'Cuộc chiến' 3 tổng thầu: Ricons vượt Coteccons, Hòa Bình kém sắc nhất

Trong năm 2022, Ricons bất ngờ “vượt mặt” hai đàn anh đi trước về hiệu quả kinh doanh khi vẫn mang về lãi ròng hơn 90 tỷ đồng dù doanh thu vẫn kém xa.

Một dự án do Ricons làm tổng thầu. Ảnh: Ricons
Một dự án do Ricons làm tổng thầu. Ảnh: Ricons

Bức tranh tài chính của 3 tổng thầu xây dựng đầu ngành là CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã HBC), CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) và CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons trong năm 2022 phần nào phản ánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã HBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 với con số lỗ kỷ lục hơn 1.200 tỷ đồng, mặc dù doanh thu vẫn đạt doanh thu 3.218 tỷ đồng, chỉ giảm 600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài việc kinh doanh dưới giá vốn khiến lỗ thuần 426 tỷ đồng thì kết quả kinh doanh kém sắc của Hoà Bình còn đến từ hoàn nhập trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 358 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ khoản này chỉ chiếm 23 tỷ đồng.

Kết quả, doanh nghiệp lỗ sau thuế 1.202 tỷ đồng, so với cùng kỳ 2021 lãi 19 tỷ đồng. Kết quả tiêu cực này đã phá sạch thành quả kinh doanh của Hoà Bình trong 3 quý đầu năm, khiến lợi nhuận cả năm 2022 âm 1.140 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 có lãi 97 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên, HBC ghi nhận thua lỗ kể từ khi công bố báo cáo tài chính năm 2003.

Tại thời điểm cuối năm 2022, các khoản phải thu của Hoà Bình lên tới 12.110 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với đầu năm. Các khoản phải thu dài hạn cũng tăng nhẹ lên 103 tỷ đồng. Tính ra tổng các khoản phải thu chiếm tới 77% tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong đó, phải thu của khách hàng là 6.773 tỷ đồng; HBC phải dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 774 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với con số đầu năm.

CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD), các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2022 cũng tăng vọt lên hơn 11.000 tỷ đồng, so với 8.500 tỷ đồng hồi đầu năm. Công ty còn phát sinh khoản phải thu dài hạn 380 tỷ đồng trong khi đầu năm không có.

Tính ra tổng các khoản phải thu chiếm hơn 60% tổng tài sản CTD. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm gần 11.000 tỷ đồng; công ty phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 1.000 tỷ đồng, tăng thêm 400 tỷ đồng so với đầu năm.

Xét về kinh doanh thì Coteccons có phần khả quan hơn HBC nhưng vẫn lỗ từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Trong quý 4/2022, công ty ghi nhận 6.230 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp đôi so với cùng kỳ 2021. Biên lãi gộp rất mỏng chỉ ở mức 2,8%, tương ứng lợi nhuận gộp đạt 172 tỷ đồng, vẫn khả quan hơn nhiều so với con số âm gần 3 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, công ty vẫn phải đối diện mức lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh do doanh thu tài chính giảm 17% trong khi chi phí tài chính tăng gấp 6,3 lần; chi phí doanh nghiệp cũng duy trì ở mức cao (gần 183 tỷ đồng).

Lợi nhuận khác dù giảm 17% so với cùng kỳ xuống mức 34 tỷ đồng nhưng vẫn là cứu cánh giúp doanh nghiệp thoát lỗ quý 4. Khoản mục này chủ yếu đến từ hoàn nhập chi phí công trình phải trả lớn hơn thực tế phát sinh và hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình. Kết quả, Coteccons lãi ròng gần 19 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với số lỗ hơn 63 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế năm 2022, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.537 tỷ đồng, tăng 60% so với 2021 nhờ vào khối lượng công việc bị dồn lại trong hai năm dịch bệnh. Tuy nhiên giá vốn bán hàng và chi phí tăng cao khiến doanh nghiệp lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 54 tỷ đồng. Vẫn nhờ khoản lợi nhuận khác (88 tỷ đồng), Coteccons lãi ròng gần 21 tỷ đồng trong năm 2022, giảm gần 14% so với năm 2021 và là mức thấp nhất kể từ khi hoạt động.

Trong năm 2022, phần chi phí doanh nghiệp của CTD là 734 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2021. Trong đó chi phí dự phòng chiếm 388 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần.

Mặc dù doanh thu không bằng Coteccons và Hòa Bình nhưng Ricons lại đạt hiệu quả kinh doanh vượt trội hơn hẳn khi vẫn có lãi từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Trong quý 4/2022, doanh thu của Rincons đạt hơn 3.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2021. Giá vốn cũng được điều tiết giảm nên doanh nghiệp vẫn mang về gần 33 tỷ đồng lợi nhuận gộp.

Mặc dù chi phí tài chính tăng vọt từ gần 2 tỷ đồng lên 12 tỷ đồng nhưng doanh thu tài chính cũng tăng từ 8 tỷ đồng lên 24 tỷ đồng. Chi phí bán hàng không ghi nhận còn chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ, ở mức 40 tỷ đồng.

Doanh thu cả năm của Ricons ở mức 11.384 tỷ đồng, tăng 40% so với 2021; lợi nhuận sau thuế gần 91 tỷ đồng, tăng 14%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, lợi nhuận của Ricons vượt Coteccons.

Mặc dù các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản với hơn 5.000 tỷ đồng (63%) nhưng công ty chỉ phải dự phòng khó đòi gần 20 tỷ đồng. Các con số này không có nhiều thay đổi so với năm 2021.

Có một điểm chung giữa 3 nhà thầu xây dựng là nợ phải trả và lãi vay tăng khá mạnh trong năm 2022. Xây dựng Hòa Bình có nợ phải trả chiếm 14.282 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản tăng chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn và vay nợ. Tổng cộng, HBC đang vay nợ hơn 6.100 tỷ đồng và phải trả hơn 500 tỷ đồng lãi vay.

Nợ phải trả của Coteccons là 10.750 tỷ đồng, tăng gần 4.000 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 57% tổng nguồn vốn. Vay nợ ngắn hạn cũng tăng mạnh từ 1,7 tỷ đồng lên 553 tỷ đồng. CTD còn phát sinh khoản vay dài hạn 524 tỷ đồng. Đây chủ yếu là phần nợ từ lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng có ngày đáo hạn vào tháng 1/2025, lãi suất cố định 9,5%/năm. Trong năm 2022, công ty phải chịu chi phí lãi vay 79 tỷ đồng, trong khi năm 2022 chỉ số tài chính này chỉ là hơn 1 tỷ đồng.

Với Ricons, nợ phải trả là gần 5.800 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Vay nợ ngắn hạn tăng từ 240 tỷ đồng lên 754 tỷ đồng. Chi phí lãi vay của công ty tăng vọt từ hơn 1 tỷ đồng lên gần 24 tỷ đồng.

Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Ricons từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái Coteccons", được thành lập dưới khi ông Nguyễn Bá Dương còn là Chủ tịch Coteccons. Sau cuộc chiến thượng tầng tại Coteccons, ông Dương từ nhiệm, Ricons cũng tuyên bố độc lập, xây dựng hệ sinh thái riêng.

Sau khi Coteccons (từng đứng vị trí lớn nhất trong các doanh nghiệp xây dựng dân dụng) chia tách, lĩnh vực xây dựng dân dụng ghi nhận cuộc đua thị phần mới khi thị trường phân mảnh hơn và nhiều doanh nghiệp tiền thân từ hệ thống Coteccons (Ricons, Central, Newetons…) mạnh mẽ gia tăng quy mô hoạt động và đấu thầu các dự án. Từ đây, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, thể hiện rõ nhất ở việc biên lợi nhuận của các doanh nghiệp rất mỏng.

Hiện nay, chủ đầu tư các dự án quy mô lớn (đại đô thị, khu phức hợp),… có xu hướng sử dụng dịch vụ của nhiều nhà thầu tại các phân khu hay gói thầu khác nhau. Điều này nhằm tận dụng các ưu thế đa dạng của các nhà thầu và tạo ra môi trường thúc ép lẫn nhau khi nhà thầu đi sau về tiến độ và hiệu quả thi công có thể bị loại khỏi dự án, gặp khó khăn trong đấu thầu các dự án tương lai.

Xu hướng này một mặt sẽ giúp gia tăng cơ hội cho các nhà thầu tham gia vào các dự án quy mô lớn nhưng vị thế đàm phán và biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng lại càng bị ảnh hưởng.

Dệt may TCM thu về hơn 2.631 tỷ đồng doanh thu sau 8 tháng

Dệt may TCM thu về hơn 2.631 tỷ đồng doanh thu sau 8 tháng

Dệt may TCM đang tiếp nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cả năm, kỳ vọng vào mùa lễ hội và cuối năm sẽ khả quan hơn.
Lợi nhuận tháng 7 của PNJ vỏn vẹn 51 tỷ đồng

Lợi nhuận tháng 7 của PNJ vỏn vẹn 51 tỷ đồng

Lợi nhuận tháng 7 của PNJ có dấu hiệu xuống dốc khi chỉ còn hơn 51 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Thép Pomina tiếp tục thua lỗ hàng trăm tỷ đồng

Thép Pomina tiếp tục thua lỗ hàng trăm tỷ đồng

Do doanh thu giảm, kinh doanh dưới giá vốn và chịu áp lực chi phí lớn nên Thép Pomina có quý thứ 9 thua lỗ liên tiếp.
Phân bón Cà Mau chiếm 18% tổng lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam

Phân bón Cà Mau chiếm 18% tổng lượng phân bón xuất khẩu của Việt Nam

7 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau (DCM) xuất khẩu 193.530 tấn ure, tương ứng chiếm 18% tổng lượng xuất khẩu phân bón của Việt Nam.
Vĩnh Hoàn xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng tới 92%

Vĩnh Hoàn xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng tới 92%

Tháng 7/2024, ngoại trừ thị trường Trung Quốc ghi nhận kết quả giảm so với cùng kỳ năm trước, các thị trường xuất khẩu còn lại của Vĩnh Hoàn đều tăng trưởng cao về doanh thu.
TKV hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

TKV hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

Nửa đầu năm 2024, mặc dù chịu ảnh hưởng từ thị trường tiêu thụ khoáng sản thế giới và trong nước, chi phí đầu vào tăng cao,... nhưng TKV vẫn cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo kế hoạch năm đã đề ra.
Dệt may Thành Công vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 7 tháng

Dệt may Thành Công vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 7 tháng

Lấy lại đà tăng trưởng, Dệt may TCM ghi nhận lợi nhuận sau 7 tháng vượt 2% kế hoạch năm, tình hình đơn hàng dự kiến đạt 87% kế hoạch doanh thu năm 2024.
Thêm doanh nghiệp dệt may chia cổ tức tiền mặt trong tháng 8

Thêm doanh nghiệp dệt may chia cổ tức tiền mặt trong tháng 8

Dệt may Damsam dự kiến chi khoảng 76,4 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% - cao gấp 5 lần so với mức lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp này ghi nhận sau nửa đầu năm 2024 là 14,9 tỷ đồng.
Tăng mạnh chi phí dự phòng, PVcomBank báo lỗ 242 tỷ đồng quý 2/2024

Tăng mạnh chi phí dự phòng, PVcomBank báo lỗ 242 tỷ đồng quý 2/2024

Dù thu nhập lãi thuần tăng mạnh, việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên gần 800 tỷ đồng đã khiến PVcomBank phải báo lỗ sau thuế quý 2/2024 gần 242 tỷ đồng.
Vinatex sắp nhận gần 2 tỷ đồng cổ tức từ công ty con

Vinatex sắp nhận gần 2 tỷ đồng cổ tức từ công ty con

CTCP Vinatex Đà Nẵng chuẩn bị chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%. Cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ nhận hơn 1,8 tỷ đồng từ việc chia cổ tức trên.
Ngành thép quý 2/2024: Bức tranh sáng còn vài điểm tối

Ngành thép quý 2/2024: Bức tranh sáng còn vài điểm tối

Với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2023 và sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ, ngành thép tiếp tục có sự phục hồi ấn tượng trong quý 2/2024, thể hiện ở kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu ngành. Tuy nhiên điểm tối là vẫn có những công ty thua lỗ.
Lãi suất tiếp đà tăng, ngân hàng nào nắm giữ nhiều tiền gửi nhất hiện nay

Lãi suất tiếp đà tăng, ngân hàng nào nắm giữ nhiều tiền gửi nhất hiện nay

Sau nửa đầu năm 2024, Agribank vẫn tiếp tục là ngân hàng có số dư tiền gửi lớn nhất hệ thống. Trong khi đó, LPBank là nhà băng tăng trưởng tiền gửi cao nhất với 21,4% so với cuối năm 2023.
'So găng' kết quả kinh doanh của hai hãng bay lớn nhất Việt Nam

'So găng' kết quả kinh doanh của hai hãng bay lớn nhất Việt Nam

Thị trường quốc tế phục hồi kéo theo sự tăng trưởng trở lại của hai hãng chiếm nhiều thị phần nhất của ngành hàng không Việt là Vietnam Airlines và Vietjet.
Địa ốc Hoàng Quân có quý lãi cao nhất 5 năm, vay nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng

Địa ốc Hoàng Quân có quý lãi cao nhất 5 năm, vay nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng

Sau khi mua lại chung cư nhà ở xã hội Thành phố Vàng (Golden City) tại Tây Ninh, Địa ốc Hoàng Quân đã mang dự án này đi thế chấp tại ngân hàng để vay tiền.
Thép Tiến Lên, HAGL Agrico và loạt doanh nghiệp thua lỗ quý 2/2024

Thép Tiến Lên, HAGL Agrico và loạt doanh nghiệp thua lỗ quý 2/2024

Bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trong quý 2/2024 đã hoàn thiện những mảnh ghép cuối cùng. Đa số đều ghi nhận tín hiệu khởi sắc, tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp đối mặt thua lỗ.
Chỉ trong 6 tháng, PV GAS đã cán đích mục tiêu lợi nhuận năm 2024

Chỉ trong 6 tháng, PV GAS đã cán đích mục tiêu lợi nhuận năm 2024

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, PV GAS thu về 5.798 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 3% mức kế hoạch mà tổng công ty đã đặt ra tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 tổ chức hồi tháng 5 vừa qua.
Lợi nhuận tăng trong quý 2 nhưng Minh Phú mới hoàn thành 3,6% kế hoạch năm

Lợi nhuận tăng trong quý 2 nhưng Minh Phú mới hoàn thành 3,6% kế hoạch năm

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC), doanh thu thuần quý 2/2024 của doanh nghiệp đạt 3.737,7 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Vietnam Airlines tiếp tục báo lãi nghìn tỷ đồng trong quý 2/2024

Vietnam Airlines tiếp tục báo lãi nghìn tỷ đồng trong quý 2/2024

Đây là quý thứ 2 liên tiếp Vietnam Airlines báo lãi sau chuỗi 16 quý lỗ liên tiếp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong khi hiện hãng bay này vẫn còn lỗ lũy kế 35.811 tỷ đồng
Nhóm Big 4: Agribank là ngân hàng duy nhất báo lãi trước thuế giảm nhẹ

Nhóm Big 4: Agribank là ngân hàng duy nhất báo lãi trước thuế giảm nhẹ

Trong khi 3 "ông lớn" Vietcombank, BIDV và Vietinbank đều có kết quả lợi nhuận tăng trưởng tích cực sau nửa đầu năm thì Agribank ghi nhận lãi giảm nhẹ do tăng mạnh trích lập dự phòng.
Petrolimex báo lãi tăng hơn 50%, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

Petrolimex báo lãi tăng hơn 50%, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Petrolimex thu về 2.407,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 54% so với cùng kỳ và 2.994 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 101% kế hoạch cả năm.
Nhờ giảm chi phí dự phòng và ngoại hối, ABBank báo lãi tăng gấp 6 lần

Nhờ giảm chi phí dự phòng và ngoại hối, ABBank báo lãi tăng gấp 6 lần

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, mã: ABB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 390 tỷ đồng, cao gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái (YoY).
Hoà Phát lãi cao nhất trong 8 quý, rót thêm 20.000 tỷ đồng vào Dung Quất

Hoà Phát lãi cao nhất trong 8 quý, rót thêm 20.000 tỷ đồng vào Dung Quất

Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tăng giúp doanh thu của Hoà Phát trong quý 2/2024 đạt gần 40.000 tỷ đồng, tiến sát mức đỉnh lịch sử.
Tổng tài sản GVR giảm nhẹ 2,4% xuống 76.116 tỷ đồng

Tổng tài sản GVR giảm nhẹ 2,4% xuống 76.116 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (HoSE: GVR), doanh thu thuần của doanh nghiệp quý 2/2024 đạt 4.622 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Bac A Bank: Lãi trước thuế và nợ xấu cùng tăng

Bac A Bank: Lãi trước thuế và nợ xấu cùng tăng

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, mã: BAB) ghi nhận lãi trước thuế trong kỳ đạt hơn 203 tỷ đồng, tăng tới 46% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy tổng nợ xấu sau nửa đầu năm cũng tăng mạnh.
Kết thúc quý 2, IDI hoàn thành vỏn vẹn 12% kế hoạch năm về lãi ròng

Kết thúc quý 2, IDI hoàn thành vỏn vẹn 12% kế hoạch năm về lãi ròng

Lũy kế 2 quý đầu năm 2024, doanh thu thuần của CTCP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I đạt 3.564 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% YoY. Lãi ròng của doanh nghiệp giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, xuống 34,9 tỷ đồng.
'Câu lạc bộ các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ đồng' đang làm ăn ra sao?

'Câu lạc bộ các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ đồng' đang làm ăn ra sao?

Ồ ạt ghi nhận nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh doanh nửa đầu năm 2024, mặc dù vậy một số ngân hàng với vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ đồng cũng đang phải đối mặt với sức ép nợ xấu có xu hướng tăng cao, theo các báo cáo tài chính quý 2.
CEO Group lãi thấp nhất trong 11 quý

CEO Group lãi thấp nhất trong 11 quý

Doanh thu tăng nhưng do biên lãi gộp thu hẹp và chi phí bán hàng, quản lý lớn nên CEO chỉ lãi hơn 14 tỷ đồng trong quý 2/2024.
Tiết giảm chi phí, Vinaconex hoàn thành 68% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng

Tiết giảm chi phí, Vinaconex hoàn thành 68% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng

Bên cạnh việc biên lợi nhuận gộp tăng mạnh, các chi phí được tiết giảm đáng kể so với cùng kỳ là những tác nhân giúp Vinaconex báo lãi tăng trưởng mạnh sau nửa đầu năm 2024.
Nửa đầu năm 2024, MSB lãi nhờ kinh doanh ngoại hối và đa dạng nguồn thu

Nửa đầu năm 2024, MSB lãi nhờ kinh doanh ngoại hối và đa dạng nguồn thu

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2024, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) ghi nhận lãi trước thuế đạt gần 2.160 tỷ đồng nhờ kết quả tích cực từ các nguồn thu ngoài lãi.
TTC AgriS vượt kế hoạch lợi nhuận năm dù phải gánh lãi vay lớn

TTC AgriS vượt kế hoạch lợi nhuận năm dù phải gánh lãi vay lớn

Do vay nợ tài chính lớn nên TTC AgriS phải trả hơn 1.700 tỷ đồng tiền lãi vay trong một năm.
TNH báo lãi 40 tỷ đồng quý 2/2024, dồn lực đầu tư dự án tại Lạng Sơn, Bắc Giang

TNH báo lãi 40 tỷ đồng quý 2/2024, dồn lực đầu tư dự án tại Lạng Sơn, Bắc Giang

Trong quý 2/2024, TNH đã rót thêm 160 tỷ đồng đầu tư xây dựng bệnh viện Việt Yên, bệnh viện TNH Lạng Sơn và bệnh viện Quốc tế, nâng tổng chi phí xây dựng cơ bản dở dang lên hơn 700 tỷ đồng.
Dabaco: Lợi nhuận quý 2 giảm mạnh, vay ngắn hạn tăng

Dabaco: Lợi nhuận quý 2 giảm mạnh, vay ngắn hạn tăng

Vay ngắn hạn của Dabaco (DBC) tăng từ 4.732 tỷ đồng ngày đầu năm 2024 lên 5.637 tỷ đồng tại ngày 30/6.
Nặng gánh lãi vay, Vinahud nâng lỗ lũy kế lên 240 tỷ đồng

Nặng gánh lãi vay, Vinahud nâng lỗ lũy kế lên 240 tỷ đồng

Với chi phí tài chính tiếp tục ở mức cao, Vinahud báo lỗ quý 2/2024 hơn 55 tỷ đồng, nâng số lỗ lũy kế lên hơn 240 tỷ đồng.
HAGL Agrico báo lỗ quý thứ 13 liên tiếp

HAGL Agrico báo lỗ quý thứ 13 liên tiếp

Vừa nhận "án" hủy niêm yết, HAGL Agrico lại khiến cổ đông buồn thêm khi báo lỗ hơn 300 tỷ đồng trong quý 2/2024.
Vietcombank tiếp tục giữ 'ngôi vương' về lợi nhuận ngành ngân hàng

Vietcombank tiếp tục giữ 'ngôi vương' về lợi nhuận ngành ngân hàng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) tiếp tục đứng đầu toàn hệ thống về lãi trước thuế 6 tháng đầu năm, dù trong quý 2 mọi thu nhập đều đi lùi so với cùng kỳ năm ngoái.
Phân bón Cà Mau vượt 15% kế hoạch lãi ròng năm 2024 chỉ sau 2 quý

Phân bón Cà Mau vượt 15% kế hoạch lãi ròng năm 2024 chỉ sau 2 quý

Với việc có thêm khoản lãi từ giao dịch mua giá rẻ, lãi ròng của Phân bón Cà Mau (DCM) hai quý đầu năm 2024 đạt 919 tỷ đồng, tương ứng bằng 115% kế hoạch năm 2024.
Xem thêm