Việt Nam – Lào ký hiệp định thương mại mới

Ngày 8/4, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Công Thương Lào Malaithong Kommasith ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào mới.

Bộ trưởng hai nước ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào mới. Ảnh: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Bộ trưởng hai nước ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào mới. Ảnh: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Công Thương Lào Malaithong Kommasith ngày 8/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định hợp tác trong lĩnh vực công thương là trụ cột hết sức quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào. Do đó, hai bên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua Việt Nam đã trở thành công xưởng của thế giới với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 735 tỷ USD, nằm trong nhóm 20 nước có quy mô ngoại thương lớn nhất thế giới và nhóm các thị trường hấp dẫn nhất về thu hút FDI. Chính vì vậy, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại nguyên liệu đầu vào và điện năng từ các nước, trong đó có Lào.

Hai Bộ trưởng nhất trí nhận định kim ngạch thương mại song phương hai nước đã có sự tăng trưởng khả quan trong các năm qua. Từ 2012 đến nay, với những nỗ lực rất lớn của các Bộ ngành và doanh nghiệp, hai nước liên tục hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kim ngạch thương mại từ 10 - 15%/năm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao sự cải thiện năng lực sản xuất của Lào trong thời gian qua. Lào đang dần trở thành một trong những nguồn cung cấp quan trọng các sản phẩm và nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các nước ASEAN nói chung và cho Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào mới đạt quy mô 1,65 tỷ USD, chỉ bằng 10% tổng kim ngạch ngoại thương của Lào và 0,2% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Để khai thác tiềm năng hợp tác thương mại, hai Bộ trưởng đã nhất trí các giải pháp cụ thể triển khai cam kết, thoả thuận đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất tại bản Thoả thuận về Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào; biên bản kỳ họp thứ 46 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại buổi hội đàm ngày 8/4. Ảnh: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại buổi hội đàm ngày 8/4. Ảnh: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Cụ thể, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá giữa hai nước, gia tăng khối lượng kim ngạch thương mại giữa hai nước. Bộ trưởng hai nước có cùng chung nhận định, việc thực thi có hiệu quả các cam kết hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Lào phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp hai nước. Trên cơ sở đó, hai nước nhất trí đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối doanh nghiệp hai nước như các diễn đàn doanh nghiệp, hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp, hội chợ thương mại, diễn đàn thúc đẩy thương mại, hội thảo thông tin thị trường.

Bên cạnh đó, thúc đẩy hợp tác phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam – Lào. Hai Bộ trưởng nhất trí thương mại biên giới có vai trò hết sức quan trọng đối với thương mại hai nước. Hiện nay, kim ngạch thương mại biên giới giữa Việt Nam và Lào chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch thương mại hai nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn tới, hai nước cần triển khai có hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam – Lào (ký vào tháng 1/2024); rà soát, trao đổi để sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận Hà Nội năm 2007 và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào cho phù hợp với tình hình và bối cảnh mới.

Cũng tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng cũng nhất trí sẽ giao các đơn vị chức năng trao đổi, sớm thống nhất thời gian Hội nghị Thương mại biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 13 tại Việt Nam để kịp thời thảo luận các vướng mắc, khó khăn thương mại biên giới phát sinh giữa hai nước cũng như thống nhất phương hướng hợp tác trong các năm tới.

Việt Nam – Lào tập trung khai thác tối đa hiệu quả của các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu hiện có tại khu vực biên giới hai nước. Bộ trưởng hai bên đánh giá cao sự cần thiết phải nghiên cứu, khảo sát việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu ở biên giới hai nước.

Tuy nhiên, trước mắt, để tận dụng nguồn lực sẵn có, hai bên cần tập trung khai thác tối đa hiệu quả của các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu hiện đã có tại khu vực biên giới Việt Nam và Lào. Song song với đó, hai bên cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện pháp lý cho hoạt động hợp tác công nghiệp biên giới.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Malaithong Kommasith đã giao các đơn vị đầu mối khẩn trương đàm phán, thống nhất Bản ghi nhớ về Phát triển chuỗi liên kết công nghiệp giữa hai nước để tiến tới ký kết trong thời gian tới.

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương Việt Nam) và Vụ Cạnh tranh và Kiểm tra thương mại (Bộ Công Thương Lào) Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương Việt Nam) và Vụ Cạnh tranh và Kiểm tra thương mại (Bộ Công Thương Lào) Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Ngoài ra, hai nước cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu của Lào. Bộ trưởng Malaithong Kommasith đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý thị trường xăng dầu; đồng thời giúp Lào ổn định nguồn cung xăng dầu. Trước đề nghị của Bộ trưởng Malaithong Kommasith, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết vấn đề ổn định thị trường năng lượng của Lào cũng là vấn đề phía Việt Nam hết sức quan tâm.

Bộ Công Thương đã và sẽ tiếp tục khuyến khích các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Việt Nam chủ động kết nối với doanh nghiệp của Lào. Tuy nhiên, về lâu dài, cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn về tiêu chuẩn xăng dầu và cơ chế tỉ giá hối đoái để hỗ trợ thị trường xăng dầu phát triển ổn định.

Cuối cùng, tăng cường hợp tác trong công tác quản lý thị trường; phát triển thương mại điện tử. Trước những quan tâm của phía Lào liên quan đến công tác quản lý thị trường (chống buôn lậu, chống gian lận thương mại) và phát triển thị trường thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giao Tổng cục Quản lý thị trường có kế hoạch chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ phía Lào nâng cao năng lực trong công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại, chống buôn lậu (gian lận thương mại truyền thống và gian lận thương mại điện tử). Bộ trưởng giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng phối hợp, hỗ trợ phía Lào chia sẻ kinh nghiệm, phát triển thương mại điện tử.

Việt Nam – Lào ký kết Hiệp định Thương mại mới

Sau buổi hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới; chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương Việt Nam) và Vụ Cạnh tranh và Kiểm tra thương mại (Bộ Công Thương Lào); Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa GP Holdings, Viện Nghiên cứu cơ khí và Tập đoàn Phonesack Group về hợp tác xây dựng kho bãi và băng truyền tải than. Việc ký kết các Bản ghi nhớ hợp tác theo từng chuyên ngành sẽ tiếp tục góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào được ký lần đầu năm 2015. Chính phủ Việt Nam và Lào giao Bộ Công Thương hai nước đàm phán, sửa đổi, bổ sung để xây dựng Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào mới phù hợp với bối cảnh hiện nay. Sau quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, hai bên đã thống nhất được các nội dung hiệp định mới.

Bản Hiệp định mới hướng tới mục tiêu tăng cường, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài. Các điều khoản của Hiệp định được xây dựng dựa trên nguyên tắc phù hợp với các luật, quy định và chính sách tương ứng của mỗi nước; bình đẳng, cùng có lợi; cùng hướng tới việc tạo thuận lợi tối đa trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ, dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa và dịch vụ .

Hiệp định gồm 5 chương, tương ứng với 15 điều khoản và 5 phụ lục đã bao phủ các vấn đề quan trọng trong hợp tác thương mại giữa hai nước. Bao gồm, quy định về việc tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ; tạo thuận lợi thương mại; xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử; hợp tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống rửa tiền và vận chuyển trái phép qua biên giới.

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào mới sau khi ký kết và đi vào thực thi sẽ góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh sau một thời gian thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào năm 2015; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Lào; đặc biệt việc rà soát và đưa ra các ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu đi trước lộ trình giảm thuế của Việt Nam và Lào trong ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Lào.

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản đồng loạt ghi nhận tăng tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, nổi bật là cà phê khi tăng tới 56%.
Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Ngày 3/10, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Quý 3/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 13%, lên mức 2,76 tỷ USD.
Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong tổng 259 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngành thép chiếm khoảng hơn 30% với 79 vụ.
Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Chiếm 23% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, CTCP Nam Việt (Navico) trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam sang Colombia.
Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Theo Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), 8 tháng đầu năm 2024, Campuchia chi 18,9 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới.
Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng.... là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 29/9, Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc đã được khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, trong khi Nam Việt lại quay đầu giảm.
Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, thương mại nông sản của Việt Nam và thế giới đạt 1,48 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Nhóm 5 thị trường nước ngoài cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024 lần lượt là Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Tháng 8/2024, cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Israel, Nga ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch với mức tăng tới 3 con số.
Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Campuchia với các thành viên Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 22,92 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 62% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Ngày 25/9, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu 1,85 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 851 triệu USD, giảm 6,4% về lượng nhưng lại tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sự kiện dự kiến diễn ra từ 26/11 – 1/12/2024 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Philippines đạt 5,7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,41 tỷ USD hàng hóa sang thị trường này.
Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 404 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9/2024

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 9/2024 (1/9 – 15/9), thương mại Việt Nam – thế giới đạt 28,5 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY), Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD.
Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

Phân bón Cà Mau gần hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm chỉ sau 8 tháng

8 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau (DCM) đã xuất khẩu hơn 200.000 tấn ure, tương ứng hoàn thành 93% kế hoạch cho cả năm 2024.
Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang 2024 và Hội chợ xuất khẩu Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam (Zhejiang Expo 2024) sẽ khai mạc vào ngày 26/9 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế & Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xem thêm