Các rào cản trong sử dụng nguyên liệu tái chế nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh tài nguyên hữu hạn và các mối lo ngại về khí hậu ngày càng trở nên nóng, việc tái sử dụng chất thải trong một sản phẩm mới là một hướng đi giúp thế giới tiến lên con đường xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2030, trong đó, tầng lớp người tiêu dùng trung lưu sẽ chiếm 1/3 tức 3 tỷ người. Là động lực chi tiêu chính của nền kinh tế, sự gia tăng này sẽ đặt áp lực khổng lồ lên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được ra đời với mục tiêu xây dựng một hệ thống công nghiệp có thể phục hồi hoặc tái tạo theo ý định. Điều này cũng tương đương với việc khái niệm “kết thúc vòng đời sử dụng” sẽ bị loại bỏ hoàn toàn và khái niệm "sử dụng năng lượng tái tạo" sẽ lên ngôi.

Mục tiêu chính của kinh tế tuần hoàn không phải là tái chế rác thải mà là thiết kế ra sản phẩm nguyên bản bền vững hơn.
Mục tiêu chính của kinh tế tuần hoàn không phải là tái chế rác thải mà là thiết kế ra sản phẩm nguyên bản bền vững hơn.

Cụ thể trong một nền kinh tế tuần hoàn, không có bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra sẽ trở thành chất thải. Bằng cách loại bỏ hóa chất độc hại và sử dụng thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống cũng như mô hình kinh doanh, loài người có thể dần dần đặt dấu chấm hết cho nền kinh tế tuyến tính tạo ra rác thải của chúng ta hiện tại.

Kinh tế tuần hoàn thực sự sẽ hướng chúng ta tới việc thiết kế các sản phẩm thượng nguồn bền vững hơn thay vì hướng tới thu hồi và tái sử dụng chất thải. Bản thân việc tái sử dụng các vật liệu có nguồn gốc từ chất thải có thể đóng vai trò hỗ trợ bằng cách kết nối các chuỗi giá trị thượng nguồn và hạ nguồn của sản phẩm.

Điều này có thể dẫn đến những cải tiến trong thiết kế sản phẩm, từ đó giúp việc khôi phục các thành phần và vật liệu để tái sử dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra, các sản phẩm này có thể khuyến khích sự phát triển của các thị trường xanh hơn và nâng cao nhận thức về các lựa chọn bền vững mới.

Trên hết, tiềm năng của mô hình kinh tế này trong việc đổi mới, tạo ra thêm nhiều việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế là vô cùng tích cực. Các ước tính của nhiều tổ chức đã chỉ ra rằng cơ hội này có thể trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng vật liệu tái chế có chất lượng kém hơn vật liệu nguyên chất. Trên thực tế, khái niệm “chất lượng” còn tùy thuộc vào việc sử dụng. Trên hết, do các quy trình công nghiệp hiện tại được thiết kế và hiệu chỉnh chỉ để sử dụng nguyên liệu thô nên việc sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc thu hồi có thể phá vỡ chuỗi giá trị.

Nhưng điều trên không có nghĩa các nhà sản xuất sẽ không thu được giá trị từ việc sử dụng nguyên liệu thu hồi. Để có thể đạt được trạng thái này, nền công nghiệp sản xuất cần vượt qua 5 rào cản chính.

Bê tông tái chế. Ảnh: ABC News
Bê tông tái chế. Ảnh: ABC News

Sự ô nhiễm và biến đổi của sản phẩm

Cốt liệu bê tông tái chế (RCA) là một ví dụ về một sản phẩm có thể thay thế cốt liệu tự nhiên trong ngành xây dựng. Tuy nhiên khi sản xuất bê tông, chất thải thường được tập trung thành dòng hỗn hợp có mức độ ô nhiễm cao và tính chất đa dạng. Chất lượng của sản phẩm tái chế do đó có thể dao động và không phải lúc nào cũng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu thô thông thường.

Để bước tái chế có thể diễn ra thuận lợi, mục đích sử dụng cụ thể cho vật liệu tái chế cần phải được xác định ở giai đoạn thiết kế sản phẩm trước. Ví dụ, hầu hết bê tông bị phá dỡ hiện được tái chế để sản xuất bê tông nghiền chứa cốt liệu thô, xi măng mịn, các hạt vữa, gạch vụn, gạch và các chất gây ô nhiễm khác. Bê tông nghiền này được sử dụng để thay thế đất đá khi xây dựng đường xá và do đó được coi là một chu kỳ đi xuống bởi vật liệu tái chế có giá trị hàng hóa thấp hơn.

Để nâng giá trị, dòng nguyên liệu tái chế từ một số nguyên liệu hỗn hợp với phạm vi chất lượng hợp lý phải trải qua quá trình lọc nghiêm ngặt để đủ điều kiện làm nguyên liệu thô trong một quy trình sản xuất khác. Các hoạt động này cùng với nhu cầu giữ biên độ an toàn cao hơn đã làm tăng chi phí sử dụng vật liệu tái chế cho các doanh nghiệp sản xuất.

Nhằm giải quyết rào cản này, tiến sĩ Mayuri Wijayasundara từ Đại học Deakin cho biết, việc phân tách cẩn thận chất thải tại nguồn phát sinh, quản lý dữ liệu và theo dõi dọc theo chuỗi giá trị là các biện pháp hữu hiệu.

Bắt kịp nhu cầu để nguyên liệu tái chế trở thành nguồn nguyên liệu ổn định thay thế nguyên liệu thô trong chuỗi cung ứng. Ảnh: Shutterstock
Bắt kịp nhu cầu để nguyên liệu tái chế trở thành nguồn nguyên liệu ổn định thay thế nguyên liệu thô trong chuỗi cung ứng. Ảnh: Shutterstock

Duy trì nguồn cung liên tục

Việc theo kịp nhu cầu khi nguyên liệu tái chế trở thành nguyên liệu thô trong một chuỗi cung ứng khác là một thách thức. Để có thể đáp ứng cung và cầu của 2 chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất sẽ phải lập kế hoạch hàng tồn kho cẩn thận để tránh cung cấp thiếu hoặc thừa – từ đó gián tiếp dẫn tới chi phí giữ hàng tồn kho gia tăng.

Ngoài ra, việc thiết kế các quy trình sản xuất để có thể chuyển sang sử dụng nguyên liệu thô trong quá trình gián đoạn nguồn cung cũng sẽ dẫn đến việc sử dụng tài sản dưới mức thấp và làm tăng chi phí vốn lưu động. Do đó, quản lý dữ liệu chặt chẽ cùng hợp tác với các đối tác cung cấp là chìa khóa để vượt qua rào cản này.

Sửa đổi quy trình sản xuất

Nếu trong trường hợp các đặc tính của vật liệu mới khác với đặc tính của vật liệu nguyên chất hoặc vật liệu truyền thống, bản thân quá trình sản xuất có thể sửa đổi để trở nên phù hợp. Ví dụ như một nhà sản xuất muốn sử dụng bê tông tái chế có chứa vữa xi măng còn sót lại trên bề mặt, họ sẽ cần có khả năng quản lý sự gia tăng hấp thụ nước.

Ngoài ra nếu nguyên liệu tái chế thay thế một phần nguyên liệu thô truyền thống trong sản phẩm này, nhà sản xuất sẽ cần xây dựng cơ sở hạ tầng mới để xử lý dòng nguyên liệu bổ sung. Những thay đổi này thường tốn kém nhiều vốn và cần tới các khoản đầu tư.

Ví dụ, các công cụ và phương pháp mới sẽ trở nên trọng yếu trong mô hình hóa và đánh giá một cách toàn diện những bất ổn về cung và cầu liên quan đến việc sử dụng vật liệu tái chế. Đồng thời, việc có được dữ liệu chính xác về chất lượng và số lượng của các luồng nguyên liệu đến sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp giải thích cho bất kỳ khoản đầu tư nào vào việc mở rộng quy trình.

Nhu cầu thị trường ổn định là yếu tố quan trọng giúp tăng quy mô và năng suất cạnh tranh của các sản phẩm xanh. Ảnh: Greendiary
Nhu cầu thị trường ổn định là yếu tố quan trọng giúp tăng quy mô và năng suất cạnh tranh của các sản phẩm xanh. Ảnh: Greendiary

Giải quyết vấn đề nhu cầu thiếu ổn định

Đối với nền kinh tế tuần hoàn, nhu cầu không ổn định là một vấn đề lớn khác. Nếu các nhà sản xuất chuyển thêm chi phí và rủi ro khi cung cấp một sản phẩm xanh hơn cho thị trường thì nhu cầu đối với sản phẩm đó có thể không đủ cao để tạo ra một thị trường ổn định.

Chính nguy cơ bất ổn này sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy do dự khi muốn mở rộng quy mô hoạt động để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cần thiết. Việc tạo ra một lực kéo thị trường ổn định và nhất quán do đó sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất sử dụng vật liệu tái chế sự ổn định cần thiết để hoạt động, cũng như tăng năng suất để cạnh tranh.

Điều chỉnh các chương trình khuyến khích

Các tổ chức sản xuất truyền thống thường sử dụng các quy trình tiêu chuẩn hóa để giúp quá trình sản xuất hiệu quả hơn trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sự ra đời của các vật liệu thay thế mới có nguồn gốc từ chất thải, thu hồi hoặc tái chế có thể phá vỡ các quy trình đã được tiêu chuẩn hóa hoặc tối ưu hóa cao này.

Các chỉ số hiệu suất chính (KPI) của nhân viên sản xuất thường gắn liền với việc hạn chế các thay đổi trong quy trình sản xuất do khuyến khích nhân viên duy trì hiện trạng theo cách này làm tăng năng suất và thúc đẩy đạt được các mục tiêu sản xuất. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại khó duy trì được khi sử dụng vật liệu tái chế hoặc thu hồi.

Trừ khi các kế hoạch khuyến khích truyền thống được thay đổi để cho phép những gián đoạn này trở thành những đổi mới hoặc một phần của sáng kiến xanh rộng lớn hơn, hệ thống hiệu suất truyền thống vẫn sẽ không thể dung hòa loại thay đổi hoặc chuyển đổi này.

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đồng chủ trì Đối thoại Doanh nghiệp cấp cao Việt - Nga do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển kinh tế Nga phối hợp tổ chức.
Các thương hiệu F&B của Trung Quốc 'đổ bộ' thị trường ASEAN

Các thương hiệu F&B của Trung Quốc 'đổ bộ' thị trường ASEAN

Khi cuộc cạnh tranh trong nước nóng lên, các thương hiệu thực phẩm và đồ uống (F&B) của Trung Quốc như Mixue, Luckin Coffee, Haidilao,... đang nhanh chóng mở rộng sang Đông Nam Á, theo Momentum Works.
Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Công ty năng lượng sạch của Australia - Pure Hydrogen đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc phát triển các dự án năng lượng sạch, cung cấp nhiên liệu hydro (H2) tại Úc và thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương thông qua việc sản xuất H2 phát thải thấp, trong đó có Việt Nam.
Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Trong 11 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu hàng hóa sang EU thu về hơn 4 tỷ USD tỷ USD, chiếm hơn 83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa nước này và Liên minh châu Âu.
Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Hai hãng xe Honda và Nissan của Nhật Bản đang thảo luận để thành lập một công ty mẹ chung, nhằm chia sẻ tài nguyên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc tham gia các dự án cầu tại Hà Nội và các đường sắt đô thị.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024.
Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang nhân chuyến thăm làm việc lần thứ hai tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Từ ngày 5-7/12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E, Hà Nội diễn ra triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Vietnam Medipharm Expo 2024.
Apple phải đầu tư một tỷ USD để được bán iPhone 16 tại Indonesia

Apple phải đầu tư một tỷ USD để được bán iPhone 16 tại Indonesia

Bộ trưởng Đầu tư Indonesia Rosan Roeslani yêu cầu Apple đầu tư ít nhất một tỷ USD nếu muốn gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại quốc gia này.
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Mở đầu cho các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản.
Cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp quà tặng, đồ gia dụng

Cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp quà tặng, đồ gia dụng

Triển lãm quốc tế Quà tặng và Đồ gia dụng Việt Nam - IGHE 2024 là sự kiện xúc tiến thương mại hàng đầu về hai lĩnh vực này tại Việt Nam.
Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp một số tập đoàn lớn của Singapore.
Người tiêu dùng đang thay đổi suy nghĩ về xe điện

Người tiêu dùng đang thay đổi suy nghĩ về xe điện

Thị trường xe điện tại Việt Nam có thể đạt quy mô 5-7 tỷ USD sau 5 năm nữa, kích thích cơ hội đầu tư vào các cơ sở sản xuất linh kiện chuyên dụng, mang lại cơ hội cho nhà cung cấp trong nước cũng như nước ngoài.
Đề nghị doanh nghiệp Mỹ gia tăng hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam

Đề nghị doanh nghiệp Mỹ gia tăng hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng nêu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ với chủ đề "Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung", sáng 27/11 tại Hà Nội.
Tổng thống Bulgaria đề nghị VinFast sớm nghiên cứu hợp tác, đầu tư

Tổng thống Bulgaria đề nghị VinFast sớm nghiên cứu hợp tác, đầu tư

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev mời VinFast nghiên cứu phương án hợp tác, đầu tư vào Bulgaria như bán xe tại thị trường, đặt cơ sở sản xuất linh kiện, sản xuất xe tại Bulgaria.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Trung Quốc nhập khẩu cao su nhiều nhất từ Thái Lan

Trung Quốc nhập khẩu cao su nhiều nhất từ Thái Lan

Thái Lan hiện là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Trung Quốc với 1,77 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2024, tương ứng chiếm 33% tổng lượng nhập khẩu của quốc gia này.
Thương mại Campuchia - Việt Nam tăng hơn 21% trong 10 tháng

Thương mại Campuchia - Việt Nam tăng hơn 21% trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Campuchia – Việt Nam đạt 6,42 tỷ USD, tăng 21,7% ​​so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Malaysia đến đầu tư

Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Malaysia đến đầu tư

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành.
Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Trưa 16/11 (giờ địa phương) nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Chiều ngày 13/11 (giờ địa phương), Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chiều 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024.
Ford Việt Nam tung nhiều ưu đãi trong tháng 11

Ford Việt Nam tung nhiều ưu đãi trong tháng 11

Trong tháng 11/2024, Ford Việt Nam và hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai chương trình khuyến mại “Đại tiệc sale”.
Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.
Hưng Yên đẩy mạnh phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực

Hưng Yên đẩy mạnh phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực

Sáng 8/11 Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Campuchia phê duyệt 31 dự án đầu tư trong tháng 10

Campuchia phê duyệt 31 dự án đầu tư trong tháng 10

Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) đã phê duyệt 31 dự án đầu tư và mở rộng sản xuất mới trong tháng 10/2024 với tổng vốn hơn 226 triệu USD và dự kiến ​​tạo ra khoảng 16.000 việc làm mới.
Tạo đột phá trong hợp tác với CLMV để vươn lên trong kỷ nguyên phát triển mới

Tạo đột phá trong hợp tác với CLMV để vươn lên trong kỷ nguyên phát triển mới

Chiều 7/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11.
Đề nghị Trung Quốc nghiên cứu triển khai khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Đề nghị Trung Quốc nghiên cứu triển khai khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Thông tin trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường ngày 7/11, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8.
T&T Group và JTA hợp tác phát triển khu liên hợp thể thao và công viên Disneyland

T&T Group và JTA hợp tác phát triển khu liên hợp thể thao và công viên Disneyland

Ngày 31/10, T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án khu liên hợp thể thao đa năng và công viên giải trí theo mô hình Disneyland tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal

Đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal

Thủ tướng mong muốn Qatar chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất chế biến thực phẩm Halal qua đó đóng góp vào gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước.
FPT khai trương trụ sở Trung Đông

FPT khai trương trụ sở Trung Đông

Chiều 30/10 (giờ địa phương), Tập đoàn FPT khai trương trụ sở vùng Trung Đông đặt tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia.
Thêm nhiều doanh nghiệp Saudi Arabia quan tâm cơ hội hợp tác với Việt Nam

Thêm nhiều doanh nghiệp Saudi Arabia quan tâm cơ hội hợp tác với Việt Nam

Tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp này sớm đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác về giống, công nghệ, phân bón, ngành thực phẩm Halal cũng như các dự án cơ sở hạ tầng.
Xem thêm