Điểm danh các startup công nghệ Đông Nam Á IPO tại Mỹ

Lĩnh vực công nghệ tại Đông Nam Á vẫn đang ở giai đoạn non trẻ, nhưng không ít các startup trong lĩnh vực này vẫn quyết chọn bước đi táo bạo tiến ra biển lớn bằng cách IPO ngay tại Mỹ, thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.

Dù niêm yết tại các sàn giao dịch lớn như NYSE và Nasdaq đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt vào loại nhất thế giới, nhưng đổi lại, lợi ích mà nó mang đến cho các công ty rất hấp dẫn. Lợi ích đầu tiên là giúp các startup có thể nắm quyền kiểm soát công ty của mình tốt hơn. Các sàn giao dịch như NYSE và các sàn giao dịch khác tại Mỹ nói chung đều sử dụng một loại cấu trúc cổ phiếu cho phép các doanh nghiệp có thể kêu gọi vốn mà không bị mất đi phần lớn quyền lực vào tay các cổ đông mới.

Ngoài ra, việc niêm yết tại các sàn giao dịch tại Mỹ cũng giúp đơn giản hóa bất kì thương vụ M&A nào trong tương lai, nếu các startup này muốn mua lại bất kì doanh nghiệp nào đang niêm yết tại Mỹ. Các công ty cũng có thể đạt được nhiều danh tiếng hơn khi lựa chọn niêm yết tại đây.

Tuy nhiên, việc nằm dưới sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) có thể đem lại nhiều công việc giấy tờ và nhiều quy trình phức tạp hơn, đặc biệt là với các doanh nghiệp quốc tế. Nhưng về mặt lâu dài điều này sẽ đem lại lợi ích, khi các nhà đầu tư thường sẽ đánh giá cao tính minh bạch được cung cấp bởi SEC.

Do đó, trong số các công ty và kỳ lân công nghệ mọc như nấm sau mưa tại khu vực Đông Nam Á mỗi năm, có nhiều startup đã lựa chọn con đường niêm yết tại Mỹ. Có những công ty thành công, nhưng có những công ty thì ngược lại. Tuy nhiên, điều này không trở thành bước cản đối với những công ty công nghệ khác tiếp tục "Mỹ tiến".

Ảnh: Techinasia
Ảnh: Techinasia

MOL Global - Malaysia

MOL Global đã làm nên lịch sử khi trở thành công ty công nghệ đầu tiên của Malaysia chính thức niêm yết tại sàn giao dịch Nasdaq của Mỹ. Startup chuyên về lĩnh vực thanh toán online này cũng là công ty đi tiên phong Đông Nam Á về IPO tại Mỹ vào năm 2014.

Được thành lập vào năm 2000, theo Frost and Sullivan, startup này là công ty thanh toán điện tử lớn nhất Đông Nam Á về khối lượng giao dịch tính đến năm 2016. Ngoài nền tảng thanh toán trực tuyến MOLPay và một nền tảng khác là MOLPoints, công ty còn cho ra mắt một hệ thống chuyển tiền và thanh toán trên điện thoại khá tương đồng với Alipay của Alibaba với cái tên là MOLWallet.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã có một khởi đầu không mấy thuận lợi khi chỉ kêu gọi được 169 triệu USD cho đợt IPO của mình – một con số kém xa so với mục tiêu 300 triệu USD ban đầu. MOL Global cũng định giá cổ phiếu của mình ở mức 12,50 USD nhưng mở đầu với mức giá 10,75 USD và kết thúc phiên giao dịch ở mức 8,14 USD.

Sau đó, giá cổ phiếu của công ty vẫn không có dấu hiệu phục hồi. Vào ngày 13/6/2016, doanh nghiệp này đã tuyên bố hủy niêm yết tại sàn giao dịch Nasdaq, sau khoảng 18 tháng kể từ lúc chính thức ra mắt trên đây.

Giám đốc điều hành Sea Group cùng Chủ tịch NYSE Tom Farley. Ảnh: NYSE
Giám đốc điều hành Sea Group cùng Chủ tịch NYSE Tom Farley. Ảnh: NYSE

Sea Group - Singapore

Được thành lập vào năm 2009 với khởi đầu là một công ty game, Sea Group đã dần phát triển thành một đế chế như ngày nay. Sau sự thành công vang dội của mảng kinh doanh game với Garena, tập đoàn này dần nắm bắt được xu hướng sử dụng điện thoại thông minh đang gia tăng trong khu vực và đầu tư vào mảng thương mại điện tử với sự ra đời của Shoppe vào năm 2015.

Đến năm 2017, tập đoàn chính thức đổi tên thành Sea Group, phần nào thể hiện tham vọng của mình tại khu vực Đông Nam Á. Đến ngày 20/10/2017, Sea Group chính thức được ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán New York tại Mỹ dưới mã SE do SEA đã được dùng bởi một công ty khác mang tên Guggenheim Shipping.

Do nhu cầu cao, tập đoàn được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ công nghệ Tencent của Trung Quốc đã tăng quy mô chào bán lên 59 triệu cổ phiếu thay vì 49,69 triệu cổ phiếu ban đầu. Thương vụ IPO của công ty lên tới mức 884 triệu USD, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể đạt tới 1 tỷ USD nếu như tất cả cổ phần phân bổ được mua bởi các nhà bảo lãnh phát hành.

Trong ngày đầu giao dịch, cổ phiếu của hãng được chào bán ở mức 15 USD, cao hơn mức dự đoán từ 12 USD đến 14 USD. Mở màn với mức giá 16,25 USD, cổ phiếu của Sea tụt xuống 14,10 USD rồi kết thúc phiên giao dịch ở mức hơn 16 USD. Việc này cũng đánh dấu đợt niêm yết lớn đầu tiên của một công ty công nghệ Đông Nam Á, sau đợt ra mắt không mấy suôn sẻ của MOL Global khi cổ phiếu của hãng giảm hơn 30% sau ngày đầu ra mắt.

Việc Sea Group niêm yết trên NYSE là một phép thử của thị trường chung đối với các thị trường mới nổi như Đông Nam Á và tập đoàn đã chứng tỏ được sự thành công của mình. Vượt qua ngưỡng kỳ lân công nghệ, hiện giá trị vốn hóa thị trường của Sea đã lên tới 137 tỷ USD, lớn hơn cả ngân hàng số một tại Singapore hiện tại là DBS. Trong 10 tháng gần đây nhất, cổ phiếu của hãng đã tăng tới 5 lần. Tính riêng tại thị trường bản địa Singapore, tập đoàn đang có hơn 3.000 nhân viên đang làm việc và thêm nhiều nhân viên khác tại các nước như Việt Nam, Thái Lan hay Nhật Bản và khu vực Nam Mỹ.

Hiện tại, phần lớn sự tăng trưởng của tập đoàn vẫn tới từ mảng kinh doanh game, mở đầu là sự thành công của tựa game Free Fire và sau đó là giải đấu thể thao điện tử (e-sport) năm 2019 thu hút tới 130 triệu lượt khán giả. Trong khi đó, doanh thu mảng thương mại điện tử của tập đoàn vẫn không có sự tăng trưởng đáng kể do biên lợi nhuận vốn thấp của ngành này và tính cạnh tranh cao trong khu vực.

Tuy nhiên, Sea hoàn toàn có cơ hội thống trị ngành thương mại điện tử Đông Nam Á khi một ông lớn khác của Trung Quốc là Alibaba được đánh giá là có những hạn chế về văn hóa và tổ chức khiến tập đoàn này không thể vận hành tốt ở thị trường quốc tế ngoài Trung Quốc.

Với việc đạt được giấy phép kinh doanh ngân hàng số tại Singapore và thành công trong thương vụ mua lại Ngân hàng Kesejahteraan Ekonomi của Indonesia, Sea Group tiếp tục mở rộng sang mảng thanh toán số. Với SeaMoney, tập đoàn này hy vọng sẽ nối tiếp thành công trên mặt trận mới.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Grab - Singapore

Singapore tiếp tục dẫn đầu khu vực với vị thế là trung tâm kinh tế và tài chính của khu vực khi Grab – hãng gọi xe và giao hàng lớn nhất tại Đông Nam Á là công ty tiếp theo có màn ra mắt thành công trên thị trường chứng khoán Mỹ. Ngày 2/12/2021, Grab chính thức niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq sau khi sáp nhập thành công với một công ty SPAC mang tên Altimeter Growth. Thương vụ này đã giúp tập đoàn được định giá ở mức 40 tỷ USD và biến việc niêm yết của Grab thành thương vụ niêm yết tại Mỹ lớn nhất trong lịch sử của một công ty Đông Nam Á.

Tham dự vào sự kiện ngày hôm đó ngoài các giám đốc điều hành của Grab và Nasdaq còn có hơn 250 người khác gồm các nhà đầu tư, tài xế và nhân viên của hãng. Sau màn ra mắt, cổ phiếu của hãng đã có lúc tăng tới 21% trước khi kết thúc phiên giao dịch ở mức thấp hơn giá chào bán hơn 20% là 8,75 USD.

Cho đến nay, Grab vẫn chưa có lãi. Tuy nhiên, vụ chào sàn thông qua SPAC của công ty đã giúp thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư với 4,5 tỷ USD tiền vốn được rót. Thời điểm ra mắt của Grab cũng được cho là không thuận lợi khi tình hình đại dịch, nhất là sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Dù Grab đã trải qua quý III/2021 đầy khó khăn khi các nước Đông Nam Á, nhất là thị trường quan trọng Việt Nam bị phong tỏa vì dịch bệnh, giám đốc tài chính của Grab là Peter Oey vẫn tin vào tiềm năng phục hồi của hãng.

Theo ông Oey, Grab vẫn còn tiềm năng phát triển rộng mở tại thị trường quê nhà của mình. Nguyên nhân do các dịch vụ giao hàng vẫn còn đang ở thời kì non trẻ. Thêm vào đó, các dịch vụ gọi xe cũng chưa được phát triển như ở Trung Quốc. Thị trường Đông Nam Á mới chỉ là khởi đầu của hãng, và nhà sáng lập Anthony Tan cũng đã nhấn mạnh rất rõ điều này. Ông cho biết: “Chúng tôi đã thể hiện được với thế giới rằng các công ty công nghệ địa phương cũng có thể tạo ra công nghệ cạnh tranh được trên toàn cầu, kể cả khi các tập đoàn quốc tế cùng tham gia vào cuộc đua”.

Việc niêm yết của Grab mang lại nhiều lợi nhuận ngắn hạn cho các nhà đầu tư lớn từ giai đoạn sơ khai của tập đoàn như Softbank của Nhật Bản và gã khổng lồ gọi xe của Trung Quốc là Didi Chuxing. Số lượng các nhà đầu tư lớn sau đó được mở rộng tới Toyota Motor, Microsoft và siêu ngân hàng của Nhật Bản là MUFG. Uber cũng chính thức trở thành một cổ đông của Grab sau khi bán mảng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á của mình cho tập đoàn này vào năm 2018.

Được thành lập vào năm 2012 bởi hai nhà đồng sáng lập Anthony Tan và Tan Hooi Ling, Grab nhanh chóng phát triển nên siêu ứng dụng của mình và tiến gần hơn trên con đường trở thành công ty tư nhân có giá trị nhất Đông Nam Á. Từ dịch vụ gọi xe ban đầu, hãng đã dần mở rộng sang các dịch vụ khác như giao thức ăn, thanh toán số và dịch vụ tài chính. Hiện có hơn 25 triệu người sử dụng ứng dụng của Grab để giao dịch mỗi ngày, trải rộng trên 465 thành phố tại 8 quốc gia khác nhau.

Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về khoa học công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số

Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về khoa học công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra ngày 13/1.
Lộ diện những mẫu ô tô đạt danh hiệu Xe của năm 2025

Lộ diện những mẫu ô tô đạt danh hiệu Xe của năm 2025

Mẫu sedan Toyota Camry bản 2.5 HEV TOP đã vượt qua Volvo S90 Recharge và VinFast VF 7, để giành danh hiệu Xe của năm 2025 do cộng đồng Otofun và Otosaigon phối hợp tổ chức bình chọn.
Đề xuất chuyển MobiFone về Bộ Công an quản lý

Đề xuất chuyển MobiFone về Bộ Công an quản lý

Tổng công ty viễn thông MobiFone dự kiến chuyển về Bộ Công an quản lý, theo phương án vừa được Bộ Nội vụ báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ.
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu người máy VinMotion

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu người máy VinMotion

Ngày 10/1, HĐQT Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) ban hành nghị quyết thông qua việc tham gia góp vốn thành lập công ty con.
Tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới vận hành tại Trung Quốc

Tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới vận hành tại Trung Quốc

Ngày 10/1, tàu điện ngầm bằng sợi carbon đầu tiên trên thế giới có tên CETROVO 1.0 Carbon Star Express do Trung Quốc nghiên cứu, phát triển bắt đầu phục vụ hành khách trên tuyến tàu điện ngầm số 1 của tỉnh Shandong, Trung Quốc.
Những sản phẩm công nghệ độc lạ tại triển lãm điện tử CES 2025

Những sản phẩm công nghệ độc lạ tại triển lãm điện tử CES 2025

Triển lãm điện tử tiêu dùng (Consumer Electronics Show - CES) 2025 diễn ra từ ngày 7-10/1 tại Las Vegas, Mỹ với hàng loạt sản phẩm công nghệ mới ấn tượng, độc và lạ cả về thiết kế lẫn tính năng.
VinFast ra mắt mẫu xe điện 2 cửa

VinFast ra mắt mẫu xe điện 2 cửa

Ngày 9/1, VinFast chính thức công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau.
Thủ tướng: 'Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức Diễn đàn chính sách quản trị AI'

Thủ tướng: 'Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức Diễn đàn chính sách quản trị AI'

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò là nước chủ nhà hoặc đồng tổ chức các sự kiện quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, AI, trong đó có việc đăng cai Diễn đàn chính sách quản trị AI.
4 xu hướng công nghệ sẽ định hình Triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2025

4 xu hướng công nghệ sẽ định hình Triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2025

Triển lãm điện tử tiêu dùng (CES) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 7-10/1 tại Las Vegas, Mỹ với sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn trong giới công nghệ đến từ 166 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ.
Sôi động các tour du lịch Thái Lan xem chung kết ASEAN Cup 2024

Sôi động các tour du lịch Thái Lan xem chung kết ASEAN Cup 2024

Sau khi Việt Nam thắng Thái Lan tại chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024, đông đảo người hâm mộ nhanh chóng đặt mua tour du lịch ngắn ngày đến Thái Lan kết hợp xem chung kết lượt về, cổ vũ cho đội tuyển quốc gia.
Các ứng dụng tra cứu phạt nguội bùng nổ lượt tải về sau nghị định mới

Các ứng dụng tra cứu phạt nguội bùng nổ lượt tải về sau nghị định mới

Việc tăng mức xử phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông lên đến hàng chục lần, đồng thời áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe cho các vi phạm nghiêm trọng, khiến người dân ngày càng quan tâm hơn đến việc cập nhật thông tin, theo dõi vi phạm qua các ứng dụng.
Hà Nội bắt đầu tiếp nhận chứng thực bản sao giấy tờ điện tử

Hà Nội bắt đầu tiếp nhận chứng thực bản sao giấy tờ điện tử

Kể từ ngày 2/1/2025, Hà Nội sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố.
TMT Motors bàn giao 500 chiếc Wuling Bingo đến khách hàng

TMT Motors bàn giao 500 chiếc Wuling Bingo đến khách hàng

TMT Motors bắt đầu bàn giao 500 xe điện Wuling Bingo của liên doanh SAIC-GM-Wuling (Trung Quốc) đến khách hàng Việt Nam.
Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024

Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024

Theo kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024 vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Hà Nội tiếp tục là địa phương có điểm số cao nhất, dẫn đầu bảng xếp hạng.
Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Trang web bán vé trận chung kết ASEAN Cup gặp sự cố

Trang web bán vé trận chung kết ASEAN Cup gặp sự cố

Chỉ vài phút sau thời điểm mở bán vé trận chung kết ASEAN Cup 2024, người dùng phản ánh tình trạng không thể truy cập vào website, ứng dụng để mua vé.
Cộng hưởng nguồn lực, tạo sức mạnh mới cho phát triển khoa học công nghệ

Cộng hưởng nguồn lực, tạo sức mạnh mới cho phát triển khoa học công nghệ

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, việc hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ giúp cộng hưởng nguồn lực, tạo nên sức mạnh mới, với sứ mệnh lớn hơn.
Năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 4 triệu tỷ đồng

Năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 4 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và truyền thông diễn ra ngày 29/12.
Thị trường Giỏ quà Tết: Phân khúc giá tầm trung chiếm ưu thế

Thị trường Giỏ quà Tết: Phân khúc giá tầm trung chiếm ưu thế

Xu hướng tiêu dùng tiết kiệm và thiết thực đang dần định hình thói quen mua sắm của nhiều người dân dịp cuối năm.
Hàn Quốc đẩy nhanh tiến độ xây trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới

Hàn Quốc đẩy nhanh tiến độ xây trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới

Chính phủ Hàn Quốc vừa chỉ định cụm công nghiệp chip tại Yongin là khu phức hợp công nghiệp quốc gia, dự kiến khởi công xây dựng một trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới vào tháng 12/2026, sớm hơn 4 năm so với kế hoạch ban đầu là tháng 6/2030.
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

Các sự kiện công nghệ thông tin (ICT) tiêu biểu trong năm 2024 chủ yếu xoay quanh lĩnh vực viễn thông, bán dẫn và chuyển đổi số.
Khởi động chương trình bình chọn Xe của năm 2025

Khởi động chương trình bình chọn Xe của năm 2025

Ngày 25/12, cộng đồng người dùng Otofun chính thức mở bình chọn chương trình Xe của năm 2025 với những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng, uy tín và phản ánh sát thị hiếu về ô tô của người Việt.
Liên Hợp Quốc thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng

Liên Hợp Quốc thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng, trong đó tại Điều 64, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 với tên gọi là "Công ước Hà Nội".
Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Từ ngày mai (25/12) người dùng mạng xã hội bao gồm mạng xã hội xuyên biên giới và trong nước, phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân.
10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2024

10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2024

Tái khởi động dự án điện hạt nhân, ban hành chiến lược ngành bán dẫn... được bình chọn là các sự kiện khoa học công nghệ nổi bật Việt Nam trong năm 2024.
Anh triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát trẻ em trên mạng

Anh triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát trẻ em trên mạng

Cơ quan quản lý trực tuyến Ofcom của Anh sẽ yêu cầu các nền tảng mạng xã hội áp dụng các biện pháp xác minh độ tuổi, trong đó có công nghệ nhận diện tuổi qua khuôn mặt, đảm bảo tính chính xác cao trong việc phân biệt trẻ em và người trưởng thành.
Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh toàn cầu

Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh toàn cầu

Huawei là nhà sản xuất dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh trong 3 quý đầu năm 2024 khi chiếm tới 16,9% thị phần toàn cầu.
Google ra mắt tính năng nhận diện ứng dụng chính thức của Chính phủ tại Việt Nam

Google ra mắt tính năng nhận diện ứng dụng chính thức của Chính phủ tại Việt Nam

Khi người dùng truy cập Google Play, các ứng dụng chính thức của cơ quan Nhà nước sẽ hiển thị nhận diện “Chính phủ” giúp người dùng yên tâm về tính xác thực của ứng dụng.
Vinaphone thương mại hóa 5G tại Việt Nam

Vinaphone thương mại hóa 5G tại Việt Nam

Ngày 20/12, Tập đoàn VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G với băng thông lớn, độ trễ thấp, tốc độ có thể lên đến 1,5 Gbps, gấp 10-20 lần 4G.
Ấn tượng với dàn vũ khí, thiết bị hiện đại tại Vietnam Defence Expo 2024

Ấn tượng với dàn vũ khí, thiết bị hiện đại tại Vietnam Defence Expo 2024

Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam (Vietnam Defence Expo) 2024 diễn ra từ ngày 19-22/12 tại sân bay quân sự Gia Lâm, Hà Nội với sự tham gia của hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 49 quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Israel, Pháp, Anh…
Trung Quốc lần đầu công bố video thử nghiệm UAV siêu thanh

Trung Quốc lần đầu công bố video thử nghiệm UAV siêu thanh

Thiết bị bay không người lái (UAV) dòng MD của Trung Quốc đạt tốc độ Mach 7 sau khi phóng từ khinh khí cầu.
Chuyên gia quốc tế bình luận về cuộc đua AI tại các nước ASEAN

Chuyên gia quốc tế bình luận về cuộc đua AI tại các nước ASEAN

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á có những lợi thế nổi bật so với Mỹ và châu Âu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức trong cuộc đua AI.
Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Hai hãng xe Honda và Nissan của Nhật Bản đang thảo luận để thành lập một công ty mẹ chung, nhằm chia sẻ tài nguyên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
EU điều tra TikTok về khả năng can thiệp bầu cử

EU điều tra TikTok về khả năng can thiệp bầu cử

Động thái này diễn ra sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Romania bị hủy bỏ do những cáo buộc về sai phạm và vi phạm luật bầu cử, trong đó TikTok bị nghi ngờ có liên quan.
Chính sách AI mới của Mỹ có tác động đến Việt Nam như thế nào

Chính sách AI mới của Mỹ có tác động đến Việt Nam như thế nào

Chính sách AI mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam, với khả năng tăng cường hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư trong lĩnh vực AI.
Google ra mắt công cụ tạo video có thể ngăn chặn giả mạo

Google ra mắt công cụ tạo video có thể ngăn chặn giả mạo

Ngày 17/12, Google DeepMind, bộ phận nghiên cứu AI của Google, giới thiệu Veo 2 - phiên bản nâng cấp của công cụ AI tạo video có tên Veo.
Xem thêm