm thiểu chất thải.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Chính sách của Chính phủ có thể xem xét kết hợp các khái niệm kinh tế tuần hoàn vào tất cả các chiến lược phát triển năng lượng tái tạo; tạo mạng lưới cho tất cả các bên liên quan đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển bền vững; phát triển các tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo chất lượng trong các sản phẩm mới và tái chế.

Tiết kiệm là 'giải pháp rẻ nhất' đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
“Nếu không có kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo sẽ có bước chuyển mình không sạch như mong đợi. Chính phủ cần xây dựng các mục tiêu và chiến lược dài hạn để phát triển năng lượng tái tạo dựa trên nền kinh tế tuần hoàn. Việc thiết kế nền kinh tế tuần hoàn vào quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ cho phép chúng ta tiến nhanh hơn và bền vững hơn trong việc tiến tới mức trung hòa carbon” PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP HCM)

Sử dụng công nghệ để tối ưu giải pháp tiết kiệm năng lượng

Theo kịch bản tính toán để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tổng đầu tư cần tăng gấp 3 lần. Do đó, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng, phải mở rộng công nghệ thúc đẩy giải pháp toàn cầu sử dụng tiết kiệm năng lượng. Tại Việt Nam, Luật Sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng chú trọng việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ tiên tiến, từng bước loại bỏ thiết bị lạc hậu.

CÒn theo TS Phạm Văn Long, Đại học Quốc gia Yokohama (Nhật Bản), Việt Nam có thể tiếp nhận nhiều giải pháp công nghệ của Nhật Bản như công nghệ điện tử công suất có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như điều khiển động cơ (biến tần) mới giúp giảm tiêu thụ năng lượng điện. Phát triển công nghệ bộ biến đổi DC-AC cho hiệu suất trên 99%; hay vận hành trong xe điện, hệ thống năng lượng tái tạo giúp chuyển đổi vào lưới điện với hiệu suất cao; hay công nghệ hydrogen lưu trữ năng lượng cũng đang được phát triển mạnh tại Nhật Bản.

TS Phùng Quốc Huy, Trung tâm nghiên cứu năng lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APERC) gợi ý thêm về công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ CO2. Theo ông Huy, đây là tiềm năng để giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.

Theo đó, TS Phùng Quốc Huy đưa ra mô hình thu trực tiếp từ nguồn phát thải như bể dầu chứa đã cạn kiệt, vỉa than, tầng nước sâu... Với vỉa than, khả năng lưu trữ ước tính khoảng 12 tỷ tấn CO2. Tuy nhiên, công nghệ này có chi phí rất lớn. Do đó, ông Huy đề xuất giao nhiệm vụ cho các viện nghiên cứu để tiến hành thử nghiệm công nghệ tại từng vị trí loại hình lưu trữ khác nhau.

Ngoài ra, TS Lê Xuân Khoa, Đại học Oxford (Anh) đề cập tới việc phát triển vật liệu ứng dụng trong hệ thống trữ lạnh, kho đông lạnh. Theo ông Khoa, khi ứng dụng vật liệu trong điều hoà không khí, sẽ giúp giảm nhiệt độ hơn 40%, với hiệu suất hệ thống giảm 19% và tiết kiệm năng lượng hơn 17%. Ở xe đông lạnh gắn trong container, thời gian làm lạnh lên tới 120 tiếng, độ ẩm duy trì 80-90%, so với hệ thống cũ giảm 86,7% năng lượng tiêu thụ. "Việc ứng dụng công nghệ giúp tăng lợi thế cạnh tranh xuất khẩu", ông Khoa nhận định.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ phiên thảo luận thứ 2 của diễn đàn, nhiều chuyên gia cũng gợi ý giải pháp hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sóng biển, xây dựng hệ thống kiểm soát năng lượng tòa nhà thông minh dựa trên dữ liệu lớn (BigData), sử dụng điện toán đám mây, giám sát quản lý năng lượng theo hướng bền vững. Các công nghệ ứng dụng trong nông-lâm-ngư nghiệp như chiếu sáng thông minh, làm mát hỗn hợp hay tuần hoàn khép kín thu hồi nguồn nhiệt, khí dư thừa để phát điện.

Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam là hoạt động được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên từ năm 2017.

Năm 2022, Diễn đàn nhận được sự quan tâm tham dự của trên 600 đại biểu trong nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, trong đó khoảng 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 300 đại biểu tham dự trực tuyến với nhiều đại sứ quán các nước như: Pháp, Australia, Isarel, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Czech, Thái Lan, Đan Mạch...

Với chủ đề “Giải pháp tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới”, các đại biểu cùng tham gia thảo luận chính sách, giải pháp công nghệ hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả nhằm phục chuyển dịch theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm an ninh năng lượng.

Xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Xây dựng xong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu xây dựng xong Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm; từ đó xác định lộ trình, công việc của từng năm để tới năm 2030 có nhà máy điện hạt nhân.
PV GAS thúc đẩy tiến độ thủ tục đầu tư dự án Trung tâm LNG tại Nam Định

PV GAS thúc đẩy tiến độ thủ tục đầu tư dự án Trung tâm LNG tại Nam Định

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG và trao quà an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết 2025.
Giá xăng ngày 16/1 có thể tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá xăng ngày 16/1 có thể tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Dự báo trong kỳ điều hành chiều mai 16/1, giá xăng trong nước sẽ tăng phiên thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm 2025, với mức tăng từ 280-400 đồng/lít; trong khi giá dầu dự kiến tăng mạnh hơn.
Giá dầu thế giới leo cao lên mức kỷ lục 4 tháng

Giá dầu thế giới leo cao lên mức kỷ lục 4 tháng

Kết phiên giao dịch hôm qua (13/1), giá dầu thế giới ghi nhận phiên tăng giá mạnh, đưa giá lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua.
Giá dầu thế giới tiếp đà đi lên, kéo dài chuỗi tăng 4 tuần liên tiếp

Giá dầu thế giới tiếp đà đi lên, kéo dài chuỗi tăng 4 tuần liên tiếp

Kết thúc tuần giao dịch qua (6 – 12/1), dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ cùng thời tiết lạnh giá đã thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu và hỗ trợ giá dầu nối đà tăng 4 tuần liên tiếp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 72 ngày 10/1/2025 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới vận hành tại Trung Quốc

Tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới vận hành tại Trung Quốc

Ngày 10/1, tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới có tên CETROVO 1.0 Carbon Star Express do Trung Quốc nghiên cứu, phát triển bắt đầu phục vụ hành khách trên tuyến tàu điện ngầm số 1 của tỉnh Shandong, Trung Quốc.
Giá dầu thế giới phục hồi trong thời tiết giá lạnh

Giá dầu thế giới phục hồi trong thời tiết giá lạnh

Kết phiên giao dịch ngày hôm qua (9/1), lực mua diễn ra mạnh mẽ trên thị trường năng lượng, trong đó giá dầu thế giới đã hồi phục hồi khoảng 1%.
Giá xăng có phiên tăng thứ 2 liên tiếp trong năm mới 2025

Giá xăng có phiên tăng thứ 2 liên tiếp trong năm mới 2025

Trong phiên điều hành chiều ngày 9/1, cơ quan quản lý quyết định điều chỉnh tăng giá đồng loạt các mặt hàng xăng dầu trong nước, với mức tăng từ 80 - 500 đồng/lít, kg tùy loại.
Giá xăng có thể tiếp đà tăng vào phiên điều hành chiều 9/1

Giá xăng có thể tiếp đà tăng vào phiên điều hành chiều 9/1

Dự báo trong phiên điều hành thứ hai của năm mới 2025, giá xăng dầu trong nước có thể tiếp tục tăng nhẹ, với mức tăng từ 330-500 đồng/lít, tùy loại.
Đầu tư hạ tầng năng lượng, đảm bảo cung ứng đủ điện năm 2025

Đầu tư hạ tầng năng lượng, đảm bảo cung ứng đủ điện năm 2025

Để đạt được mức tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, Bộ trưởng Công Thương cho rằng hạ tầng năng lượng cần được đầu tư, đảm bảo nguồn cung điện tăng từ 10.000-12.000 MW mỗi năm.
Đề xuất giao EVN tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đề xuất giao EVN tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tại hội nghị tổng kết năm 2024 của EVN, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn đề xuất Thủ tướng giao tập đoàn tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các nguồn điện mới.
Thủ tướng: Đảm bảo đủ điện cho sản xuất và đời sống năm 2025

Thủ tướng: Đảm bảo đủ điện cho sản xuất và đời sống năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 1 ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
TKV cung cấp gần 40 triệu tấn than cho sản xuất điện trong năm 2024

TKV cung cấp gần 40 triệu tấn than cho sản xuất điện trong năm 2024

Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong năm 2024, sản lượng than cung cấp cho sản xuất điện là 39,9 triệu tấn, chiếm 85,12% trên tổng sản lượng than tiêu thụ cả năm là 46,84 triệu tấn.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ trong phiên điều hành đầu năm 2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ trong phiên điều hành đầu năm 2025

Trong phiên điều hành chiều ngày 2/1/2015, cơ quan quản lý quyết định điều chỉnh tăng giá đồng loạt các mặt hàng xăng dầu trong nước, với mức tăng từ 125-240 đồng/lít, kg tùy loại.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1/2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1710 phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).
Giá xăng dự kiến tăng trong phiên điều hành đầu tiên của năm 2025

Giá xăng dự kiến tăng trong phiên điều hành đầu tiên của năm 2025

Dự báo tại kỳ điều hành chiều nay 2/1/2025, nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước có thể tăng từ 170-230 đồng/lít, còn giá dầu diesel có khả năng tăng ít hơn.
Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục hơn 10 năm, cùng với kết quả này lượng nhập khẩu than từ một số thị trường chính cũng tăng vượt trội, đặc biệt nhập từ Malaysia cao gấp 114 lần so với cùng kỳ.
Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Công ty năng lượng sạch của Australia - Pure Hydrogen đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc phát triển các dự án năng lượng sạch, cung cấp nhiên liệu hydro (H2) tại Úc và thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương thông qua việc sản xuất H2 phát thải thấp, trong đó có Việt Nam.
PV GAS sẵn sàng nắm bắt cơ hội trở thành đơn vị cung cấp năng lượng xanh hàng đầu Việt Nam

PV GAS sẵn sàng nắm bắt cơ hội trở thành đơn vị cung cấp năng lượng xanh hàng đầu Việt Nam

Hydrogen (H2) phát thải thấp được coi là chìa khóa then chốt cho nền kinh tế trung hòa carbon. PV GAS là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu – phát triển (R&D) cũng như triển khai những hợp tác hiệu quả để thúc đẩy sản xuất và sử dụng H2 phát thải thấp tại Việt Nam.
Trình Thủ tướng Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 28/2/2025

Trình Thủ tướng Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 28/2/2025

Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII ngày 31/12/2025, Bộ Công Thương cho biết sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trước 28/2/2025.
Bộ trưởng Công Thương: Để NSMO luôn là 'bộ não' của ngành điện

Bộ trưởng Công Thương: Để NSMO luôn là 'bộ não' của ngành điện

Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia - A0.
Cập nhật danh mục các loại hình nguồn, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

Cập nhật danh mục các loại hình nguồn, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1682 phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
BSR vượt 'cơn bão' suy thoái của thị trường, hướng tới phát triển bền vững

BSR vượt 'cơn bão' suy thoái của thị trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành dầu khí năm 2024, BSR đã áp dụng triệt để các giải pháp để vượt qua “cơn bão” suy thoái của thị trường.
Thủ tướng: '2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam'

Thủ tướng: '2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam'

Đây là nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia (Petrovietnam) tại hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của tập đoàn, chiều 28/12.
Đà Nẵng: Tổng kết 5 năm dự án thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Đà Nẵng: Tổng kết 5 năm dự án thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Sau 5 năm triển khai, dự án “Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân TP Đà Nẵng” đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng đến một thành phố phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng.
PV GAS được vinh danh điển hình doanh nghiệp xuất sắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

PV GAS được vinh danh điển hình doanh nghiệp xuất sắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

UBMTTQ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tặng bằng khen cho 193 tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác mặt trận năm 2024, trong đó có Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
Signify đạt thương hiệu chiếu sáng hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024

Signify đạt thương hiệu chiếu sáng hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024

Signify Việt Nam vừa được vinh danh tại Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức với danh hiệu “Thương hiệu chiếu sáng hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.
Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội thành khu đô thị trung hòa carbon

Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội thành khu đô thị trung hòa carbon

Tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN – Nhật Bản 2024 diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản), bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG đã chia sẻ về mục tiêu đưa Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội trở thành khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên của Việt Nam và thế giới.
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít vào phiên điều hành cuối năm 2024

Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít vào phiên điều hành cuối năm 2024

Tại phiên điều hành chiều 26/12, cơ quan quản lý điều chỉnh giảm đồng loạt đối với các mặt hàng xăng dầu trong nước, mức giảm từ 60-460 đồng/lít,kg tùy loại.
PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

PV GAS ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt trên 13.000 tỷ đồng, bằng 182% kế hoạch, tương ứng gần 25% lợi nhuận toàn Petrovietnam.
Giá xăng có thể đảo chiều giảm vào phiên điều hành cuối năm

Giá xăng có thể đảo chiều giảm vào phiên điều hành cuối năm

Giá xăng trong nước ngày mai (26/12) được dự báo giảm sau khi đã tăng vào kỳ điều hành tuần trước. Nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm từ 370-385 đồng/lít, còn giá dầu diesel có khả năng giảm ít hơn.
Giá dầu thế giới tăng lại sau đà giảm 3 phiên liên tiếp

Giá dầu thế giới tăng lại sau đà giảm 3 phiên liên tiếp

Sau 3 phiên giảm liên tiếp trước đó, phiên hôm qua (24/12) giá dầu thế giới đảo chiều tăng ngay trước thềm Giáng sinh.
Chống lãng phí tài nguyên cảng biển quốc gia bằng mô hình kho LNG trung tâm

Chống lãng phí tài nguyên cảng biển quốc gia bằng mô hình kho LNG trung tâm

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; giúp tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Giá dầu thế giới giảm phiên thứ 3 liên tiếp

Giá dầu thế giới giảm phiên thứ 3 liên tiếp

Đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (23/12), giá hai mặt hàng dầu đều suy yếu do lo ngại dư cung năm 2025 và đồng USD mạnh lên, trong đó giá dầu WTI có phiên giảm thứ ba liên tiếp.
Xem thêm