FLC triệu tập ĐHĐCĐ bàn về kết quả tái cơ cấu

flc ĐHĐCĐ FLC
11:30 - 13/11/2023
Vì chưa công bố BCTC kiểm toán năm 2021 và 2022, FLC chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 và ĐHĐCĐ thường niên 2023. Ảnh: Minh Phong
Vì chưa công bố BCTC kiểm toán năm 2021 và 2022, FLC chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 và ĐHĐCĐ thường niên 2023. Ảnh: Minh Phong
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC) vừa có Nghị quyết triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham dự họp là 1/12/2023, thời gian và địa điểm tổ chức cụ thể sẽ được công ty thông báo sau. Nội dung họp được FLC cho biết là về “Báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả tái cơ cấu Tập đoàn FLC và kế hoạch kinh doanh năm 2024”.

Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, FLC vừa công bố văn bản giải trình việc chậm nộp báo cáo tài chính và phương án khắc phục. Trong văn bản, Tổng giám đốc Lê Tiến Dũng cho biết các BCTC kiểm toán năm 2021 của công ty chưa được phát hành do FLC và đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY chưa đạt được sự đồng thuận về ý kiến kiểm toán.

“Theo đó, Tập đoàn FLC chưa thể phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, năm 2022, quý 1/2023, quý 2/2023 và BCTC bán niên 2023 đã được soát xét”, ông Lê Tiến Dũng nói rõ trong văn bản.

Chính vì chưa công bố BCTC kiểm toán năm 2021 và 2022, FLC chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 và ĐHĐCĐ thường niên 2023.

Ở một diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 17/10 công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn của FLC.

Cụ thể, từ ngày 30/12/2020 – 15/9/2023, FLC đã mua lại trước hạn 153 tỷ đồng trái phiếu của mã FLCH2123003, hạ số lượng trái phiếu lưu hành xuống còn 997 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ 25/8/2022 – 31/12/2022, Tập đoàn này cũng mua lại toàn bộ trái phiếu đang lưu hành của 2 mã FLCH2124002 (430 tỷ đồng) và FLCH2023001 (400 tỷ đồng). Tổng giá trị trái phiếu được mua lại trong 3 đợt là 983 tỷ đồng.

FLCH2123003 có thời hạn 2 năm, được phát hành vào ngày 28/12/2021 và mất gần 3 tháng để hoàn tất. Lô trái phiếu có tổng giá trị 1.150 tỷ đồng, mệnh giá mỗi trái phiếu là 10 triệu đồng/TP, là trái phiếu phát hành ở thị trường trong nước.

FLCH2023001 được phát hành ngày 1/12/2020 với thời hạn 3 năm, tổng giá trị 400 tỷ đồng, mỗi trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/TP. Lô trái phiếu được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), bản thân OCB cũng đứng ra bảo lãnh thanh toán cho lô trái phiếu này.

FLCH2124002 có tổng giá trị 430 tỷ đồng, được phát hành ngày 4/10/2021 với thời hạn 3 năm. Số tiền thu về được sử dụng để đầu tư phát triển Dự án Khu đô thị tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Toàn bộ lô trái phiếu được mua trọn bởi 1 tổ chức tín dụng dưới sự thu xếp của Chứng khoán VIS và OCB, OCB tiếp tục bảo lãnh thanh toán cho đợt phát hành trên.

Đọc tiếp

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.
Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.