qc-phu-my

Ernst & Young: M&A tiếp tục sôi động năm 2022 song cần cẩn trọng các cú sốc

Báo cáo của EY chỉ ra rằng, hoạt động M&A trên toàn cầu đã chứng tỏ khả năng lấy lại đà tăng trưởng đáng kể dù phải đối mặt với những khó khăn. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này có thể chịu đựng được các cú sốc tiếp theo hay không vẫn còn là một câu hỏi.

M&A tiếp tục sôi động những tháng đầu năm 2022

Báo cáo mới nhất của Ernst & Young (EY) đã chỉ ra, bất chấp những khó khăn về địa chính trị và tài chính, hoạt động M&A đã phục hồi tích cực trên phạm vi toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường ghi nhận 2.274 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), với tổng giá trị 2,02 nghìn tỷ USD, giảm 18% về thương vụ và 27% về giá trị và so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, hoạt động này vẫn đang đi lên với mức tăng 13% về thương vụ và 35% về giá trị.

Theo phân tích của EY, bản chất các thương vụ M&A xuyên biên giới đang thay đổi nhằm phản ánh mức độ căng thẳng địa chính trị trên toàn thế giới. Trong khi số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới sụt giảm xuống 24% trong nửa đầu năm 2022 so với 30% giai đoạn 2015-2019, số thương vụ xuyên biên giới giữa các quốc gia liên thuộc lại chứng kiến mức tăng trưởng đáng kể lên 51% năm 2022 so với tỷ lệ trung bình 42% trong giai đoạn 2015-2019.

Phân tích của EY cũng cho thấy, vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm từ con số kỷ lục 27 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016 xuống chỉ còn 1,9 tỷ USD, trong khi đầu tư của Bắc Mỹ vào châu Âu lại tăng từ 60 tỷ USD lên 149 tỷ USD trong cùng giai đoạn.

Ông Andrea Guerzoni, Phó Chủ tịch EY Toàn cầu – Lãnh đạo bộ phận Chiến lược và Giao dịch Tài chính, cho biết, nếu loại bỏ các thương vụ M&A theo kiểu mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) diễn ra tương đối sôi động trong nửa đầu năm 2021, hoạt động M&A luôn phải trải qua giai đoạn điều chỉnh trước diễn biến thị trường.

Dẫn chứng quốc gia điển hình là Ấn Độ, theo EY, quốc gia này đã khởi đầu năm 2022 vô cùng sôi động, và chỉ xếp sau Mỹ (900 tỷ USD) và Trung Quốc (175 tỷ USD), hai quốc gia thường dẫn đầu các thị trường M&A sôi động nhất. Tổng giá trị các thương vụ M&A từ Ấn Độ ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Ấn Độ, và các thương vụ M&A trong nước lên đến 128 tỷ USD, ghi nhận mức tăng mạnh 215% so với mức trung bình trong giai đoạn 2015-2019.

Phân tích của EY cũng cho thấy, cùng với sự bùng nổ hoạt động M&A trong nước của Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm 2022 là 107 tỷ USD so với trung bình 21,5 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2019, thị trường cũng chứng kiến ​​hàng loạt thương vụ công ty Ấn Độ mua tài sản thuộc sở hữu nước ngoài với tổng giá trị 6,2 tỷ USD so với mức trung bình 2,3 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2019.

Tính theo ngành, một lần nữa lĩnh vực Công nghệ đã dẫn dắt hoạt động M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2022. Hoạt động M&A trong lĩnh vực Công nghệ dù giảm 20% so với mức kỷ lục năm 2021 (789 tỷ USD), nhưng vẫn chiếm gần một phần ba (31%) tổng giá trị M&A trên toàn cầu. Các thương vụ tập trung vào các công ty công nghệ hiện đang ở mức gấp đôi so với các giai đoạn trước (tăng 95% so với mức trung bình 322 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2019).

Ông Guerzoni cho biết, các chuyên gia phân tích từ lâu đã khẳng định Ấn Độ chính là thị trường M&A lớn tiếp theo. Có vẻ như dự đoán đó cuối cùng đã thành hiện thực. Thị trường Ấn Độ đã nắm bắt được cơ hội vươn lên khi hoạt động M&A sụt giảm ở Trung Quốc.

Theo đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của lĩnh vực Công nghệ trên thị trường M&A. Động lực chính thúc đẩy hoạt động M&A năm 2021 là các thương vụ liên quan tới các dịch vụ dựa trên điện toán đám mây, bảo mật CNTT và phần mềm doanh nghiệp. Những động lực này chưa có dấu hiệu suy giảm trong năm nay.

Tổng giá trị thương vụ giao dịch nửa đầu năm 2022 của Việt Nam gần bằng cả năm 2021

Riêng với thị trường Việt Nam, ông Trần Vinh Dự, Lãnh đạo bộ phận Chiến lược và Giao dịch Tài chính, EY Đông Dương cho biết, hoạt động đầu tư từ quỹ đầu tư tư nhân (PE) và quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) tại Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm, bất chấp những bất ổn trên thị trường vốn và thị trường nợ. Theo nghiên cứu của EY, tổng giá trị thương vụ giao dịch nửa đầu năm 2022 gần bằng cả năm 2021 (4,97 tỷ USD).

Song, tại Việt Nam, hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ chưa được như kỳ vọng dù đây vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Báo cáo của EY cho biết, chỉ có 4 thương vụ M&A liên quan đến công nghệ trong nửa đầu năm, so với 7 thương vụ của cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận một thương vụ khá lớn. OnPoint, đơn vị cung cấp các giải pháp thương mại điện tử tại Việt Nam, công bố gọi vốn thành công 50 triệu USD từ một quỹ đầu tư thành viên của Temasek Holdings. Thỏa thuận này nhắm đến ngành thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam và cũng là thương vụ gọi vốn tư nhân lớn trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại Đông Nam Á trong 5 năm qua.

Trong những năm gần đây, những lĩnh vực công nghệ thu hút được lượng vốn đầu tư lớn tại Việt Nam gồm thương mại điện tử, công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ giáo dục (Ed-tech), logistics và tự động hóa kinh doanh. Theo đó, chuyên gia EY nhìn nhận, hoạt động này có thể sẽ giảm nhiệt trong 6 tháng cuối năm 2022.

Vốn đầu tư tư nhân chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động M&A, nhưng cần cẩn trọng trước những cú sốc

Trong khi đó, với xu hướng toàn cầu, báo cáo của EY chỉ ra rằng, bất chấp sự bất ổn lan rộng, nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn dễ đổ gãy, và sự gia tăng của các quy định pháp lý, hoạt động M&A vẫn đang tiếp tục diễn ra với sự thúc đẩy bởi dòng chảy đặc biệt mạnh mẽ của nguồn vốn tư nhân. Dù các điều kiện trên thị trường vốn bị thắt chặt trong 6 tháng đầu năm 2022, các quỹ đầu tư tư nhân (PE) vẫn nắm trong tay lượng tiền mặt lớn cần được giải ngân trong nửa cuối năm nay.

Ông Guerzoni kỳ vọng, nguồn vốn tư nhân sẽ là động lực chính cho các giao dịch cả về vốn và nợ trong những tháng sắp tới. Bởi nguồn vốn tư nhân đang dồi dào trong khi lãi suất ngân hàng ở mức cao, hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục khẳng định vai trò cơ bản hơn của thị trường vốn tư nhân đối với nền kinh tế toàn cầu. Một trong những rào cản đối với dòng chảy các thương vụ này sẽ xuất hiện nếu các điều kiện thị trường trở nên xấu đi, đến mức các khoản tài trợ nợ dần cạn kiệt hoặc trở nên cực kỳ đắt đỏ.

Hoạt động M&A trên toàn cầu đã chứng tỏ khả năng lấy lại đà tăng trưởng đáng kể, dù phải đối mặt với những khó khăn về địa chính trị. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này có thể chịu đựng được các cú sốc tiếp theo hay không vẫn còn là một câu hỏi. Các cú sốc đó có thể là những đợt phong tỏa diện rộng, căng thẳng địa chính trị leo thang, hay một cuộc suy thoái kinh tế, ông Guerzoni lưu ý.

Năm 2022 sẽ là một năm sôi động đối với các giao dịch M&A tại Việt Nam

Trong báo cáo công bố hồi tháng 7 với chủ đề "Các xu hướng M&A Toàn cầu: Cập nhật giữa năm 2022" của PwC, ông Tiong Hooi Ong, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam cho biết, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam với mức tăng trưởng GDP năm 2022 được dự báo là 6,5% cùng các quy định và chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư, nửa cuối năm 2022 là cơ hội để các nhà kinh doanh đánh giá lại chiến lược và hành động.

Ông Tiong Hooi Ong nhìn nhận, các nhà giao dịch thương vụ đang thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Trong đó, biến động ngắn hạn trên thị trường tài chính, áp lực lạm phát, lãi suất tăng nhanh, gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị đều có khả năng phát triển thành xu hướng dài hạn.

Đây là thời điểm để các nhà lãnh đạo thực thụ và các nhà giao dịch có năng lực thực hiện các bước đi táo bạo và tạo tiền đề cho năm năm tới, đạt được các mục tiêu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp hoặc danh mục đầu tư của họ. Hoạt động M&A có thể là cách để theo đuổi các cơ hội mang lại giá trị trong một nền kinh tế đầy thách thức.

"Bất chấp những trở ngại về kinh tế vĩ mô, năm 2022 sẽ là một năm sôi động đối với các giao dịch M&A tại Việt Nam và thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của các quyết định chiến lược nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư, khi các nhà giao dịch thoái vốn nhằm tập trung nguồn lực vào việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và chuyển đổi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua M&A", đại diện PwC nhìn nhận.

Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Viconship chi hơn 2.000 tỷ đồng nâng sở hữu tại Nam Hải Đình Vũ lên 100%

Bên cạnh nâng sở hữu tại Cảng Nam Hải Đình vũ lên 100%, Vinconship cũng sẽ thoái vốn khỏi Hyatt Place – dự án khách sạn hợp tác cùng T&D Group.
Nam Long chuyển nhượng 25% dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật

Nam Long chuyển nhượng 25% dự án Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) vừa có thông báo về việc chính thức hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 25% vốn tại Nam Long Đại Phước cho đối tác Nhật Bản – Nishi Nippon Railroad.
Nhóm Xuân Thiện gia tăng sở hữu tại Chứng khoán GLS

Nhóm Xuân Thiện gia tăng sở hữu tại Chứng khoán GLS

CTCP Chứng khoán Sen Vàng (Chứng khoán GLS) vừa công bố kết quả giao dịch của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống dưới 50%

Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống dưới 50%

Theo kế hoạch, Bamboo Capital sẽ hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn 47% vốn điều lệ. Trước đó tính đến cuối quý 3/2023, BCG vẫn sở hữu tới hơn 82% vốn tại BCG Energy.
Thương vụ nghìn tỷ của OCH và IDS Equity Holdings

Thương vụ nghìn tỷ của OCH và IDS Equity Holdings

Vào tháng 11/2023, CTCP One Capital Hospitality chuyển nhượng 99% vốn của Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng. Ngay sau động thái này, Bình Hưng tăng mạnh vốn từ 65 tỷ đồng lên 2.150 tỷ đồng, trước khi được bán lại cho chính OCH vào cuối năm 2023.
Xuân Thiện Yên Bái về tay Bitexco?

Xuân Thiện Yên Bái về tay Bitexco?

Sở hữu nhiều dự án thủy điện lớn ở tỉnh Yên Bái, CTCP Xuân Thiện Yên Bái từng là một thành viên quan trọng trong hệ sinh thái Xuân Thiện Group.
Cổ đông ngoại đồng ý cho Bảo hiểm PTI tăng vốn vượt 1.200 tỷ đồng

Cổ đông ngoại đồng ý cho Bảo hiểm PTI tăng vốn vượt 1.200 tỷ đồng

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức thành công ngày 24/4. Tổng số cổ đông tham dự đại hội đại diện cho 71,08 triệu cổ phần có quyền biểu quyết, tương đương 88,42% vốn điều lệ PTI.
CEO Helio Energy: Định hướng trở thành doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu

CEO Helio Energy: Định hướng trở thành doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của CTCP Helio Energy (UpCOM: HIO) được tổ chức ngày 15/4 tại tại tòa VOV, 37 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Đức Giang muốn sáp nhập PAT

Đức Giang muốn sáp nhập PAT

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Đức Giang – HoSE: DGC) ngày 2/3 công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Buổi họp sẽ diễn ra vào ngày 29/3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Almaz , Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội.
Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn hơn 50%

Bamboo Capital hạ sở hữu tại BCG Energy xuống còn hơn 50%

BCG Energy là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái Bamboo Capital, đảm nhiệm mảng năng lượng tái tạo và sở hữu nhiều dự án quy mô lớn.
IPO thành công, Chứng khoán DNSE huy động về 900 tỷ đồng

IPO thành công, Chứng khoán DNSE huy động về 900 tỷ đồng

HĐQT CTCP Chứng khoán DNSE vừa có quyết nghị thông qua giá chào bán và danh sách nhà đầu tư được phân bổ cổ phiếu của đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty.
Hé mở CTCP Sài Gòn - Lâm Đồng, doanh nghiệp vừa hút về 1600 tỷ đồng trái phiếu

Hé mở CTCP Sài Gòn - Lâm Đồng, doanh nghiệp vừa hút về 1600 tỷ đồng trái phiếu

Chỉ ít tuần trước khi phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu, CTCP Đầu tư và Du lịch Sài Gòn – Lâm Đồng đã tiến hành M&A hai doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ hơn 1.900 tỷ đồng.
FPT tiếp tục M&A một công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

FPT tiếp tục M&A một công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại thị trường Mỹ trong vòng 2 năm tới.
Phát Đạt bán công ty con cho doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

Phát Đạt bán công ty con cho doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Văn Đạt

Trong năm 2023, Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt có 2 lần giảm vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng xuống còn 1.000 tỷ đồng.
Lộ diện cố vấn tài chính thương vụ Thomson Medical 'thâu tóm' Bệnh viện FV

Lộ diện cố vấn tài chính thương vụ Thomson Medical 'thâu tóm' Bệnh viện FV

Thương vụ Thomson Medical Group mua lại 100% cổ phần Bệnh viện FV với giá trị hơn 9.000 tỷ đồng được cố vấn tài chính bởi một công ty thành viên của Tập đoàn Maybank.
Vinaconex lại muốn thoái vốn khỏi công ty liên kết

Vinaconex lại muốn thoái vốn khỏi công ty liên kết

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - HoSE: VCG) ngày 15/6 công bố đăng ký giao dịch cổ phiếu VCM của CTCP Nhân lực và Thương mại Vinaconex (HNX: VCM).
IPO ở nước ngoài có là một kênh huy động vốn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam?

IPO ở nước ngoài có là một kênh huy động vốn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam?

Ông David Nealis và Mike Beda - Chủ tịch và Giám đốc điều hành của quỹ tài chính Eden Global Capital nhận định, IPO ra thị trường nước ngoài là một cách huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.
KIDO mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát

KIDO mua lại thương hiệu bánh bao Thọ Phát

Ngày 19/4, CTCP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) công bố quyết định đầu tư vào công ty sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát, hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam.
Toshiba chấp nhận bán lại công ty với giá hơn 15 tỷ USD

Toshiba chấp nhận bán lại công ty với giá hơn 15 tỷ USD

Động thái mới này có thể là dấu chấm hết cho nhiều năm bê bối dẫn đến quyết định "bán mình" của Toshiba, hãng điện tử đã tồn tại 148 năm của Nhật Bản.
Thủy sản IDI rót vốn vào công ty cao su, chuẩn bị chi 341 tỷ đồng trả cổ tức

Thủy sản IDI rót vốn vào công ty cao su, chuẩn bị chi 341 tỷ đồng trả cổ tức

Ngày 15/9, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (mã chứng khoán: IDI) thông qua nghị quyết sẽ nhận chuyển nhượng ít nhất 51% cổ phần vốn góp (theo vốn điều lệ) của CTCP Đầu tư Vĩnh An Đăk Nông. Nếu giao dịch thành công, IDI sẽ có công ty con đầu tiên.
Ernst & Young: M&A tiếp tục sôi động năm 2022 song cần cẩn trọng các cú sốc

Ernst & Young: M&A tiếp tục sôi động năm 2022 song cần cẩn trọng các cú sốc

Báo cáo của EY chỉ ra rằng, hoạt động M&A trên toàn cầu đã chứng tỏ khả năng lấy lại đà tăng trưởng đáng kể dù phải đối mặt với những khó khăn. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này có thể chịu đựng được các cú sốc tiếp theo hay không vẫn còn là một câu hỏi.
VPBank chi 585 tỷ đồng thâu tóm bảo hiểm OPES

VPBank chi 585 tỷ đồng thâu tóm bảo hiểm OPES

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - HoSE: VPB) vừa có Nghị quyết của HĐQT về việc triển khai việc mua vốn Bảo hiểm OPES.
PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

PwC: Thị trường M&A trầm lắng nửa đầu năm, xu hướng tập trung vào ngành công nghệ

Theo báo cáo mới nhất của PwC, hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới.
Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social

Masan chi 65 triệu USD mua 25% cổ phần Trusting Social

CTCP Tập đoàn Masan vừa công bố hoàn tất thỏa thuận đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của doanh nghiệp fintech Trusting Social, với kỳ vọng sẽ giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Louis Capital tăng trưởng doanh thu đột biến gấp 77 lần

Louis Capital tăng trưởng doanh thu đột biến gấp 77 lần

CTCP Louis Capital (HoSE: TGG) nằm trong hệ sinh thái "họ Louis" đông đảo trên sàn chứng khoán vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, công bố tốc độ tăng trưởng cao và vạch ra những hướng đi mới sau một năm gia nhập nhà Louis Holdings.
Gỗ Đức Thành mua nhà máy sản xuất Đồng Nai, theo đuổi mục tiêu 600 tỷ

Gỗ Đức Thành mua nhà máy sản xuất Đồng Nai, theo đuổi mục tiêu 600 tỷ

Tiếp đà doanh thu năm 2021 đạt 338,6 tỷ đồng, Gỗ Đức Thành đặt ra mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng 55% và dự định mua nhà máy thứ 5 nâng doanh thu lên tối thiểu 600 tỷ đồng.
Sabeco: Hai năm lợi nhuận đi lùi và nguy cơ thành ‘ván bài thua’ của người Thái

Sabeco: Hai năm lợi nhuận đi lùi và nguy cơ thành ‘ván bài thua’ của người Thái

So với mức giá 320.000 đồng/cp (tương đương 5 tỷ USD) chi ra để thâu tóm 53,59% cổ phần Sabeco, khoản đầu tư khổng lồ của Thaibev vào cuối năm 2017 đến nay đã "bốc hơi" gần nửa giá trị do hàng loạt những diễn biến không thể lường trước.
Triển vọng thị trường M&A Việt Nam năm 2022

Triển vọng thị trường M&A Việt Nam năm 2022

Báo cáo trong hội thảo về triển vọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2022 và tương lai, do ScoutAsia và FiinGroup JSC tổ chức, cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt thông qua M&A.
Masan chấp nhận mua đắt Phúc Long tương tự ThaiBev thâu tóm Sabeco

Masan chấp nhận mua đắt Phúc Long tương tự ThaiBev thâu tóm Sabeco

Chỉ sau nửa năm, Masan đã định giá Phúc Long tăng gấp 5 lần lên 355 triệu USD. Mức định giá này tương ứng P/E foward 250x, trong khi so sánh chỉ số này của công ty sữa thị phần số 1 Việt Nam là Vinamilk cũng chỉ ở mức 15x.
Phúc Long liệu có ‘phất’ như các thương hiệu từng về tay Masan

Phúc Long liệu có ‘phất’ như các thương hiệu từng về tay Masan

Masan vừa thâu tóm thành công thương hiệu đồ uống Phúc Long với tỷ lệ sở hữu 51%. Đây tiếp tục là thương vụ M&A lớn từ tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang với mục tiêu xây dựng và gìn giữ thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Sơn Đại Việt huy động 280 tỷ thâu tóm một doanh nghiệp cùng ngành

Sơn Đại Việt huy động 280 tỷ thâu tóm một doanh nghiệp cùng ngành

Trong năm vừa qua, Sơn Đại Việt đã tăng vốn gấp 7 lần, lên 280 tỷ đồng bằng cách phát hành riêng lẻ 24 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Thương vụ lần này cũng nhằm mục tiêu gia tăng năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Louis Holdings mua cổ phiếu AGM từ SCIC, nâng tỷ lệ sở hữu tại Angimex lên 51,17%

Louis Holdings mua cổ phiếu AGM từ SCIC, nâng tỷ lệ sở hữu tại Angimex lên 51,17%

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thu về 188 tỷ đồng sau thương vụ Louis Holdings mua trọn lô 5,1 triệu cổ phiếu của Công ty Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex (HoSE: AGM).
Vừa bán xong AMC, MSB tiếp tục chuyển nhượng FCCOM với giá hơn 100 triệu USD

Vừa bán xong AMC, MSB tiếp tục chuyển nhượng FCCOM với giá hơn 100 triệu USD

AMC và FCCOM là hai công ty con mà MSB sở hữu 100% vốn. Trong đó AMC là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản MSB với vốn điều lệ 100 tỷ đồng còn FCCOM là Công ty Tài chính MTV Cộng đồng với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Đại gia bán lẻ Thái Lan Central tấn công thị trường châu Âu

Đại gia bán lẻ Thái Lan Central tấn công thị trường châu Âu

Tập đoàn bán lẻ khổng lồ của Thái Lan Central Group chuẩn bị mua lại chuỗi cửa hàng cao cấp Selfridges Group của Anh, trong một động thái nhằm mở rộng sự hiện diện tại thị trường thương mại điện tử và bán lẻ châu Âu.
Bamboo Capital Group thành lập BCG Financial và mua lại 80,64% cổ phần của Bảo hiểm AAA

Bamboo Capital Group thành lập BCG Financial và mua lại 80,64% cổ phần của Bảo hiểm AAA

Bộ Tài chính cho biết Bamboo Capital Group và BCG Financial sẽ mua lại 80,64% cổ phần của Công ty Bảo hiểm AAA từ tay Tập đoàn Bảo hiểm Australia.
Thị trường M&A Việt Nam 2021 sẽ vượt 3,9 tỷ USD, lĩnh vực tài chính hút vốn nhất

Thị trường M&A Việt Nam 2021 sẽ vượt 3,9 tỷ USD, lĩnh vực tài chính hút vốn nhất

Lĩnh vực dịch vụ tài chính được xem là mảng hút vốn nhất với tổng giá trị các thương vụ ước đạt 1,47 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, chiếm 50% giá trị các thương vụ M&A cùng kỳ.
Xem thêm