World Bank dự báo châu Á tăng trưởng 4,6% năm 2024

KINH TẾ CHÂU Á
12:23 - 01/04/2024
Khách du lịch tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi, Bangkok, Thái Lan, năm 2023. Ảnh: Nikkei Asia'
Khách du lịch tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi, Bangkok, Thái Lan, năm 2023. Ảnh: Nikkei Asia'
0:00 / 0:00
0:00
Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định, sự phục hồi thương mại sẽ cho phép các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng 4,6% trong năm 2024.

Nikkei Asia đưa tin, theo báo cáo kinh tế công bố ngày 1/4 của World Bank, ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ giảm tốc từ mức 5,2% của năm ngoái xuống còn 4,5%, các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay, nhích nhẹ so với mức 4,4% của năm 2023.

Tuy nhiên, World Bank cảnh báo rằng, trong khi tình hình xuất khẩu hàng hóa ở châu Á bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2023, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực có thể sẽ phải hứng chịu các chính sách bóp méo thương mại từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Những chính sách này sẽ thúc đẩy các công ty ở những nước này, nhưng sẽ gây bất lợi cho các công ty cùng ngành ở châu Á. Theo ước tính của World Bank, có gần 3.000 chính sách trong số này đã có hiệu lực vào năm 2023, gấp 3 lần so với năm 2019.

Dự báo tăng trưởng GDP của một số nước châu Á. Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB)

Dự báo tăng trưởng GDP của một số nước châu Á. Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB)

Bên cạnh đó, trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng nội địa của Trung Quốc suy yếu, các nỗ lực nhằm tái cân bằng từ đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản sang sản xuất tiên tiến có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa năng lực sản xuất và nhu cầu trong và ngoài Trung Quốc. Dấu hiệu dư cung – đặc biệt là xe điện – đã lan sang quốc gia láng giềng Thái Lan.

Tăng trưởng sản lượng công nghiệp của các nền kinh tế đang phát triển châu Á có thể giảm 0,5 điểm phần trăm, nếu Mỹ đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng bất ngờ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài. Những cú sốc vĩ mô ở Trung Quốc có thể khiến kinh tế nước này giảm 0,3 điểm phần trăm.

Tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP tại châu Á vẫn thấp hơn mức trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình trạng này gần đây đã được khắc phục nhờ sự trỗi dậy của đầu tư công, vốn cao hơn trong hai năm qua ở Việt Nam và Philippines, nhưng thấp hơn ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.

Báo cáo của World Bank cũng cảnh báo rằng với việc đầu tư tư nhân suy yếu, tăng trưởng kinh tế tại châu Á sẽ cần phải được thúc đẩy bởi yếu tố năng suất. Cơ quan này khuyến nghị các bên nên loại bỏ các rào cản cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục, từ đó sẽ hẹp khoảng cách năng suất ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp tư nhân ở châu Á và các đối thủ ngoài khu vực.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.