Theo Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm, ước tỷ lệ giải ngân là gần 215.579 tỷ đồng đạt 28,63% kế hoạch và đạt 30,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 đạt 27,75%.
Trước đó, 5 tháng đầu năm, giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2023 đạt trên 152.543 tỷ đồng, đạt 20,26% kế hoạch và đạt 21,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy, số vốn đầu tư kế hoạch năm 2023 trong 6 tháng đầu năm đã tăng gần 10% so với tỷ lệ giải ngân của 5 tháng và tăng khá hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 đạt 25,68%.
Trong đó, có 9 bộ và 32 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 30%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang (52,81%), Đồng Tháp (50,28%), Long An (48,9%), Ngân hàng phát triển (100%), Ngân hàng Nhà nước (47,08%),...
Với Tiền Giang, 6 tháng đầu năm 2023, Tiền Giang đã giải ngân vốn đầu tư công trên 2.800 tỷ đồng, đạt khoảng 52,81% kế hoạch. Thời gian tới, Tiền Giang quyết tâm phấn đấu duy trì vị trí là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về giải ngân có hiệu quả vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, kết nối liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, để giải ngân nhanh vốn đầu tư công, Tiền Giang đã chú trọng giao vốn sớm cho các chủ đầu tư, nhà thầu từ cuối năm 2022. Cùng với đó, tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện của các dự án, công trình đã khởi công. Đối với các nhà thầu khi ký hợp đồng với chủ đầu tư thì triển khai thực hiện ngay, khắc phục mọi khó khăn đẩy nhanh tiến độ thi công.
37 bộ và 3 địa phương chỉ giải ngân được dưới 15% kế hoạch vốn
Mặt khác, số liệu Bộ Tài chính cũng cho thấy, hiện vẫn còn 39 bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó có 37 bộ và 3 địa phương chỉ giải ngân được dưới 15% kế hoạch vốn.
Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên, để đạt mục tiêu giải ngân đạt 95% kế hoạch vốn khi hết năm ngân sách vẫn cần rất nhiều sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính nhìn nhận.
Chia sẻ tại Tọa đàm Kinh tế vĩ mô giữa năm 2023 với chủ đề "Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới" ngày 11/7, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương cho rằng, với hơn 30 năm trải nghiệm qua các cải cách, diễn biến thăng trầm kinh tế Việt Nam, đây là thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Khó khăn càng đè nặng hơn khi chưa tìm thấy lối ra.
Về câu chuyện đầu tư công, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng không nên hy vọng tư nhân đầu tư vào thời điểm này, bởi lẽ không có động lực, không có cơ chế khuyến khích, tinh thần kinh doanh rất ảm đạm.
Vị chuyên gia cũng thừa nhận rằng nói đến đầu tư công là vấn đề "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", vì không phải bây giờ mới chậm, mà đã kéo dài nhiều năm nay. "Tất cả chúng ta đều biết nhưng vấn đề hiện nay là việc chậm này ngày càng trầm trọng hơn", ông nhấn mạnh.
Để gỡ khó, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng việc đầu tiên cần làm là hóa giải được cái gọi là "không ai muốn làm" nếu không thì việc chậm vẫn xảy ra, phải nêu rõ cách làm thế nào, ai làm.
"Tôi cho rằng muốn đẩy mạnh đầu tư công cần bỏ chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư, tất cả những dự án đầu tư công quan trọng đã có trong quy hoạch, qua rất nhiều vòng lựa chọn rồi thì nên cho triển khai ngay, khi có quyết định là tìm kiếm nhà đầu tư luôn chứ không đợi triển khai rồi mới tìm, như vậy sẽ mất 3 - 4 năm nữa', ông Cung nói.
Bên cạnh đó, theo ông Cung cũng nên xem lại một số quy định trong Luật Đầu tư và một số luật liên quan khác, từ đó bỏ đi những thứ đang kìm hãm hay ngăn cản trong việc đầu tư.
"Thậm chí, việc bỏ đi một khâu xin phép trong thủ tục là giảm đi một rủi ro đối với những công chức thực thi, bởi thực tế đã có nhiều vụ việc làm trái trái quy định gây thất thoát, hậu quả nghiêm trọng", ông Cung nhấn mạnh.
Về đầu tư công, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng không nên hy vọng tư nhân đầu tư vào thời điểm này, bởi lẽ không có động lực, không có cơ chế khuyến khích, tinh thần kinh doanh rất ảm đạm. Ông cũng thừa nhận rằng nói đến đầu tư công là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, vì không phải bây giờ mới chậm, mà đã kéo dài nhiều năm nay. Tất cả chúng ta đều biết giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng thực ra cải thiện đó không bền vững.
Vấn đề này, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, song theo TS. Nguyễn Đình Cung, việc đầu tiên cần làm là hóa giải được căn bệnh "sợ sai không dám làm", nếu không thì việc chậm vẫn xảy ra; phải nêu rõ cách làm thế nào, ai làm.
“Tôi cho rằng muốn đẩy mạnh đầu tư công cần bỏ chủ trương đầu tư trong Luật Đầu tư, tất cả những dự án đầu tư công quan trọng đã có trong quy hoạch, qua rất nhiều vòng lựa chọn rồi thì nên cho triển khai ngay, khi có quyết định là tìm kiếm nhà đầu tư luôn chứ không đợi triển khai rồi mới tìm, như vậy sẽ mất 3 - 4 năm nữa”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Bên cạnh đó, theo ông cũng nên xem lại một số quy định trong Luật Đầu tư, và một số luật liên quan khác, từ đó bỏ đi những thứ đang kìm hãm hay ngăn cản trong việc đầu tư.
Thậm chí, theo vị chuyên gia, việc bỏ đi một khâu xin phép trong thủ tục là giảm đi một rủi ro đối với công chức thực thi, làm giảm nguy cơ mắc vào tội làm trái quy định.