Vụ Vạn Thịnh Phát: Các bị cáo đã nộp bao nhiêu tiền khắc phục hậu quả?

SCB Vạn Thịnh Phát
11:25 - 06/03/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên toà ngày 6/3. Ảnh: PLO
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên toà ngày 6/3. Ảnh: PLO
0:00 / 0:00
0:00
Vụ án Vạn Thịnh Phát đi vào lịch sử với số tiền chiếm đoạt vô cùng lớn. Bộ Công an đã kê biên tài sản của bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm, nhiều bị cáo cũng tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả.

Hôm nay (6/3), phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát diễn ra ngày thứ hai với việc tiếp tục phần công bố cáo trạng. Trước đó, trong phiên xử sáng 5/3, HĐXX dành phần lớn thời gian để thẩm tra lý lịch, nhân thân của các bị cáo. Có 79/86 bị cáo có mặt tại phiên tòa. Buổi chiều 5/3, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa bắt đầu công bố bản cáo trạng dài 160 trang, và mới đọc hết trang 43.

Trong vụ án, bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị truy tố về 3 tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản. 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị truy tố về các tội: Tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Vụ án Vạn Thịnh Phát đã đi vào lịch sử với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 304.000 tỷ đồng và gây thiệt hại số tiền hơn 129.000 tỷ đồng (là số tiền lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt). Cơ quan chức năng xác định có gần 2.500 tập tài liệu đóng trong 104 thùng hồ sơ nặng khoảng 6 tấn, với khoảng 1 triệu bút lục.

Để giải quyết, khắc phục hậu quả vụ án, Bộ Công an đã kê biên số lượng tài sản đặc biệt lớn liên quan đến hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm khác. Nhiều bị cáo cũng đã tự nguyện hoặc tác động người nhà nộp tiền hoặc tài sản để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Bị cáo Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Times Square, chồng bà Trương Mỹ Lan) đã nộp khắc phục 1 tỷ đồng.

Bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; cháu bà Trương Mỹ Lan) nộp gần 1,1 tỷ đồng và 3.000 USD.

Bị cáo Trương Huệ Vân tại tòa ngày 5/3. Ảnh: Sở TT&TT TP HCM
Bị cáo Trương Huệ Vân tại tòa ngày 5/3. Ảnh: Sở TT&TT TP HCM

Đối với nhóm bị cáo nguyên là lãnh đạo cao cấp tại Ngân hàng SCB, bị cáo Phạm Thu Phong (cựu trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB) là người nộp khắc phục nhiều nhất với 20 tỷ đồng.

Bị cáo Dương Tấn Trước (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tường Việt) đã trả cho Ngân hàng SCB 813 tỷ đồng đối với 2 khoản vay của Công ty Tường Việt và Công ty Việt Đức. Bị cáo Trước còn xin nộp lại toàn bộ số tiền 2.200 tỷ đồng đã nhận của bà Lan để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, vợ bị cáo Trước và CTCP đầu tư xây dựng Xuân Mai Sài Gòn còn nộp khắc phục cho bị cáo Trước tổng cộng 52 tỷ đồng.

Nhóm bị cáo từng công tác tại cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng đã nộp tiền khắc phục hậu quả. Trong đó, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng Cục II Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước; gọi tắt là Cục II) đã nộp 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) đã nộp 390.000 USD.

Bị cáo Nguyễn Cao Trí (chủ tịch Công ty Capella), người bị cáo buộc chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của bị cáo Trương Mỹ Lan đã nộp hơn 657,5 tỷ đồng và 3,3 triệu USD (tương đương khoảng hơn 82,5 tỷ đồng).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.