CASA tại Techcombank tăng trở lại sau 4 quý

NGÂN HÀNG Việt nAM
07:43 - 25/07/2023
CASA tại Techcombank tăng trở lại sau 4 quý
0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo tài chính quý 2/2023 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) ghi nhận điểm sáng về tiền gửi không kỳ hạn (CASA) khi chứng kiến đà tăng trở lại, đạt gần 35% cuối quý, đánh dấu sự hồi phục sau 4 quý sụt giảm liên tục.

Số dư tiền gửi của khách hàng tại Techcombank đạt 381.900 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số dư CASA đạt 133.400 tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước, và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngân hàng cũng kỳ vọng CASA sẽ cải thiện trong suốt 6 tháng còn lại của năm 2023 do lãi suất đã bắt đầu ổn định trở lại và việc tăng trưởng CASA vẫn là một trọng tâm quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Techcombank.

Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng này đạt 248.600 tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ và giảm 5,6% so với cuối quý trước).

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại Techcombank trong quý 2/2023 tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại Techcombank trong quý 2/2023 tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại bảng cân đối kế toán, tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Techcombank đạt 732.500 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm trước. Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt đạt 8,5% và 6,6% so với đầu năm.Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,1%.

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, bao gồm cho vay ký quỹ của Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) giảm 6,7% so với quý 1/2023. Mặt khác, dư nợ cho vay ký quỹ tại TCBS tăng 7,1% so với quý trước khi thanh khoản trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu bắt đầu quay trở lại.

Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần (NII) tại Techcombank đạt 12.800 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái, biên lãi thuần (NIM, tính trong 12 tháng gần nhất) cũng giảm.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.400 tỷ đồng, với đóng góp nổi bật từ thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 995 tỷ đồng (tăng 53,4% so với cùng kỳ).

Techcombank cũng ghi nhận 1.061 tỷ đồng thu nhập từ các hoạt động khác, không bao gồm hoàn nhập dự phòng, so với 43 tỷ đồng chi phí thuần tại cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, chi phí hoán đổi giảm cũng như khoản 731 tỷ đồng thu được từ việc thanh lý trụ sở cũ tại Hà Nội vào quý 1/2023. Chi phí hoạt động giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ, xuống mức 6.000 tỷ đồng.

Kết quả lợi nhuận trước thuế tại Techcombank đạt 5.649 tỷ đồng trong quý 2, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 1/2023. Lũy kế 6 tháng ngân hàng đạt 11.272 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương hơn 51% so với kế hoạch đặt ra cả năm (22.000 tỷ đồng).

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank dừng ở mức 1,07% cuối quý 2, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 115,8%.

Techcombank cho biết nợ xấu tăng nhẹ chủ yếu từ nhóm khách hàng bán lẻ do tăng trưởng dư nợ cho vay không thế chấp của ngân hàng. Cùng với đó là việc kinh tế tăng trưởng chậm lại và khó khăn của ngành bất động sản; tác động từ phân loại lại nợ theo Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), chủ yếu liên quan đến dư nợ vay mua nhà tại các ngân hàng khác.

Nếu loại bỏ tác động của CIC, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này được kiểm soát ở mức 0,9%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.