Chính phủ ban hành chương trình hành động về Quy hoạch tổng thể quốc gia

Nhiệm vụ trọng tâm là hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế và các cực tăng trưởng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 16/6 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch này.

Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại.

Bên cạnh đó, bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước; môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển toàn diện nguồn nhân lực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030

Phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của Quy hoạch tổng thể quốc gia đến năm 2030, trong đó, về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 50%.

Phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển 2 vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với 2 cực tăng trưởng là Hà Nội và TP HCM, hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Mộc Bài - TP HCM - Biên Hoà - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.

Phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; phấn đấu từ 3-5 đô thị ngang tầm khu vực và quốc tế. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững và gắn với đô thị hoá; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 90%, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, bao gồm các trục giao thông đường bộ Bắc - Nam, các trục giao thông Đông - Tây quan trọng, phấn đấu có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyển quốc tế, các cảng hàng không quốc tế lớn, các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển lớn, đường sắt đô thị nhằm giảm thiểu chi phí logistics.

Phấn đấu xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao trên tuyến Bắc - Nam; phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa về đường sắt tốc độ cao.
Ảnh minh họa về đường sắt tốc độ cao.

Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng

Nhiệm vụ trọng tâm là hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở nâng cao năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, gắn với không gian phát triển mới.

Phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia. Lựa chọn một số địa bàn, đô thị, vùng có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Đồng thời có cơ chế, chính sách, nguồn lực phù hợp để bảo đảm an sinh xã hội và từng bước phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, góp phần ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển; kết nối hiệu quả các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng; kết nối hiệu quả với các hành lang kinh tế của khu vực và thế giới. Phát triển các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.

Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các vùng động lực, phát triển các hành lang kinh tế ưu tiên

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó, về cơ chế, chính sách xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quy hoạch. Xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng tăng cường phân cấp huy động, sử dụng nguồn lực đầu tư ở trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương cùng đầu tư ngân sách vào các hạ tầng dùng chung, hạ tầng liên kết vùng, các công trình hạ tầng kết nối giữa các trung tâm phát triển của địa phương với hệ thống hạ tầng quốc gia.

Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các vùng động lực, phát triển các hành lang kinh tế ưu tiên; cơ chế, chính sách ưu đãi, đầu tư và khai thác có hiệu quả các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo mô hình tiên tiến trên thế giới.

Xây dựng chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cơ sở đào tạo các ngành ưu tiên gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học, công nghệ; chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành ưu tiên và các địa phương trong các vùng động lực.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế, đất đai, đầu tư, tín dụng đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Hoàn thiện chính sách thu NSNN đối với đất đai, tài sản, tài nguyên; cơ chế khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đổi mới mạnh mẽ chính sách và cách thức thu hút đầu tư nước ngoài

Về thu hút đầu tư phát triển, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch.

Đổi mới mạnh mẽ chính sách và cách thức thu hút đầu tư nước ngoài và chuẩn bị đồng bộ các điều kiện như hạ tầng, thể chế, nhân lực... để tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài phục vụ cho các mục tiêu phát triển.

Định hướng thu hút các doanh nghiệp lớn có uy tín và năng lực tài chính, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới đầu tư vào địa bàn các vùng động lực, hình thành những cụm liên kết ngành, tạo sức lan tỏa lớn, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế trong nước.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ, từng bước phát triển khu vực khó khăn thông qua xây dựng hạ tầng kết nối khu vực khó khăn với các hành lang kinh tế, kết nối các khu vực biên giới khó khăn với phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

"Người dân và doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục thể hiện sự quan tâm lớn đến Việt Nam, một quốc gia liên tục duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững,” Trưởng đại diện JICA Việt Nam, ông Sugano Yuichi bày tỏ.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng và kiên trì đối thoại, có tính đến quan tâm và lợi ích của nhau cũng như lợi ích chung của khu vực và quốc tế.
Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Theo chỉ số tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser (Canada) công bố, Việt Nam có năm thứ 3 liên tiếp cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Cụ thể, điểm số tăng từ 6,17 năm 2019 lên 6,23 điểm năm 2022, thứ hạng tăng từ 123/165 lên hạng 99/165.
Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam đã, đang và sẽ tham vấn với Lào và Campuchia nhằm thúc đẩy hợp tác giữa ba nước vì lợi ích nhân dân ba nước và vì cộng đồng ASEAN, vì hợp tác phát triển khu vực.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước mới đạt 35,46%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước là 47,29%.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Liên nghị viện ASEAN (AIPA), đầu giờ chiều 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra trọng thể sáng 17/10 tại Thủ đô Hà Nội.
Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025

Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày 16/10 tổ chức tại Cần Thơ.
Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bên cạnh các các dự án đường bộ, các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai các dự án các sân bay, bến cảng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hành trình 35 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Nhìn lại để bước tiếp

Hành trình 35 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Nhìn lại để bước tiếp

Từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã trải qua gần 4 thập kỷ thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Dòng vốn này được đánh giá là một trong những trụ cột cho tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng: Phải 'thổi hồn' vào cây lúa

Thủ tướng: Phải 'thổi hồn' vào cây lúa

Thủ tướng yêu cầu "thổi sức sống mới" cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

Đó là một trong những yêu cầu được đề cập tại thông báo kết luận phiên họp thứ hai của Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam diễn ra vào chiều 14/10.
Kỳ họp thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng

Kỳ họp thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng

Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đều nhấn mạnh Kỳ họp thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của đất nước; thể chế hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 và tháo gỡ nhiều vướng mắc mà người dân, doanh nghiệp trông đợi.
VEPR: Với kịch bản cao, GDP năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu 7%

VEPR: Với kịch bản cao, GDP năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu 7%

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, trong kịch bản tăng trưởng cao, GDP cả năm dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới 7,0% mà Chính phủ đề ra cho năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10/2024.
Cảnh sát Mỹ phá âm mưu ám sát cựu Tổng thống Trump lần thứ 3

Cảnh sát Mỹ phá âm mưu ám sát cựu Tổng thống Trump lần thứ 3

Các nhân viên thực thi pháp luật Mỹ đã tiếp tục triệt phá âm mưu ám sát cựu Tổng thống Donald Trump - người có cuộc vận động tranh cử tại bang California, sau khi phát hiện một nghi phạm tàng trữ súng đã nạp đạn, nhiều hộ chiếu và biển số xe giả.
Động lực mới cho khơi thông nội lực, kết nối giao thương

Động lực mới cho khơi thông nội lực, kết nối giao thương

Quy hoạch tổng thể quốc gia được triển khai, đi vào thực tế đời sống mở ra không gian phát triển rộng rãi hơn, thông thoáng hơn cho từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp, cũng là cơ hội để Việt Nam và ASEAN thúc đẩy phát triển giao lưu thương mại, thu hút đầu tư từ các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Kết nối doanh nghiệp là một trong những trọng tâm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt  - Trung

Kết nối doanh nghiệp là một trong những trọng tâm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt - Trung

Chiều 13/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 13/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Đề nghị Việt Nam – Trung Quốc hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại

Đề nghị Việt Nam – Trung Quốc hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại

Hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp triển khai hiệu quả các văn kiện về hợp tác đường sắt, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại, cung cấp vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực để triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam: Thế hệ tiên phong trong kỷ nguyên dân tộc vươn mình

Doanh nghiệp Việt Nam: Thế hệ tiên phong trong kỷ nguyên dân tộc vươn mình

Song hành cùng khát vọng thịnh vượng của một quốc gia là đội ngũ doanh nghiệp “đầu tàu” có khả năng dẫn dắt và lan tỏa, tạo nên những thương hiệu quốc gia bền vững, mang trong mình khát vọng, hình ảnh của cả dân tộc.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Nhiều doanh nghiệp ASEAN bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh. Đồng thời phần lớn doanh nghiệp cảm thấy tự tin khi phát triển việc kinh doanh của họ tại Việt Nam.
Trao niềm tin và kỳ vọng sự dấn thân của cộng đồng doanh nghiệp

Trao niềm tin và kỳ vọng sự dấn thân của cộng đồng doanh nghiệp

Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là trao niềm tin, kỳ vọng sự dấn thân, cống hiến của giới tư nhân đối với phát triển của đất nước, hướng đến thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển năm 2025-2030 và tầm nhìn 2050.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tối 12/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45: Vững vàng phát triển, vững bước tương lai

Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45: Vững vàng phát triển, vững bước tương lai

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, với lịch trình dày đặc trong 4 ngày ở Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 60 hoạt động song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các đối tác.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 9 - 12/10/2024.
Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả.
Những địa phương tăng trưởng GRDP 2 chữ số 9 tháng năm 2024

Những địa phương tăng trưởng GRDP 2 chữ số 9 tháng năm 2024

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, những địa phương có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng trên 10%, gồm: Bắc Giang, Thanh Hoá, Lai Châu, Hà Nam, Điện Biên, Khánh Hòa.
Thủ tướng Nhật Bản: Sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng Nhật Bản: Sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
ASEAN - Mỹ thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy

ASEAN - Mỹ thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ ASEAN phòng, chống tội phạm mạng và lừa đảo trực tuyến, thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 lên 7,0%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 lên 7,0%

Những tín hiệu tích cực từ tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp trong quý 3 là những yếu tố chính khiến HSBC vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 7%, từ mức dự báo 6, % trước đó.
'Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU'

'Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU'

Đây là nội dung được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nêu tại buổi gặp mặt với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane Lào, chiều 10/10.
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Canada

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Canada

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào, chiều 10/10 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.
Xem thêm