Đầu tư công: ‘Mệnh lệnh’ tăng trưởng kinh tế năm 2024

Năm 2024, chi tiêu đầu tư công tiếp tục được kỳ vọng là một động lực quan trọng hàng đầu, một sự kích thích không thể chần chừ đối với nền kinh tế, tạo dựng những hạ tầng cho phát triển.

TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Gánh vác tăng trưởng

Năm 2023, kế hoạch vốn ngân sách được Quốc hội giao gần 711.700 tỷ đồng, con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng hơn 130.000 tỷ so với 2022 và 250.000 tỷ đồng so với 2021.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê phát hành sáng 29/12, giải ngân vốn đầu tư công 625.300 tỷ đồng, bằng 85,3% kế hoạch năm và tăng 21,2% so với năm trước.

Giải ngân đầu tư công nổi lên như một điểm sáng trong năm 2023, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đối diện với nhiều thách thức cả từ bên ngoài và bên trong, các động lực chính của kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng.

Kết quả, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP quý 4/2023 đạt 6,72%. GDP cả năm đạt 5,05%. Trong đó ngành xây dựng tăng 7,06%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Con số ấy đã được hiện thực hóa bằng việc khởi công 26 dự án, công trình giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, rút ngắn thời gian khởi công 6 dự án quan trọng quốc gia một năm so với quy trình thủ tục thông thường.

Lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện khởi công đồng loạt theo hình thức trực tuyến 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2. Khởi công các dự án đường bộ cao tốc trục Đông - Tây, các tuyến Vành đai đô thị tại Hà Nội, TP HCM; Khởi công công trình nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga T3 cảng hàng không Tân Sơn Nhất...

Đặc biệt việc hoàn thành, đưa vào khai thác 20 dự án, riêng đường bộ cao tốc là 9 dự án dài 475km, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên gần 1.900 km.

Những công trình hạ tầng giao thông trọng yếu đang và sẽ góp phần tạo nên diện mạo mới khang trang và bề thế hơn cho hệ thống hạ tầng Việt Nam. Đồng thời, tạo nên những kết nối lớn cho thông thương quan hệ giữa các địa phương, vùng, miền, góp sức phát triển kinh tế Việt Nam năm 2024 và trong dài hạn.

Trong cuộc trao đổi với Mekong ASEAN nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, đối với kinh tế Việt Nam, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa mang tầm chiến lược, tạo sự lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong trung và dài hạn.

Theo ông Lâm, giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công có tác động trực tiếp và lan tỏa tới tăng trưởng kinh tế. Cứ giải ngân một đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,62 đồng vốn đầu tư ngoài Nhà nước. Đồng thời giải ngân vốn đầu tư công tăng 10% so với năm trước sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,6 điểm phần trăm.

Đầu tư công đã trở thành điểm sáng năm 2023, theo nhận định của ông Lâm. Ngay từ đầu năm, Chính phủ am hiểu tình hình, đánh giá cụ thể vai trò, mức độ tác động của từng động lực tăng trưởng đối với nền kinh tế. Với tinh thần đổi mới, thẳng thắn đề cập tới những tồn tại trong giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương, sát sao, cụ thể trong chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đó, nhiều công trình, dự án trọng điểm, liên vùng, có tác động lan tỏa được đẩy nhanh tiến độ triển khai. Nhiều dự án đường cao tốc liên kết các tỉnh, các vùng đã được rút ngắn thời gian thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng trước thời hạn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đầu tư công: ‘Mệnh lệnh’ tăng trưởng kinh tế năm 2024

Nhìn thẳng vào những điểm nghẽn

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên ở nhiều bộ, ngành, địa phương, mức độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, thậm chí có những địa phương vẫn "tha thiết" xin được hoàn trả lại vốn.

Việc xin trả lại vốn không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư công, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, mà còn ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng nguồn lực của quốc gia, hiệu quả của mỗi đồng vốn đầu tư.

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, thực trạng này là hệ quả của quy trình phân bổ vốn đầu tư dàn trải, theo "phương châm" tất cả đều được phân bổ để "cả làng cùng vui" mà chưa để ý tới thực trạng về môi trường pháp lý, thể chế, năng lực và khả năng hấp thụ vốn đầu tư của một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Điều này đã thể hiện qua công tác chuẩn bị đầu tư còn sơ sài, chất lượng chưa tốt; năng lực của một số Ban quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu yếu kém.

Chính vì vậy, tại Công điện số 749/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/8/2023 về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.

Bên cạnh đó, tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc phát sinh của các dự án, như biến động giá nguyên vật liệu dùng trong xây lắp; thiếu vật tư san lấp.

Cũng theo TS. Nguyễn Bích Lâm, cùng với tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn chậm, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công còn thấp, đây là việc cần tập trung giải quyết.

Theo IMF, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam có thể tăng thêm 23% nếu nâng hiệu suất quản lý; đồng thời nếu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư tăng 1 điểm phần trăm sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,1-0,12 điểm phần trăm.

Đầu tư công: ‘Mệnh lệnh’ tăng trưởng kinh tế năm 2024

Đầu tư công là mệnh lệnh tăng trưởng

Năm 2024 là năm tăng tốc để phấn đấu hoàn thành Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh việc dự báo tăng trưởng kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, những khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những khó khăn nội tại của nền kinh tế như sản xuất kinh doanh chưa phục hồi, sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn.

Nguồn vốn đầu tư công không chỉ là một trong những động lực quan trọng, một sự kích thích quan trọng có tác dụng lan tỏa tới các nguồn vốn khác, mà còn là “mệnh lệnh” để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Căn cứ dự toán năm 2024 được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 với tổng số tiền là 677.349 tỷ đồng (bằng 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023).

Theo ông Lâm, để phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư công trong nâng cao năng lực và thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ và các địa phương cần đổi mới, cải tiến công tác lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư công để mỗi dự án đầu tư công trở thành công trình hiệu quả.

Đặc biệt, Chính phủ cần xây dựng chiến lược, kế hoạch và chương trình đầu tư công phù hợp, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu đầu tư của từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Tập trung đầu tư vào các dự án lớn, xoá bỏ đầu tư dàn trải, giảm thiểu thời gian thực hiện dự án đầu tư để khẩn trương đưa các công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần cải thiện cơ chế quản lý đầu tư, tăng cường quản lý tài sản công, nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách. Đồng thời khẩn trương nâng cao năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, xây lắp.

Để khẩn trương giải ngân nhanh vốn đầu tư công, Chính phủ cần có giải pháp nhằm phát huy vai trò, gắn trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu bộ, cơ quan và địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công. Người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên.

Ông Lâm cho rằng, cần tạo dựng căn cứ pháp lý và có giải pháp xử lý vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB) theo hướng nên bố trí GPMB thành một dự án độc lập, được thực hiện với các quy định đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho việc triển khai dự án. Đồng thời các cơ chế và mức bồi thường GPMB phải thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi cho người dân khi di dời, tái định cư để có sự đồng thuận khi triển khai.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế điều chỉnh kịp thời định mức thầu, giá thầu và giá các loại vật tư, vật liệu xây lắp khi có biến động giá trên thị trường; đảm bảo đầy đủ, kịp thời vật liệu xây lắp, đắp nền.

Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Trước tình trạng bán thuốc tràn lan trên môi trường mạng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) bày tỏ tán thành việc quy định chặt chẽ về kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử; nhấn mạnh rằng các thuốc bán online phải là loại thuốc được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Chính phủ kiến nghị trình Quốc hội trong năm 2025 chưa xem xét tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công...
Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật bổ sung một số quy định để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn liên quan trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc, các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.
Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Phosay Sayasone, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào đang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 19-21/10.
Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Phiên họp ngày 22/10, Quốc hội nghe trình bày thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và thảo luận về một số dự thảo luật.
'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đánh giá dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nhưng phạm vi sửa đổi luật nên tập trung vào vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cương vị mới, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện sẽ nỗ lực hết mình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập trong 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023.
Năm 2025 tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Năm 2025 tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7 - 7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31 - 33 thế giới về quy mô GDP.
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, thảo luận 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết

Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, thảo luận 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn tại kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Hạ viện Malaysia sắp thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Hạ viện Malaysia sắp thăm chính thức Việt Nam

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-25/10/2024.
Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8, bầu Chủ tịch nước

Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8, bầu Chủ tịch nước

Theo chương trình dự kiến, tại ngày họp đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu nhân sự Chủ tịch nước theo quy định Hiến pháp, pháp luật.
Thống nhất nhận thức trong toàn Đảng về quyết tâm chính trị thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Thống nhất nhận thức trong toàn Đảng về quyết tâm chính trị thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Đây là nội dung được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu bật trong phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Đây là một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 được Thủ tướng Phạm Minh Chính nếu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, với tư duy đổi mới, các luật sắp tới sẽ rất ngắn nhưng vẫn đủ cơ sở pháp lý để quản lý tốt.
Những điểm mới của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Những điểm mới của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Kỳ họp sẽ khai mạc vào sáng 21/10.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc

Sáng 20/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại thẩm phán thứ nhất, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc Trương Quân, cùng Đoàn đại biểu Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Mười

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Mười

Sáng 20/10, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII.
Thủ tướng: 'Dứt khoát không để thiếu điện trong năm 2025'

Thủ tướng: 'Dứt khoát không để thiếu điện trong năm 2025'

Năm 2025, dự báo nhu cầu điện tăng khoảng 12-13%, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị dứt khoát không được để thiếu điện: Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã giải ngân 17 tỷ USD vốn FDI, cao nhất trong nhiều năm.
'Khẩn trương hỗ trợ người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh'

'Khẩn trương hỗ trợ người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh'

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh phục hồi sản xuất nông nghiệp, triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, nhất là ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi con bão số 3 như Quảng Ninh, Hải Phòng...
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam

Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8% nhờ kết quả GDP của quý 3/2024 khả quan hơn dự kiến.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng từ ngày 23-24/10.
Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc tế toàn diện về thương mại, đầu tư nông nghiệp

Việt Nam sẵn sàng hợp tác quốc tế toàn diện về thương mại, đầu tư nông nghiệp

Sáng 18/10, Bộ NN&PTNT, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Kỷ niệm Ngày lương thực thế giới lần thứ 44.
Làm chủ công nghệ để bắt kịp xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu

Làm chủ công nghệ để bắt kịp xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu

Việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không chỉ đem đến cơ hội tốt cho Việt Nam bởi những tiềm năng đang có, mà còn có thể biến Việt Nam trở thành trung tâm về chuyển đổi năng lượng, ít nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
Kỷ niệm 220 khởi lập Thành Đông và 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương

Kỷ niệm 220 khởi lập Thành Đông và 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự và tặng hoa chúc mừng lễ kỷ niệm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Nhân chuyến thăm chính thức CHDCND Lào, chiều 17/10, tại trụ sở Văn phòng Thủ tướng Lào, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến ​​Thủ tướng Chính phủ Lào Sonesay Siphandone.
Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ tại buổi hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chiều 17/10.
JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

"Người dân và doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục thể hiện sự quan tâm lớn đến Việt Nam, một quốc gia liên tục duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững,” Trưởng đại diện JICA Việt Nam, ông Sugano Yuichi bày tỏ.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng và kiên trì đối thoại, có tính đến quan tâm và lợi ích của nhau cũng như lợi ích chung của khu vực và quốc tế.
Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Theo chỉ số tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser (Canada) công bố, Việt Nam có năm thứ 3 liên tiếp cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Cụ thể, điểm số tăng từ 6,17 năm 2019 lên 6,23 điểm năm 2022, thứ hạng tăng từ 123/165 lên hạng 99/165.
Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam đã, đang và sẽ tham vấn với Lào và Campuchia nhằm thúc đẩy hợp tác giữa ba nước vì lợi ích nhân dân ba nước và vì cộng đồng ASEAN, vì hợp tác phát triển khu vực.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước mới đạt 35,46%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước là 47,29%.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Liên nghị viện ASEAN (AIPA), đầu giờ chiều 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra trọng thể sáng 17/10 tại Thủ đô Hà Nội.
Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025

Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày 16/10 tổ chức tại Cần Thơ.
Xem thêm