Ảnh: DCM |
Cuộc họp sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Thành phần tham dự sẽ bao gồm tất cả các cổ đông sở hữu cổ phiếu DCM tại thời điểm ngày 11/5/2023 hoặc được người ủy quyền tham dự hợp lệ.
Trước đó, tại văn bản gửi HoSE ngày 15/3, Đạm Cà Mau cho biết sẽ gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 chậm nhất đến ngày 30/6. Nguyên nhân là do doanh nghiệp cần có đủ thời gian chuẩn bị các nội dung trình đại hội đồng cổ đông theo quy định.
Về tình hình kinh doanh, năm 2023, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu tài chính hợp nhất với 13.458 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 1.383 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 67% so với năm 2022.
Đạm Cà Mau đặt mục tiêu trong năm 2023 sản xuất 1,042 triệu tấn phân bón, sản lượng tiêu thụ đạt 1,23 triệu tấn. Riêng 2 tháng đầu năm 2023, Đạm Cà Mau đã sản xuất được 165.440 tấn phân bón và tiêu thụ 165.340 tấn. So với kế hoạch đề ra, Đạm Cà Mau đã hoàn thành 15% về sản lượng sản xuất và 13% về sản lượng tiêu thụ.
Trong giai đoạn trung và dài hạn từ 5-10 năm tới, doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh các dòng sản phẩm phân bón từ 6- 10%/năm, tùy theo cơ cấu sản phẩm cụ thể và tỷ trọng từng sản phẩm.
Tại thị trường trong nước, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu duy trì thị phần phân bón trong nước tối thiểu 10%/năm trên quy mô toàn quốc. Trong đó, ure duy trì tỷ lệ thị phần nội địa từ 30% - 35%/năm.
Về NPK, phấn đấu đáp ứng từ 5% - 10% thị phần trong nước và tập trung chiếm lĩnh thị trường mục tiêu trong nước ít nhất 20%/thị trường. Về các dòng sản phẩm phân bón khác, doanh nghiệp đặt mục tiêu đáp ứng từ 5% - 15% tùy theo phân khúc sản phẩm cụ thể.
Đạm Cà Mau sẽ tập trung vào các thị trường mục tiêu chiến lược tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ & Tây Nguyên và Campuchia.
Ngoài ra, Đạm Cà Mau cũng sẽ chủ động khai thác, xâm nhập các thị trường trong nước ở miền Trung và miền Bắc, đồng thời tại thị trường quốc tế là Đông Nam Á, Nam Á và Mỹ Latin.
Về doanh thu, doanh nghiệp đặt mục tiêu cải thiện tốc độ tăng trưởng từ 5-10% năm. Đồng thời, DCM phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong 5 doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hàng đầu Đông Nam Á về doanh thu.
Trên sàn chứng khoán, chốt phiên 24/4 giá cổ phiếu của DCM ở mức 23.350 đồng/cp, tăng 0,8% so với đáy ngắn hạn phiên 8/3 và giảm 48% so với đỉnh lịch sử 45.730 đồng/cp phiên 28/3/2022.
Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức được khởi công xây dựng vào năm 2008. Năm 2011, công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập. Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản xuất và tiêu thụ phân bón. Năm 2015, DCM chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.