Tranh luận về hưởng BHXH một lần làm 'nóng' nghị trường Quốc hội

Để ngăn tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Quốc hội kiến nghị cho người lao động vay không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp, mức vay tối đa bằng số tiền người lao động được hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH TP HCM. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH TP HCM. Ảnh: quochoi.vn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trình bày các báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề cập điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Về vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.

Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm. Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

"Mặc dù hai phương án Chính phủ trình đều chưa phải là những phương án tối ưu, có thể chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chưa dự kiến phòng ngừa được phản ứng tập thể người lao động, song đây đang là các phương án chiếm ưu thế," Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu.

Giữ chân người lao động bằng sự ưu việt và lợi ích của Bảo hiểm xã hội

Nêu ý kiến tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH TP HCM cho rằng 2 phương án rút Bảo hiểm xã hội một lần đều có ưu điểm, hạn chế riêng.

Nêu quan điểm không chọn phương án 2, đại biểu Hạnh cho rằng nên giữ chân người lao động bằng sự ưu việt và lợi ích của bảo hiểm xã hội chứ không phải bằng cách giữ 50% số tiền ít ỏi của người lao động.

Nhưng với phương án 1, nữ đại biểu băn khoăn vì những người đóng bảo hiểm xã hội sau khi luật này có hiệu lực sẽ không còn lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

"Trong khi chưa có chính sách chăm lo hữu hiệu, người lao động vẫn còn mong muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để lo cho những bức thiết của cuộc sống. Khi bản thân và gia đình người lao động ốm đau, phải nhắm mắt vay tín dụng đen, cần cân nhắc việc không cho họ được quyền lựa chọn rút Bảo hiểm xã hội một lần", đại biểu TP HCM nêu quan điểm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cả hai phương án Chính phủ trình về rút BHXH một lần đều chưa phải những phương án tối ưu. Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành để tránh sự xáo trộn.

Đồng thời, bà đề xuất một chính sách có thể hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, đó là giao Bảo hiểm xã hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người lao động vay không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp, mức vay tối đa bằng số tiền người lao động được hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần.

"Trường hợp này, sổ bảo hiểm xã hội như một sự đảm bảo khoản vay của người lao động nên thủ tục phải hết sức đơn giản, không phải chứng minh tài sản và thu nhập. Trường hợp người lao động không đồng ý vay, nên cho người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần," đại biểu nêu giải pháp.

Đề xuất giải pháp tích hợp 2 phương án

Cùng quan tâm đến nội dung trên, đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho rằng, phương án 1 là phương án tối ưu nhất, song lại tạo ra lát cắt, chia thành 2 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau ngày Luật này có hiệu lực. Do vậy, cần bổ sung các đánh giá tác động cho kỹ hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ý kiến của người lao động về vấn đề này.

Bên cạnh đó, trong tháng 4 vừa qua, việc rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý 1/2024. Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, nếu không có giải pháp hiệu quả, khả thi thì chắc chắn trong thời gian tới, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ tăng thêm. Do đó, việc cho rằng phương án 1 không làm ảnh hưởng tới 18 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội là chưa chính xác.

Đối với phương án 2, đại biểu cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện, vì không nên quy định sau 12 tháng mới nghiên cứu, xem xét việc rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

"Việc rút bảo hiểm xã hội một lần đáp ứng nhu cầu cấp bách của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cần giảm thời gian xem xét xuống từ 3-6 tháng để đảm bảo người lao động duy trì cuộc sống trong điều kiện khó khăn," đại biểu nêu.

Liên quan đến việc người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng quy định này là chưa rõ ràng.

Đại biểu đề nghị, với vấn đề này nên kết hợp giữa phương án 1 và phương án 2, người lao động có quyền rút bảo hiểm một lần đối với khoản đóng trực tiếp (8%) theo thời gian thực đóng. Phương án trên đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng. Người lao động chỉ trực tiếp đóng 8%, còn 14% là do người sử dụng lao động đóng. Phần 14% được xem là nguồn đóng để cho người lao động nhằm đảm bảo chế độ hưu trí và người lao động chỉ được hưởng khoản này khi đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu Ảnh: quochoi.vn

Tham gia tranh luận tại hội trường, đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nêu rõ, hai phương án đề xuất đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phương án này là thời điểm tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là trước hoặc sau khi luật có hiệu lực. Nếu đóng bảo hiểm trước 1/7/2025 thì được hưởng bảo hiểm xã hội rút một lần, sau ngày này thì không được hưởng.

Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: quochoi.vn

"Nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần là nhu cầu cấp thiết, hợp pháp và hợp lý của người lao động, không phụ thuộc vào thời điểm đóng bảo hiểm xã hội trước hay sau khi luật này có hiệu lực," Đại biểu nhấn mạnh.

Do đó, để phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những hạn chế của hai phương án, đại biểu đề xuất tích hợp hai phương án trên theo đề nghị của đại biểu Trần Thị Hoa Ry. Từ đó giải quyết được vấn đề trước mắt theo yêu cầu của người lao động, và về lâu dài sẽ giải quyết được vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.

Thủ tướng phát động phong trào thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thủ tướng phát động phong trào thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng 24/4 tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng thi đua – khen thưởng Trung ương phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả sớm lương hưu tháng 5

Thủ tướng chỉ đạo chi trả sớm lương hưu tháng 5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.
Hà Nội: Chi tiết dự kiến 126 phường, xã mới cùng tên gọi sau sắp xếp

Hà Nội: Chi tiết dự kiến 126 phường, xã mới cùng tên gọi sau sắp xếp

Ngày 20/4, UBND TP Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó giảm từ 526 cấp phường, xã xuống còn 126.
Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế: Cần đột phá, không rập khuôn

Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế: Cần đột phá, không rập khuôn

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tổng Bí thư: 'Không có chỗ cho những cán bộ ngại đổi mới, thu vén cá nhân'

Tổng Bí thư: 'Không có chỗ cho những cán bộ ngại đổi mới, thu vén cá nhân'

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định bối cảnh đất nước hiện nay không có chỗ cho cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Trình Quốc hội miễn 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Trình Quốc hội miễn 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030.
MB đề xuất cho phép DNNN có chế độ trả lương như tư nhân

MB đề xuất cho phép DNNN có chế độ trả lương như tư nhân

Chủ tịch MB Lưu Trung Thái đưa ra đề xuất này tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Sắp xếp lại các đơn vị hành chính: Không còn loại hình thành phố thuộc tỉnh

Sắp xếp lại các đơn vị hành chính: Không còn loại hình thành phố thuộc tỉnh

Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp vừa được phê duyệt, sẽ không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát triển du lịch bảo đảm tăng trưởng kinh tế hai con số

Phát triển du lịch bảo đảm tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Chốt tiến độ loạt dự án giao thông trọng điểm

Chốt tiến độ loạt dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng đặt hạn chót cho các dự án giao thông trọng điểm và yêu cầu các địa phương không để 'trượt' tiến độ, coi đó là tiêu chí đánh giá cán bộ.
Tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trước ngày 20/9

Tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trước ngày 20/9

Ngày 7/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế quan mới với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế quan mới với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Thủ tướng chỉ đạo Đoàn đàm phán đề nghị phía Hoa Kỳ xem xét, hoãn áp dụng chính sách thuế quan mới ít nhất 45 ngày để hai bên có thời gian trao đổi, đàm phán và chuẩn bị.
Bộ Nội vụ nêu chính sách cho người bị ảnh hưởng sau sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Nội vụ nêu chính sách cho người bị ảnh hưởng sau sáp nhập tỉnh, xã

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền hai cấp sắp tới và vấn đề xử lý chế độ chính sách đối với những người bị ảnh hưởng.
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành về các giải pháp sau khi phía Mỹ công bố áp thuế đối ứng.
Lập tổ công tác thích ứng với điều chỉnh chính sách thương mại của Mỹ

Lập tổ công tác thích ứng với điều chỉnh chính sách thương mại của Mỹ

Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, nhất là điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành thảo luận các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế.
'Kiểm soát thương mại chiến lược giúp cân bằng cán cân xuất nhập khẩu'

'Kiểm soát thương mại chiến lược giúp cân bằng cán cân xuất nhập khẩu'

Xây dựng cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng cường nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ nguồn từ các đối tác, giúp cân bằng cán cân thương mại.
Chính phủ yêu cầu báo cáo các dự án tồn đọng kéo dài trước ngày 10/4

Chính phủ yêu cầu báo cáo các dự án tồn đọng kéo dài trước ngày 10/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Nhiều chính sách mới có hiệu lực trong tháng 4/2025 như thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất, phân bổ vốn đầu tư công...
Hình thành các tập đoàn lớn ngành đường sắt, sản xuất được toa xe, đầu máy

Hình thành các tập đoàn lớn ngành đường sắt, sản xuất được toa xe, đầu máy

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng lĩnh vực đường sắt, tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo diễn ra tối ngày 29/3.
ĐBQH nêu bất cập về cách tính ưu đãi mở rộng đầu tư cho doanh nghiệp

ĐBQH nêu bất cập về cách tính ưu đãi mở rộng đầu tư cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đổi (sửa đổi) nhận được nhiều quan tâm của đại biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ngày 26/3, trước khi trình Quốc hội bấm nút tại Kỳ họp thứ 9 tới đây.
Đề xuất quy định mức thuế 10% cho mọi loại hình báo chí

Đề xuất quy định mức thuế 10% cho mọi loại hình báo chí

Thảo luận về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đồng thuận với đại biểu Quốc hội về đề nghị áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10% đối với tất cả loại hình báo chí, không phân biệt báo in với báo điện tử.
Bộ Tài chính giữ quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Bộ Tài chính giữ quan điểm đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Đại biểu Quốc hội cho rằng xăng là những mặt hàng thiết yếu, không phải hàng xa xỉ, nên cần cân nhắc quy định đưa vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, Bộ Tài chính nghĩ khác.
Thủ tướng ra chỉ thị, hối thúc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng ra chỉ thị, hối thúc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hà Nội: Hiện trạng vườn hoa Lý Thái Tổ trước khi cải tạo

Hà Nội: Hiện trạng vườn hoa Lý Thái Tổ trước khi cải tạo

Ngày 24/3, UBND quận Hoàn Kiếm có thông tin chính thức về việc cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ.
Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 58 ngày 21/3/2025 giải thể Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực Nhà nước hay đầu tư nước ngoài, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước.
HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

Khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch sẽ được giao dịch cả ngày.
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.
Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vẫn tiếp tục giữ xăng và điều hòa nhiệt độ từ 90.000 BTU trở xuống thuộc mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Đây là một trong những giải pháp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 9/3 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân sẽ do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng làm Phó Trưởng ban.
Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Đây là nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chiều 7/3/2025.
Xem thêm