‘Trung Quốc luôn là thị trường ưu tiên trong chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam’

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc luôn là ưu tiên trong chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường kinh tế trọng điểm cả về xuất và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị.

Sáng 28/4, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2023” với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Với chủ đề “Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới”, hội nghị tập trung bàn thảo về các cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc; thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất - nhập khẩu. Qua đó hướng tới mục tiêu phát triển xuất - nhập khẩu bền vững với thị trường tỷ dân này.

Trong quý 1/2023, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 11,92 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu hàng hóa giảm 14%, đạt 23,63 tỷ USD.

Tin liên quan

Dù vậy, xét trong bối cảnh thương mại chung và so sánh với nhiều thị trường khác, trong quý 1, khi nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm sâu thì Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều điểm sáng và dư địa.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định: “Quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc luôn là ưu tiên trong chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường kinh tế trọng điểm cả về xuất và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam”.

Hiện nay, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam.

Mặt khác, Trung Quốc là thị trường có dân số đông, gấp 14 lần so với Việt Nam. Thị trường này cũng sở hữu nhiều khoáng sản, có nhiều đường biên giới trên bộ và biển, có tập quán tiêu dùng tương đồng, có mối quan hệ kinh tế lâu đời với Việt Nam, có các thỏa thuận hợp tác song và đa phương như các hiệp định Việt Nam – Trung Quốc, ASEAN – Trung Quốc…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đang có từ thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh, Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính khi không phải hàng hóa, tiêu chuẩn nào cũng được Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn, được mệnh danh là "công xưởng của thế giới", hàng hóa xuất khẩu lại có nhiều điểm tương đồng với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, việc Trung Quốc mở cửa vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.

Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này khi nền kinh tế Trung Quốc chưa lấy lại đà tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa "khủng". Nhưng Trung Quốc mở cửa đồng nghĩa sẽ tạo ra cạnh tranh lớn với hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Ảnh tác giả

“Chúng ta cần đánh giá đúng thị trường Trung Quốc thì mới có thể khai thác, phát huy lợi thế mà không quốc gia nào có được trong hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc”

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng cũng cho rằng, việc thúc đẩy thương mại sẽ góp phần đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa hai nước, đặc biệt khi Việt Nam đang có lợi thế là thành viên của 16 FTA. Từ đó, góp phần đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.

Tại hội nghị, Bộ trưởng đề nghị cơ quan thương vụ, chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam trao đổi thông tin về thị trường, thời cơ và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong đầu tư; kiến nghị đề xuất những chính sách cần có, khai thác tiềm năng, lợi thế, hài hòa lợi ích hai bên.

Đánh giá về thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2023, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) Trần Quang Huy nhận định, quan hệ chính trị ngoại giao song phương tiếp tục được củng cố sẽ là điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển.

Trong quý 1/2023, nhiều đoàn công tác địa phương của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quý Châu, Hải Nam, Quảng Tây đã sang thăm và khảo sát giao thương tại Việt Nam; nhiều địa phương khác như Sơn Đông, Trùng Khánh cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh giao thương với Việt Nam.

Tin liên quan

Từ đầu năm, hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc cũng đã bắt đầu ổn định sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8/1.

Tại các địa phương có các cửa khẩu biên giới đất liền với Trung Quốc như Lạng Sơn, Quảng Ninh đã ghi nhận lượng hàng hóa thông quan tương đương trước đại dịch.

Trong quý 1/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền đạt 8,4 tỷ USD, trong đó nhập khẩu đạt 4,8 tỷ USD (tăng 54% so với cùng kỳ năm 2022), xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD (tăng 641%).

Tuy nhiên, ông Huy cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Từ đầu năm 2022, Trung Quốc đã áp dụng lệnh 248 về quản lý đăng ký xuất khẩu hàng hóa. Nhưng đến hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt cụ thể về các quy định, còn vướng mắc trong việc đăng ký thông tin tại Hải quan Trung Quốc, một số doanh nghiệp đăng ký mã vùng trồng xuất khẩu nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu chí.

Bên cạnh đó, mặc dù là thị trường xuất khẩu trái cây lớn thứ 3 vào Trung Quốc (sau Chile và Thái Lan) với ưu thế vị trí địa lý gần nhưng trái cây Việt còn chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ quốc tế khác và các địa phương tại thị trường này.

Riêng đối với sầu riêng, tuy mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch nhưng Trung Quốc cũng vừa mở cửa cho sầu riêng Philippines và sắp tới có thể là Campuchia, mở rộng đối tượng cạnh tranh hàng sầu riêng với Việt Nam.

Trung Quốc hiện cũng đã đưa vào khai thác tuyến vận tải hàng hóa đường sắt liên vận tốc độ cao giữa Trung Quốc – Lào – Thái Lan với chiều dài gần 2.000 km. Tuyến vận tải này sẽ giúp hàng hóa từ Lào và Thái Lan xuất sang Trung Quốc giảm 20% chi phí và 20% thời gian vận chuyển, đây sẽ là thách thức lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Nhằm đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới, ông Huy cho rằng, các hiệp hội, doanh nghiệp cần chú ý, nghiên cứu, hoàn tất thủ tục đăng ký trước khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Trung Quốc (bao gồm cập nhật thông tin doanh nghiệp trên hệ thống hải quan Trung Quốc). Đồng thời, phối hợp với đối tác Trung Quốc để đa dạng hóa cửa khẩu xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tại các cửa khẩu đất liền trong mùa nông sản để tránh tình trạng ùn tắc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thông tin, quy định thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, đóng gói… Doanh nghiệp cũng nên tham gia các chương trình triển lãm, giao thương hai nước, nhằm kết nối tìm hiểu đối tác; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản sản phẩm, xây dựng và bảo vệ thương hiệu…

.

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục hơn 10 năm, cùng với kết quả này lượng nhập khẩu than từ một số thị trường chính cũng tăng vượt trội, đặc biệt nhập từ Malaysia cao gấp 114 lần so với cùng kỳ.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 32 mặt hàng chính sang thị trường Đông Nam Á này trong 11 tháng đầu năm nay. Gạo dẫn đầu với 2,47 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 20,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó lớn nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Trong 11 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu hàng hóa sang EU thu về hơn 4 tỷ USD tỷ USD, chiếm hơn 83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa nước này và Liên minh châu Âu.
Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 5,09 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, Việt Nam đã chi 361,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắt thép năm 2024 có thể đạt 9 tỷ USD

Xuất khẩu sắt thép năm 2024 có thể đạt 9 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, kim ngạch xuất khẩu sắt thép đạt 8,75 tỷ USD và có thể đạt 9 tỷ USD cho cả năm 2024.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và ASEAN đạt 14,3 tỷ USD.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Xuất khẩu nhóm may mặc, du lịch của Campuchia tăng gần 25%

Xuất khẩu nhóm may mặc, du lịch của Campuchia tăng gần 25%

Campuchia đã xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (ngành GFT) với kim ngạch 12,22 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620 ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Chỉ chưa đầy 12 tháng, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã đạt và vượt mốc 100 tỷ USD, mốc cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Theo VASEP, cá tra hiện là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khi chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch trong 11 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Việt Nam kỳ vọng Nhật Bản sẽ có thêm các dự án đầu tư về công nghệ bán dẫn

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản ngày 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng Nhật Bản sẽ sớm có các dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nhất là các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, chế biến chế tạo, điện tử...
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Tháng 11/2024, trong khi hầu hết các thị trường chính của Vĩnh Hoàn tăng trưởng tốt về doanh thu thì nội địa lại ghi nhận giảm -9%. Đây cũng là tháng đầu tiên trong năm thị trường này có mức tăng trưởng âm.
Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Trải qua 11 tháng đầu năm 2024, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu của Campuchia đạt gần 50 tỷ USD trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia đạt 49,87 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia thu về hơn 573 triệu USD từ bán mủ và gỗ cao su, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – ASEAN đạt 76,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm