Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành năm 2023

Với những thành tựu như duy trì năm thứ 8 xuất siêu liên tiếp, Việt Nam vào Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, trong năm 2023 ngành công thương đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào tăng trưởng chung.

Ảnh minh họa. Ảnh: Mekong ASEAN
Ảnh minh họa. Ảnh: Mekong ASEAN

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, sản xuất, kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn, ngành công thương đã đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện, trong đó, Bộ Công Thương đã điểm lại 10 sự kiện nổi bật của ngành năm 2023 gồm:

1. Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án được phê duyệt ngày 28/2/2023, đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, tạo lập các động lực tăng trưởng mới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

2. Bốn Quy hoạch ngành quốc gia quan trọng về lĩnh vực năng lượng và khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt.

Bốn quy hoạch trên đã mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và khai khoáng Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững, công bằng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp xu thế phát triển của quốc tế.

3. Ra mắt Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, góp phần cơ bản hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đây là một dự án Luật quan trọng, góp phần bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh: VGP
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh: VGP

4. Tập trung tháo gỡ khó khăn, hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án năng lượng quan trọng.

Bộ Công Thương đã thúc đẩy đưa vào vận hành Kho cảng LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải, triển khai loạt dự án điện khí LNG; khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và hoàn thành sửa chữa các tổ máy Nhiệt điện; triển khai các dự án đường dây 500 kV mạch 3. Đây là những dự án trọng điểm, cấp bách, có vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các nhà máy nhiệt điện than, nhanh chóng khắc phục sửa chữa các tổ máy bị sự cố ngắn hạn và dài hạn để vận hành phát điện ổn định.

5. Phát triển thị trường ngoài nước có nhiều bước tiến quan trọng, góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, xuất siêu lập đỉnh mới năm thứ 8 liên tiếp.

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường ngoài nước, tháo gỡ khó khăn xuất nhập khẩu với các tỉnh giáp Trung Quốc.

Trong năm 2023, Bộ đã hoàn thành ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) sau hơn 7 năm đàm phán và thống nhất kết thúc đàm phán để hướng tới sớm ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện với UAE (SEPA). Các hiệp định này sẽ tạo cầu nối cho hàng Việt đến các thị trường Tây Á, Trung Đông và châu Phi.

Hệ thống Thương vụ phát huy hiệu quả vai trò “sứ giả kinh tế” trong hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc cập nhật, cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại; cảnh báo sớm các “rào cản” mới của đối tác và các vụ kiện thương mại, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp có phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả.

Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước, góp phần quảng bá phẩm, thương hiệu Việt, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư năm 2023 ước đạt gần 30 tỷ USD, cao gấp gần 3 lần so với năm trước, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

6. Thương mại trong nước tăng trưởng tích cực, trở thành điểm sáng của kinh tế vĩ mô và là trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế.

Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,6% so với năm 2022, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (mục tiêu tăng 8 - 9%), góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

7. Thương mại điện tử tiếp tục giữ vững vị trí top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế số và dẫn dắt chuyển đổi số.

Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động về liên kết vùng, phát triển thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao. Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023 theo Statista).

8. Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử tạo dấu ấn đột phá; Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ, ngành về phục vụ người dân, doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ công.

Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi số, đặc biệt trong thực hiện thủ tục hành chính, xây dựng dịch vụ công trực tuyến. Đến tháng 11/2023, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 236 dịch vụ công trực tuyến, với hơn 49.000 doanh nghiệp tham gia khai báo.

Tổng số hồ sơ nộp qua các dịch vụ công trực tuyến của Bộ là gần 1,7 triệu bộ hồ sơ, chiếm 99% tổng số hồ sơ được gửi đến. Bộ đã kết nối 16 nhóm dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW), thực hiện 300.475 bộ hồ sơ trong năm 2023. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D đã trao đổi 219.068 bộ hồ sơ với các nước trong khối ASEAN kể từ đầu năm thông qua Cơ chế một cửa ASEAN (ASW).

Với những kết quả đạt được, Bộ Công Thương xếp thứ nhất trong số các bộ, ngành theo xếp hạng của Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (theo công bố trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tính đến thời điểm hiện tại).

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023. Ảnh: Bộ Công Thương
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023. Ảnh: Bộ Công Thương

9. Ứng phó hiệu quả trong phòng vệ thương mại, bảo vệ hàng hoá xuất khẩu từ sớm, từ xa.

Tính đến hết tháng 11/2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 239 vụ việc điều tra. Các nước đã khởi kiện 12 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã khởi xướng điều tra 27 vụ việc phòng vệ thương mại.

Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi, đánh giá và cung cấp danh sách cảnh báo một số mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. Công tác cảnh báo sớm cùng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đã đem lại những kết quả tích cực.

10. Chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi công vụ.

Năm 2023, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Bộ Công Thương đã siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ đối với công chức, người lao động thông qua việc sửa đổi, bổ sung hầu hết các quy chế, quy định trong nội bộ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, hiệu quả thi hành pháp luật và nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý điều hành tại Bộ Công Thương.

Xuất khẩu chè tăng trưởng cả về lượng và giá

Xuất khẩu chè tăng trưởng cả về lượng và giá

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/7, Việt Nam xuất khẩu 68.736 tấn chè, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt 1,8 tỷ USD

Theo VASEP, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam dự kiến đạt 1,8 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2023.
Giá nhập khẩu ngô của Việt Nam tăng giảm trái chiều

Giá nhập khẩu ngô của Việt Nam tăng giảm trái chiều

Theo Tổng cuc Hải quan, nửa đầu tháng 7/2024 Việt Nam nhập khẩu 600.382 tấn ngô với kim ngạch 143,8 triệu USD, tăng tới 247% về lượng và tăng 174% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ mang về gần nửa tỷ USD trong 6 tháng

Xuất khẩu cá ngừ mang về gần nửa tỷ USD trong 6 tháng

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tháng 6/2024 vẫn duy trì sự tăng trưởng với +32% so với cùng kỳ năm trước (YoY), đạt hơn 85 triệu USD.
Savimex lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận sau nhiều quý sụt giảm

Savimex lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận sau nhiều quý sụt giảm

Nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính từ cổ phiếu TCM, tình hình kinh doanh trong quý 2/2024 của Savimex đã có kết quả khả quan hơn với tăng trưởng lợi nhuận cao gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam có thế mạnh mặt hàng thủy sản nào tại Singapore?

Việt Nam có thế mạnh mặt hàng thủy sản nào tại Singapore?

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam là một trong 5 đối tác cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn nhất cho Singapore.
Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng trong nửa đầu tháng 7

Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng trong nửa đầu tháng 7

Nửa đầu tháng 7/2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, gạo... đồng loạt ghi nhận tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.
Lượng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Malaysia lại 'đi lùi'

Lượng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Malaysia lại 'đi lùi'

Nửa đầu năm 2024, sắt thép – mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Malaysia ghi nhận sự biến động trái chiều về tăng trưởng của lượng và kim ngạch.
Philippines có thể nhập tới 4,5 triệu tấn gạo trong năm 2024

Philippines có thể nhập tới 4,5 triệu tấn gạo trong năm 2024

Dự kiến năm 2024, lượng gạo nhập khẩu của Philippines có thể lên tới 4,5 triệu tấn, trong bối cảnh Việt Nam đang là thị trường cung cấp gạo nhập khẩu lớn nhất cho quốc gia Đông Nam Á này.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 7/2024 tăng gần 19% YoY

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 7/2024 tăng gần 19% YoY

Theo số liệu công bố từ Tổng cục Hải quan ngày 18/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 7/2024 đạt 32,6 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập siêu 7,5 tỷ USD hàng hóa từ Đài Loan

Việt Nam nhập siêu 7,5 tỷ USD hàng hóa từ Đài Loan

Nửa đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Đài Loan (Trung Quốc) đạt 13 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 7,5 tỷ USD hàng hóa từ thị trường này, cao hơn cùng kỳ 1,07 tỷ USD.
Phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ nông nghiệp

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm “Cơ hội tiềm năng của ngành nông nghiệp Việt Nam và khả năng hợp tác Việt Nam – Đài Loan trong phát triển chuỗi nông sản”.
Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam có mức cao nhất 22 tháng

Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam có mức cao nhất 22 tháng

Tháng 6/2024, giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 1.608,9 USD/tấn, là mức cao nhất kể từ tháng 8/2022 đến nay.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước này khi chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu cao su.
Đức tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm chung

Đức tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm chung

Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hóa từ thế giới của Đức sụt giảm thì hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này vẫn ghi nhận đà tăng trưởng tốt.
Diễn biến các thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam nửa đầu năm 2024

Diễn biến các thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam nửa đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 3.569,3 USD/tấn, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm trước.
Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Indonesia

Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Indonesia

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Indonesia đạt 2,97 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Thị trường Mỹ chiếm 26% lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam

Thị trường Mỹ chiếm 26% lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 353.528 tấn hạt điều đến 33 thị trường, tăng 26% về lượng so với cùng kỳ năm trước.
Hàng Việt Nam tại Trung Đông chịu sự cạnh tranh từ Trung Quốc, Thái Lan

Hàng Việt Nam tại Trung Đông chịu sự cạnh tranh từ Trung Quốc, Thái Lan

Trung Đông là thị trường tiềm năng cho sản phẩm Halal nói riêng và nông sản, thực phẩm nói chung, tuy nhiên doanh nghiệp Việt đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan....
Hơn 700.000 tấn gạo được Việt Nam xuất sang Indonesia trong nửa đầu năm 2024

Hơn 700.000 tấn gạo được Việt Nam xuất sang Indonesia trong nửa đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 712.438 tấn gạo sang Indonesia với giá trung bình đạt 623,7 USD/tấn.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024

Lễ hội Sen Hà Nội 2024 sẽ chính thức khai mạc vào 20h hôm nay (12/7) tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội).
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang khối ASEAN giảm 17% về kim ngạch, trong đó Thái Lan là thị trường có giá trị lớn nhất trong khối.
Sắp diễn ra Hội thảo xuất khẩu sản phẩm nông sản Halal vào Trung Đông

Sắp diễn ra Hội thảo xuất khẩu sản phẩm nông sản Halal vào Trung Đông

Hội thảo là dịp để doanh nghiệp tìm hiểu về tiềm năng, cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal vào Trung Đông, từ đó mở rộng xuất khẩu vào thị trường này.
Thương mại Việt Nam - Lào đạt gần 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

Thương mại Việt Nam - Lào đạt gần 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

Theo Mekong ASEAN tính toán từ số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2024 thương mại Việt Nam – Lào tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 927 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập siêu 349 triệu USD.
Thương mại Việt Nam – ASEAN tăng gần 12% trong nửa đầu năm 2024

Thương mại Việt Nam – ASEAN tăng gần 12% trong nửa đầu năm 2024

Mekong ASEAN tính toán từ số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu năm 2024 thương mại Việt Nam – ASEAN đạt mức 40 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng gì nhiều nhất từ Nga?

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng gì nhiều nhất từ Nga?

Nửa đầu năm 2024, Việt Nam chi 1,17 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Nga, tương ứng tăng 46% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
ĐBSCL xuất siêu 6,6 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu năm 2024

ĐBSCL xuất siêu 6,6 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu năm 2024

Mekong ASEAN tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng ĐBSCL đạt 19,5 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 6,6 tỷ USD.
Doanh nghiệp nào xuất khẩu nhiều nghêu nhất sang EU?

Doanh nghiệp nào xuất khẩu nhiều nghêu nhất sang EU?

Một doanh nghiệp chiếm tới 25% tỷ trọng giá trị xuất khẩu nghêu của Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024.
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Nga

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Nga

Nửa đầu năm 2024, các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Nga lần lượt là dệt may, cà phê, điện tử...
FTA tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga

FTA tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu vào Nga

Sáng 8/7, tại Hà Nội, Trung tâm Xuất khẩu Moscow, Nga tổ chức Hội nghị kết nối giao thương Việt - Nga.
Lượng giảm nhưng giá nhập khẩu bông từ Trung Quốc vẫn cao nhất

Lượng giảm nhưng giá nhập khẩu bông từ Trung Quốc vẫn cao nhất

Trong số các thị trường nhập khẩu bông chính của Việt Nam, giá nhập trung bình từ thị trường Trung Quốc đang có mức cao nhất, lên tới 3.832 USD/tấn.
Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Chứng chỉ Halal mở cánh cửa rộng hơn vào thị trường Malaysia

Bên cạnh những lợi thế về thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đối mặt với những khó khăn nhất định tại thị trường Malaysia, bao gồm vấn đề về chứng chỉ Halal, về văn hóa tiêu dùng và áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác...
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, đứng sau là Mỹ, Hà Lan, Iraq...
Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa đưa ra hai kịch bản giá cà phê trong bối cảnh dự kiến La Nina có thể thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam.
Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Tổng thương mại hàng hóa của Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,7%, lên mức 1,158 nghìn tỷ RM (tương đương khoảng 250 tỷ USD).
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm trong quý 3

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm trong quý 3

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến 15/6/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc & Hong Kong đạt 295 triệu USD, tăng 19% YoY.
Xem thêm