qc-phu-my

World Bank: Việt Nam có nguy cơ thừa 1,75 triệu nam giới vào năm 2050

Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 111,5 ( giai đoạn 2018 – 2019), ở mức cao thứ hai trên thế giới, gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội, dẫn đến cần phải sửa đổi Luật Dân số và Luật Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cân bằng.

Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam ở mức 111 ca sinh trai trên 100 ca sinh gái trong 5 năm qua. Ảnh: DCS
Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam ở mức 111 ca sinh trai trên 100 ca sinh gái trong 5 năm qua. Ảnh: DCS

Hiện đã có những tiến triển quan trọng hướng tới thu hẹp khoảng cách giới ở Việt Nam, cụ thể liên quan đến giáo dục và sự tham gia thị trường lao động của phụ nữ. Tuy nhiên, đầu thập kỷ 2000 với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, Việt Nam đã xuất hiện một hình thức phân biệt giới tính nữa là lựa chọn giới tính khi sinh dựa trên trên cơ sở định kiến giới.

Báo cáo “Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới tại Việt Nam Dự báo cơ cấu dân số và khuyến nghị cải cách chính sách” của Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB) công bố ngày 7/4 cho thấy, hành vi lựa chọn giới tính không chỉ dẫn đến những quan ngại nghiêm trọng về quyền con người mà còn đến chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh cao hơn định chuẩn sinh học ở mức 105 nam trên 100 nữ, dẫn đến tác động nguy hại về cơ cấu dân số, kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Mất cân bằng giới tính khi sinh dự kiến sẽ dẫn đến dôi dư 1,3 triệu nam giới trong độ tuổi 20 – 39 vào năm 2044.

World Bank: Việt Nam có nguy cơ thừa 1,75 triệu nam giới vào năm 2050

Về góc độ xã hội, việc “thừa nam giới” - không có khả năng kết hôn sẽ gây ảnh hưởng lâu dài về ổn định xã hội, đang được coi là có liên quan đến tăng tội phạm, các hành vi liều lĩnh, quẫn trí, bạo lực, buôn người, kinh doanh tình dục, bóc lột, mại dâm và hiếp dâm ở các quốc gia có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Về kinh tế, “thiếu phụ nữ” – thiếu vắng trong xã hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển con người, tỷ lệ tham gia lao động và năng suất lao động.

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh qua nhiều văn bản chính sách, pháp luật và các chương trình, nhằm xử lý vấn đề lựa chọn giới tính trực tiếp và gián tiếp thông qua các luật về bình đẳng giới hoặc an sinh xã hội để xóa bỏ nhu cầu phải có con trai đảm bảo an sinh khi về già.

WB đánh giá cam kết chính trị của Chính phủ Việt Nam về chống lựa chọn giới tính được coi là hình mẫu cho các nước khác trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, quá nhiều chính sách liên quan đến lựa chọn giới tính lại dẫn đến các chỉ đạo có phần chồng chéo. Các chính sách liên quan đến lựa chọn giới tính mâu thuẫn với các mục tiêu lớn hơn về chính sách dân số, tạo nên một mảng chính sách còn nhiều xung đột.

Báo cáo đưa ra phân tích cơ cấu dân số cho thấy tỷ số giới tính khi sinh chính thức của Việt Nam là 111,5 trong các năm 2018 - 2019, ở mức cao thứ hai trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh đặc biệt cao ở nhóm khá giả và có trình độ giáo dục, ở nông thôn miền Bắc, và ở những lần sinh con về sau.

So với các quốc gia khác, tình trạng tăng tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam xuất hiện muộn hơn dự kiến, nhưng lại tiến triển ở mức ổn định hơn. Tỷ số giới tính khi sinh đã ổn định ở mức 111 ca sinh trai trên 100 ca sinh gái trong 5 năm qua.

Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020 cũng chỉ ra, Việt Nam có khoảng 45.900 trẻ em gái không được sinh ra mỗi năm do lựa chọn giới tính (6,2% thai nhi nữ), gồm 43% số trẻ em gái không được sinh ra ở đồng bằng sông Hồng, và 20% số trẻ em gái không được sinh ra ở miền núi và trung du Bắc bộ.

Tình trạng này sẽ gây hậu quả bất lợi nghiêm trọng chỉ có thể cảm nhận đầy đủ trong 30 năm tới, với khoảng 1,75 triệu đàn ông dôi dư vào giữa thập kỷ 2050.

Khuyến nghị cải cách Luật Dân số và Luật Bảo hiểm xã hội

Để cải thiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ổn định tình hình kinh tế - xã hội cho Việt Nam, WB đã đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam, tập trung vào 2 trụ cột là sửa đổi Luật Dân số (đang soạn thảo) và Luật Bảo hiểm xã hội (ban hành năm 2014).

Trong đó, về Luật Dân số của Việt Nam, WB cho rằng có nhiều điều khoản xử lý lựa chọn giới tính và chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam thiếu nhất quán về chính sách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai luật.

Do vậy, WB khuyến nghị Việt Nam cân nhắc xóa bỏ phần định chuẩn chung về sinh hai con trong Quyết định 588/QĐ-TTg liên quan tới các chính sách điều chỉnh quy mô dân số, thay vào đó đầu tư vào các chương trình chăm sóc trẻ mầm non và chế độ cha mẹ nghỉ phép chăm con, tạo điều kiện linh hoạt hơn về chế độ thai sản và chăm sóc con cho các gia đình.

Luật Dân số cần tham chiếu đến các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam và đảm bảo quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục cho mọi người dân, đồng thời sửa các điều liên quan mâu thuẫn với những nghĩa vụ đó.

Báo cáo cũng đề cập đến yêu cầu tăng cường các chính sách phòng chống tâm lý coi trọng con trai trong Luật Dân số, cụ thể trong các lĩnh vực quyền tài sản và thừa kế, thờ cúng tổ tiên, và an sinh xã hội.

Về an sinh xã hội, cần mở rộng phạm vi bao phủ thực chất cho toàn bộ dân số và tăng chi an sinh xã hội; giảm đóng góp của người được bảo hiểm, và mở rộng an sinh xã hội cho khu vực phi chính thức.

Sửa đổi Chương 4 (Điều 25.2) của dự thảo Luật Dân số theo hướng bổ sung các biện pháp can thiệp cụ thể (nhằm ứng phó nạn buôn người, phụ nữ nhập cư, và kinh doanh tình dục) để giảm nhẹ tác động bất lợi lâu dài của tình trạng dân số thừa nam là một trong những điều cơ bản mà WB đưa ra.

Đồng thời, báo cáo của WB cũng khẳng định Việt Nam cần chú trọng sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội. Khi mà tâm lý chuộng con trai ở Việt Nam được duy trì do thực tế các hộ gia đình dựa vào con trai để chăm sóc cha mẹ già và đảm bảo an ninh tài chính.

Nghiên cứu trước đây cho thấy tâm lý coi trọng con trai vẫn tồn tại khi các thể chế kinh tế phi chính thức (cộng đồng và nhất là gia đình) vẫn được coi là lưới an sinh chính để phòng ngừa rất nhiều trường hợp thu nhập bất ổn định, bù đắp tình trạng thiếu hiệu quả của Nhà nước và thị trường.

Do đó, WB khuyến nghị Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu liên quan đến mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm xã hội và ưu tiên cho an sinh xã hội trong các chiến lược phát triển quốc gia.

Một yêu cầu khác là mở rộng bảo hiểm xã hội để bao phủ bộ phận dân số lớn hơn - cụ thể là người lao động ở khu vực phi chính thức, thông qua kết hợp các chương trình có và không có đóng góp, nhằm chống việc làm dễ tổn thương và đảm bảo bao phủ toàn dân.

Ngoài ra, WB cũng cho rằng Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách giới trong độ tuổi nghỉ hưu và từng bước nâng tuổi nghỉ hưu chính thức lên 62 cho cả hai giới để giải quyết tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh.

Các khuyến nghị của WB cho Việt Nam:

Cải cách qua Luật Dân số:

Nới lỏng những chính sách kiểm soát mức sinh cứng nhắc hiện nay;

Tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền và sức khỏe tình dục và sinh sản;

Ưu tiên những chính sách chống coi trọng con trai nhờ khuyến khích coi trọng con trai và con gái như nhau đồng thời tăng cường đảm bảo an sinh xã hội;

Xử lý những hệ quả lâu dài của lựa chọn giới tính.

Cải cách qua Luật Bảo hiểm xã hội:

Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi;

Tăng chi an sinh xã hội;

Mở rộng bảo hiểm xã hội ra khu vực phi chính thức và xử lý vấn đề việc làm dễ tổn thương;

Thu hẹp khoảng cách giới ở độ tuổi nghỉ hưu và từng bước nâng độ tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi cho cả hai giới.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, hai bên tham gia cơ chế - đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, sẽ tự thảo luận hợp đồng.
Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, tất cả các quy định có liên quan đến việc tăng lương cơ sở, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/7.
Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

KRX là hệ thống công nghệ thông tin tổng thể cho việc tổ chức vận hành thị trường chứng khoán từ khâu đăng ký, lưu ký đến giao dịch và thanh toán, bù trừ nên cần triển khai thận trọng, chặt chẽ.
Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80 ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các cơ chế, chính sách được kỳ vọng sẽ là cơ sở để địa phương vươn lên bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Theo Nghị định 73 của Chính phủ, từ ngày 1/7, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 2.340.000 đồng/tháng.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Giảm 2% thuế VAT; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại; thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu… là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

Theo ông Phan Đức Hiếu, vấn đề "một luật sửa 4 luật" phải được hiểu rõ ràng rằng sửa luật không phải vì bất cập mà để các luật sớm đưa vào cuộc sống.
Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Ông Đặng Thuần Phong nêu rõ dù lương hưu tăng 15% từ 1/7 nhưng thực tế nếu cộng dồn các năm qua khi liên tục nâng theo chỉ số CPI thì cao hơn 30% so với cán bộ, công chức.
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được thông qua.
Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Quốc hội giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đối với các nội dung đã thực hiện có hiệu quả.
Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Với đại đa số đại biểu tán thành, Luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

Quốc hội đã biểu quyết thông qua, đồng ý để Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng.
Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 462/470 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 95,06%.
Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 28/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), kỳ vọng sẽ tạo nhiều dư địa và trao quyền nhiều hơn để Hà Nội thu hút đầu tư, phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô.
Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, trong đó với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Với giá cổ phiếu HVN đang diễn biến tích cực, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng việc phát hành cổ phiếu ở thời điểm này rất thuận lợi.
Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện trong 5 năm.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (26/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết và dự án Luật quan trọng.
Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lớn cho Vietnam Airlines trong việc vượt qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên đến nay, hãng hàng không vẫn khó khăn nghiêm trọng về tài chính nên chưa thể trả nợ.
Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều ngày 25/6, Quốc hội đã nghe báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn gia nhập CPTPP của Anh.
Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) cần phải đảm bảo phù hợp với xu thế của thế giới để thuế thực sự là công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế và phải thích ứng với biến động của nền kinh tế.
Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Chiều 24/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề chuyển mặt hàng phân bón từ không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế VAT nhận được sự quan tâm của nhiều các đại biểu.
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn bội chi ngân sách Nhà nước năm 2022 là 293.313 tỷ đồng, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Sáng 24/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết một lần thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bằng hình thức bấm nút điện tử. Kết quả, 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Hiện vẫn còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm các bảng lương mới và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.
Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Sáng 21/6, với 93,84% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đây là dự án Luật đầu tiên được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Với 448/449 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Ngày 21/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đa số ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp.
Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Theo Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, những điều có lợi cho người dân thì phải thực hiện ngay. Nếu tiếp cận theo cách này sẽ có niềm tin để triển khai sớm các luật.
'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng phải xác định cơ chế, chính sách, cách thức huy động nguồn lực, thứ tự các dự án ưu tiên... Như vậy mới mong có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội trong tương lai như mong muốn.
Xem thêm