Doanh thu Chứng khoán Tiên Phong sụt giảm quý thứ ba liên tiếp

TIÊN PHONG CHỨNG KHOÁN
13:36 - 19/10/2022
Doanh thu Chứng khoán Tiên Phong sụt giảm quý thứ ba liên tiếp
0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo tài chính quý III cho thấy, hoạt động tự doanh và nghiệp vụ lưu ký chứng khoán của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) ghi nhận sự khởi sắc với doanh thu tăng mạnh trong khi mảng môi giới và tư vấn tài chính kém hiệu quả.

Cụ thể, tổng doanh thu hoạt động quý III của TPS đạt 550 tỷ đồng, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này chủ yếu đến từ hai khoản lãi từ các tài sản tài chính FVTPL và thu lưu ký chứng khoán.

Cụ thể, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 243,6 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần quý III/2021; cổ tức, tiền lãi phát sinh từ tài sản tài chính FVTPL đạt 151,5 tỷ đồng, gấp gần 5 lần quý III/2021; đặc biệt doanh thu hoạt động nghiệp vụ lưu ký chứng khoán tăng gấp 2,6 lần lên 167 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, doanh thu hoạt động tài chính giảm 44,2% so cùng kỳ xuống còn 78 tỷ đồng. Thu từ hoạt động môi giới cũng giảm 27,1% chỉ ghi nhận 15,3 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cùng với đà tăng doanh thu, chi phí hoạt động cũng tăng mạnh 58% so với cùng kỳ, lên hơn gần 354 tỷ đồng. Trong đó, lỗ tài sản FVTPL tăng gấp 2,4 lần cùng kỳ, lên gần 232 tỷ đồng, chủ yếu là cắt lỗ trái phiếu chưa niêm yết hơn 201 tỷ đồng (gấp 4 lần cùng kỳ). Chi phí tài chính và chi phí quản lý công ty chứng khoán trong kỳ cũng tăng lần lượt 31% và 38% so với cùng kỳ.

Kết quả quý III/2022, TPS báo lãi trước thuế 88,3 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 70,6 tỷ đồng, tăng mạnh đến 138% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, đây là quý thứ ba liên tiếp TPS sụt giảm về doanh thu, song lợi nhuận đã có sự cải thiện so với con số lỗ trước thuế hơn 161 tỷ đồng quý II/2022.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, chứng khoán Tiên Phong thu về hơn 841 tỷ đồng tổng doanh thu hoạt động, lợi nhuận trước thuế giảm 7% đạt 206,8 tỷ đồng.

Năm 2022, TPS đặt kế hoạch tổng doanh thu tăng 46% lên 1.981 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế khoảng 500 tỷ đồng, tăng 85%. Như vậy, sau 9 tháng, TPS đã thực hiện hơn 41% kế hoạch lợi nhuận năm.

Về tài sản, tổng tài sản tại ngày 30/9 là 6.553 tỷ đồng tăng 37,5%, tương ứng 1.789 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền tăng gần gấp 3 lần so với đầu năm lên 319 tỷ đồng.

Các khoản phải thu cũng tăng vọt gấp 4,7 lần đầu năm lên gần 2.915 tỷ đồng chủ yếu đến từ khoản phải thu bán các tài sản chính FVTPL hơn 765 tỷ đồng, tăng đôi và phải thu dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp hơn 2.050 tỷ đồng, gấp 3,6 lần đầu năm.

Trong khi đó, danh mục trái phiếu niêm yết của TPS giảm 65,5% về 59,1 tỷ đồng. Các khoản FVTPL có giá trị hợp lý cũng giảm 33% so với hồi đầu năm, ghi nhận hơn 1.217 tỷ đồng, chủ yếu do trái phiếu chưa niêm yết giảm gần 91%, từ hơn 762 tỷ đồng xuống gần 71,5 tỷ đồng và chứng chỉ tiền gửi giảm hơn 28%.

Các khoản cho vay của TPS đạt 1.564 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 1.826 tỷ đồng đầu năm. Trong đó, cho vay ký quỹ tại thời điểm 30/9 dừng ở mức 1.466 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 1.589 tỷ đồng thời điểm đầu năm.

Đáng chú ý, trong quý III, công ty chứng khoán này ghi nhận khoản lỗ bán trái phiếu chưa niêm yết lên đến 201,4 tỷ đồng. Trong khi, lãi bán từ trái phiếu chưa niêm yết là 87,9 tỷ đồng. Như vậy, lỗ từ bán trái phiếu chưa niêm yết trong kỳ là 113 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch ngày 19/10, cổ phiếu ORS giao dịch quanh mức 9.500 đồng/cp, như vậy cổ phiếu này đang về vùng giá thấp nhất kể từ T3/2021, và so với mức đỉnh 35.000 đồng/cp hồi T11/2021, ORS đã đánh mất 73% giá trị.

Mới đây, Chứng khoán Tiên Phong bị UBCKNN xử phạt 125 triệu đồng vì vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tư vấn. Bên cạnh đó, Chứng khoán Tiên Phong còn bị xử phạt 125 triệu đồng vì vi phạm quy định cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng.

Tổng cộng số tiền mà Chứng khoán Tiên Phong (TPS) bị xử phạt hành chính là 250 triệu đồng

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.