BVSC: Mức mất giá của VND có thể lên cao nhất tới 4% trong năm 2022

TỶ GIÁ Việt nAM
08:16 - 25/09/2022
BVSC: Mức mất giá của VND có thể lên cao nhất tới 4% trong năm 2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo các chuyên gia Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), rủi ro đối với đồng VND từ giờ đến cuối năm nếu có vẫn sẽ đến từ diễn biến của đồng USD với mức mất giá có thể lên cao nhất tới 4% trong năm 2022, nhưng vẫn là đồng tiền ổn định.

VND đã mất giá 3,67% so với USD kể từ đầu năm

Trước áp lực khó kìm hãm từ lạm phát, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, tạo áp lực khiến nhiều đồng tiền khác mất giá, bao gồm VND.

Theo báo cáo cập nhật tỷ giá USD/VND mới đây, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết tính tới ngày 22/9/2022, đồng VND của Việt Nam đã mất giá 3,67% kể từ đầu năm, nhưng vẫn nằm trong số những đồng tiền có biến động ổn định nhất so với đồng USD.

Các chuyên gia cũng cho rằng VND duy trì được sự ổn định nhờ Việt Nam duy trì được vĩ mô ổn định, triển vọng tăng trưởng tích cực và lạm phát vẫn đang ở mức thấp.

Trong bối cảnh đồng tiền của nhiều nước mất giá, tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, việc đồng VND giảm trên 3% cũng là một yếu tố hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Diễn biến một số đồng tiền các nước EMs so với USD (ngày 22/9/2022 so với cuối năm 2021).

Diễn biến một số đồng tiền các nước EMs so với USD (ngày 22/9/2022 so với cuối năm 2021).

Chỉ số tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa (NEER) và chỉ số tỷ giá hiệu dụng thực (REER) của VND kể từ nửa sau năm 2021 tới nay vẫn đang duy trì trên mức 100. Điều này cho thấy trên thực tế đồng VND của Việt Nam vẫn đang có sức khỏe tốt và lên giá so với các đồng tiền của các nước đối tác thương mại chính, BVSC nhận định.

Ngoài ra, so với quá khứ, bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng tốt hơn rất nhiều, với tăng trưởng GDP được duy trì liên tục trong các năm (kể cả giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19), lạm phát ở mức dưới 4% từ năm 2015 tới nay, thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ/GDP được duy trì ở mức thấp.

Rủi ro đối với VND từ giờ đến cuối năm vẫn sẽ đến từ diễn biến của đồng USD

Tuy vậy, theo các chuyên gia của BVSC, rủi ro đối với đồng VND từ giờ đến cuối năm nếu có vẫn sẽ đến từ diễn biến của đồng USD. Chỉ số DXY tiếp tục tăng giá mạnh khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải nâng lãi suất nhiều hơn dự tính và lạm phát của Mỹ không thể kiểm soát được.

Chuyên gia cho rằng chỉ số DXY hiện tại dường như đã phản ánh những thông tin có thể sẽ xảy ra như Fed nâng lãi suất thêm 1,25 điểm % tới cuối năm 2022 và thêm 0,25 điểm trong năm 2023. Nếu Fed có quyết định tăng cao hơn mức kỳ vọng hiện nay có thể tác động tới xu hướng tăng của đồng USD.

Ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quyết định đối với các lãi suất điều hành, theo đó các loại lãi suất điều hành (lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn) và trần lãi suất huy động của các kỳ hạn ngắn đã được điều chỉnh tăng.

"Quyết định nâng mặt bằng lãi suất ở thời điểm hiện tại của NHNN là bước đi phù hợp với thực tế khi đã có hơn 90 ngân hàng trung ương nâng lãi suất điều hành. Mặt bằng lãi suất huy động tăng sẽ giúp đồng thời duy trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô," báo cáo nhận định.

Với bối cảnh trên, BVSC cho rằng mức mất giá của VND có thể lên cao nhất tới mức 4% trong năm 2022, nhưng mức mất giá ở thời điểm hiện tại đã nằm trong vùng cao nhất của năm.

Đối với năm 2023, khi lãi suất điều hành của Fed đạt đỉnh, đồng USD ổn định hơn, diễn biến của VND sẽ trở lại quỹ đạo ổn định của các năm trước trong biên độ +/- 2%, các chuyên gia dự báo.

Đồng quan điểm, Trong báo cáo "Tăng lãi suất và những tác động lên dự báo vĩ mô" công bố ngày 22/9 của Chứng khoán VNDirect, các chuyên gia cũng cho rằng tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục chịu áp lực trong những tháng cuối năm 2022 do đồng USD neo cao khi Fed duy trì lộ trình tăng lãi suất. Dự báo tỷ giá USD/VND có thể mất giá khoảng 3,5-4% so với đồng USD trong năm 2022.

Trong khi đó, các chuyên gia của SSI Research lạc quan hơn khi nhấn mạnh trong báo cáo gần đây: "Về cuối năm, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung ngoại tệ sẽ tích cực hơn theo yếu tố mùa vụ, đến từ hoạt động xuất-nhập khẩu và kiều hối. Trong năm 2022, sức ép lên tỷ giá vẫn còn và có thời điểm VND có thể mất 2,5%-3% so với USD, nhưng có thể tình hình sẽ dịu bớt vào cuối năm khi đà tăng lãi suất của Fed có thể đi vào giai đoạn cuối và rủi ro về tăng trưởng hoặc lạm phát của kinh tế thế giới có thể được nhìn nhận rõ ràng hơn".

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.